Chiều cao trung bình của người Việt Nam hiện nay là bao nhiêu luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi thông qua bảng chiều cao này, mỗi người có thể xác định được mức chiều cao của mình đang ở khoảng nào, thấp hay cao? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chiều cao trung bình, những yếu tố ảnh hưởng chiều cao cũng như một số thông tin hữu ích khác.
Chiều cao trung bình của người Việt Nam là bao nhiêu?
Theo kết quả điều tra, tính đến năm 2021, chiều cao trung bình của người Việt là 168.1 cm đối với nam và 156.2 cm đối với nữ.
So sánh chiều cao của người Việt ở hiện tại với khoảng thời gian trước đây, sự thay đổi này là rất tích cực. Nếu so với chiều cao trung bình của người Việt trong 10 năm về trước: Nam giới là 164.4 và nữ giới là 153.6 cm thì hiện tại, nam giới Việt đã tăng 3.7cm và nữ đã tăng thêm 2.6cm.
Cũng theo báo cáo từ Con số Dinh dưỡng đầy đủ của Bộ Y tế, chiều cao lý tưởng của nam giới Việt Nam từ 19 – 64 tuổi là 168 cm với cân nặng khoảng 60 – 62 kg. Trong khi đó, chiều cao lý tưởng của phụ nữ Việt Nam từ 19 – 64 tuổi là 159 cm với cân nặng khoảng 54 – 55 kg.
Chiều cao theo độ tuổi Việt Nam sẽ còn được cải thiện dần nếu chú trọng hơn nữa vào dinh dưỡng cũng như luyện tập.
Chiều cao trung bình của người Việt Nam so với thế giới
Ở thời điểm hiện tại, chiều cao trung bình của người Việt Nam đã được xếp vào top 4 quốc gia có chiều cao lý tưởng khu vực Đông Nam Á. Chỉ đứng sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Trong danh sách các quốc gia/khu vực theo chiều cao trung bình độ ở độ tuổi 19, chiều cao Việt Nam đã vượt hơn 45 nước khác. Mặc dù chưa thật sự nổi bật nhưng những thay đổi ở hiện tại và thời gian tiếp theo của người Việt hứa hẹn sẽ đạt top đầu trong thời gian tới.
Các mốc phát triển chiều cao của trẻ
Các mốc phát triển chiều cao của bé là căn cứ để xác định chiều cao trung bình của người Việt Nam.
Sự tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ diễn ra liên tục từ giai đoạn bào thai cho đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, không phải giai đoạn nào chiều cao của trẻ cũng tăng. Có lúc tăng nhanh, có lúc chậm lại.
Giai đoạn phát triển bào thai
Cột mốc đầu tiên trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ mà ít khi cha mẹ chú ý tới đó chính là giai đoạn ngay từ trong bào thai. Lúc này sự phát triển của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ.
Vì vậy, khi mang thai người mẹ cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt nhất để trẻ phát triển chiều cao thuận lợi.
Giai đoạn phát triển từ 0-2 tuổi
Nếu giai đoạn này trẻ được nuôi dưỡng tốt có thể sẽ tăng chiều cao từ 25cm trong 12 tháng đầu và 10cm/năm trong năm tiếp theo. Do đó, trong 2 năm đầu đời, bé có thể tăng chiều cao tới 35cm.
Chiều cao của trẻ giai đoạn này sẽ bằng 1⁄2 chiều cao lúc trưởng thành. Do vậy, để đạt được chiều cao lý tưởng cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ đúng cách.
Giai đoạn dậy thì
Giai đoạn dậy thì chính là giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ và đây cũng chính là cơ hội cuối để thúc đẩy tăng trưởng cho trẻ. Tuổi dậy thì sẽ có sự khác biệt giữa bé nam và bé nữ. Đối với bé nữ là từ 10 – 16 tuổi, nam là từ 12 – 18 tuổi.
Trong giai đoạn này bé gái có thể tăng chiều cao lên khoảng 8cm/năm và bé trai là 10cm/năm. Đây được coi là giai đoạn cuối cùng để trẻ phát triển chiều cao.
Con gái bao nhiêu tuổi hết tăng chiều cao? Thực tế cho thấy, đến năm 20 tuổi hầu hết chiều cao sẽ ngừng phát triển ở cả nam và nữ. Khi đó, chiều cao trung bình của người Việt Nam nói chung sẽ ở mức ổn định.
Độ tuổi ngừng tăng chiều cao ở cả nam và nữ?
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, chiều cao trung bình của người Việt Nam về giới nữ là 153.4cm, ở nam là 163.6cm. Có thể thấy chiều cao của hai giới có sự khác nhau. Và độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ cũng có những điểm khác biệt.
Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao của nam
Giai đoạn dậy thì là giai đoạn phát triển chiều cao mạnh mẽ ở nam giới. Như vậy, độ tuổi phát triển chiều cao của nam đỉnh điểm nhất sẽ rơi vào khoảng 12 – 18 tuổi.
Đặc biệt trong giai đoạn này, nếu được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, chiều cao của nam giới có thể tăng thêm 10cm/năm (với tuổi 12), tối đa 15cm/năm (với tuổi 14). Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở nam sẽ chậm lại sau tuổi 18.
Độ tuổi phát triển chiều cao của nữ
Cũng như nam giới, chiều cao của nữ sẽ có sự thay đổi rõ rệt nhất trong giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nữ có sự khác biệt so với nam.
Thời gian phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất ở nữ giới là khoảng từ 10 – 16 tuổi. Sau khoảng thời gian này, chiều cao vẫn có thể tăng thêm nhưng chậm hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy quá trình tăng chiều cao chính thức ngừng lại ở tuổi 20.
Làm sao để nhận biết mình còn phát triển chiều cao?
Chiều cao trung bình của người Việt Nam giúp mỗi người biết được chỉ số chiều cao của mình đàn cao hơn hay thấp hơn mức trung bình. Để nhận biết chiều cao còn phát triển hay không thì bạn có thể dựa trên một số phương pháp sau đây:
Dựa vào độ tuổi
Chiều cao sẽ liên tục phát triển từ khi sinh ra đến khi bạn kết thúc dậy thì.
Thông thường, độ tuổi dậy thì của nữ bắt đầu vào khoảng 10 – 11 tuổi và kết thúc khi 15 – 16 tuổi. Trong khi đó, nam giới dậy thì muộn hơn, bắt đầu khoảng 11 – 12 tuổi và kết thúc khoảng 17 – 18 tuổi.
Từ 20 tuổi trở đi, chiều cao gần như ngừng tăng hẳn. Một số trường hợp có thể tăng thêm đến 22 tuổi. Tuy nhiên sẽ thường xảy ra ở những bạn dậy thì muộn.
Dựa vào xác nhận y tế
Một cách khác giúp xác nhận khả năng phát triển chiều cao chính là chụp X-Quang. Đây là hình thức chụp tuổi xương và kiểm tra tình hình hoạt động của xương.
Dựa vào phim chụp X-Quang, nếu phần sụn tăng trưởng còn mở/hoạt động, bạn vẫn có thể tăng chiều cao. Ngược lại nếu phần sụn này đã đóng/ngừng hoạt động. Đồng nghĩa với việc cốt hóa xương, kết thúc quá trình phát triển chiều cao.
Cách cải thiện chiều cao hiệu quả
Nếu bạn vẫn còn trong giai đoạn phát triển chiều cao, hãy nhanh chóng áp dụng các phương pháp cải thiện dưới đây để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Từ đó làm tăng mức chiều cao trung bình của người Việt Nam.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học
Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể được bổ sung các nhóm chất quan trọng tham gia vào quá trình nuôi dưỡng xương.
Để đáp ứng điều kiện dinh dưỡng giúp cao lớn vượt trội, hãy thêm vào thực đơn các dưỡng chất như canxi, collagen type 2, vitamin D, vitamin K, khoáng chất (phốt pho, magie, kali, sắt, kẽm…).
Chăm chỉ tập luyện
Tập thể dục, thể thao hằng ngày không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn kích thích xương phát triển.
Thông qua các bài tập vận động, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng hơn. Đồng thời, các xương liên tục được kéo giãn, săn chắc cơ bắp, duy trì sức khỏe xương khớp.
Ngủ đủ giấc
Phần lớn xương phát triển khi bạn nằm xuống và không phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, đặc biệt là giấc ngủ dài buổi tối. Khi bạn đạt trạng thái sâu giấc, tuyến yên cũng tiết ra lượng hormone tăng trưởng nhiều nhất trong ngày.
Do đó, để tăng chiều cao thuận lợi, hãy ngủ đủ 8 – 10 tiếng/ngày, ngủ trước 22h và hạn chế các yếu tố gây rối loạn giấc ngủ. Ngủ đủ giấc, đúng giờ để tạo điều kiện cho xương phát triển toàn diện
Dành thời gian tắm nắng mỗi ngày
Canxi là thành phần chính trong cấu trúc xương. Nên cần được bổ sung đầy đủ nếu muốn phát triển chiều cao. Tuy nhiên, việc bổ sung canxi sẽ không đạt hiệu quả nếu cơ thể thiếu vitamin D.
Ngoài cách bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm trong ăn uống, bạn có thể áp dụng phương pháp tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào buổi sáng.
Sử dụng thuốc tăng chiều cao
Hiện nay, việc sử dụng các loại thuốc tăng chiều cao đang trở thành xu hướng chăm sóc dinh dưỡng ở nhiều gia đình. Với các sản phẩm này, bạn được bổ sung một lượng dưỡng chất quan trọng tham gia vào quá trình phát triển chiều cao, bù đắp hàm lượng còn thiếu trong bữa ăn hằng ngày.
Giải đáp một số thắc mắc thường gặp
Chiều cao có bị lùn đi không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều người. Mỗi chúng ta đặc biệt là trong giai đoạn sau trưởng thành, chiều cao không chỉ không tăng thêm mà còn bị lùn đi. Tại sao lại có hiện tượng này:
- Bởi vì xương không còn như khi trẻ và dần các dấu hiệu về già sẽ làm cho mật độ xương thay đổi dẫn đến chiều cao của bị giảm sút.
- Xương bị loãng khi về già, mật độ xương giảm dần khiến cho chiều cao cũng bị tác động thay đổi.
- Các bệnh về xương như thoát vị đĩa đệm làm cho cấu trúc xương cũng bị ảnh hưởng. Có thể làm mất đi vài cm khi về già.
- Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể cũng kém đi so với thời trẻ. Vì vậy mà canxi ít được hấp thụ hơn dẫn tới xương không được bổ sung chất dinh dưỡng. Đó là nguyên nhân khiến chiều cao bị lùn đi..
Sau 20 tuổi còn cao lên được không?
Đây là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Thực tế, chiều cao trung bình của người Việt Nam được tính khi đã đạt độ tuổi trưởng thành.
Sau 20 tuổi còn cao lên được không là không thể khẳng định. Bởi vì chiều cao của mỗi người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như gen di truyền, cơ địa, chế độ ăn uống, tập luyện, chất lượng giấc ngủ,…
Theo các nhà khoa học, khi bạn qua tuổi 20, nếu cơ thể vẫn sản sinh được hormone tăng trưởng chiều cao thì chiều cao của bạn hoàn toàn có thể cải thiện được.
Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?
Làm cách nào để xương và cơ phát triển cân đối, hãy áp dụng những biện pháp hiệu quả sau đây:
- Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có loại vitamin này cơ thể mới chuyển hoá được canxi để tạo xương.
- Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
- Khi mang vác vật nặng, không nên vượt quá sức chịu đựng. Không mang vác về một bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên. Nếu có thể thì phân chia làm 2 nửa để 2 tay cùng xách cho cân.
- Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn. Không cúi lưng, không nghiêng vẹo.
Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến chiều cao trung bình của người Việt Nam. Cũng như giải đáp xoay quanh vấn đề chiều cao. Thực tế, chiều cao phát triển vượt bậc nhất trong độ tuổi dậy thì. Chình vì vậy, hãy chú trọng bổ sung dinh dưỡng cũng như luyện tập trong giai đoạn này.
Xem thêm sản phẩm Thạch tăng chiều cao GP Kids Jelly – Giúp trẻ ăn ngon miệng, bổ sung canxi, omega 3 các vi khuẩn có lợi
Nguồn
- https://www.webmd.com/children/news/20081106/growth-hormone-therapy-ups-kids-height
- https://www.webmd.com/a-to-z-guides/ss/slideshow-height-affects-health
- https://www.webmd.com/baby/what-to-know-about-measuring-fundal-height
- https://www.webmd.com/children/news/20100929/new-clues-on-genes-that-affect-height
- https://www.webmd.com/children/news/20081106/growth-hormone-therapy-ups-kids-height
- https://www.msdmanuals.com/professional/pediatrics/growth-and-development/physical-growth-and-sexual-maturation-of-adolescents
- https://en.wikipedia.org/wiki/Human_height
- https://en.wikipedia.org/wiki/Average_human_height_by_country
Xem thêm:
- Các mốc phát triển chiều cao của trẻ – Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao – Các yếu tố làm ảnh hưởng đến chiều cao
- Con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao
- Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì và làm như thế nào?
- Độ tuổi phát triển chiều cao của nam theo tiêu chuẩn WHO
- Làm sao để biết mình còn phát triển chiều cao – Nhận biết dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao chính xác
- Chiều cao có bị lùn đi không? Và các biện pháp cải thiện chiều cao có còn có tác dụng?