Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Thực hư về các thuốc giảm béo 

Thực hư về các thuốc giảm béo 

Thực hư về các thuốc giảm béo - chothuoctay

Không đề cập đến chuyện “mập mạp”, nhưng béo phì thể hiện tình trạng sức khỏe của bạn qua công thức sau:

BMI = cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m), thí dụ, với người cân nặng 55kg, cao 1,6m thì BMI = 55/(1,6) = 21,48.

Thế trọng hợp lý của nữ: BMI = 18-22, nam: BMI = 20-25. Nếu BMI của nữ trên 27,5, nam trên 30 xem như bị béo phì.

“Béo phì” là tình trạng mà người hiểu rõ về sức khỏe chẳng có ai tán dương

Định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới hoàn toàn không đề cập đến “mập mạp” mà với nội dung như sau: “Sức khỏe không chỉ là tình trạng không bệnh tật mà là trạng thái hoàn toàn sảng khái về thể chất, tâm thần và xã hội”. Trong chừng mực nào đó, “mập mạp” có khi là có hại vì nếu đo đạc kỹ lưỡng thì đó là “béo phì”, đó là tình trạng mà người hiểu rõ về sức khỏe chẳng có ai tán dương, trái lại tích cực phòng chống. Béo phì đang là vấn đề lớn về sức khỏe ở các nước đã phát triển. Nước ta đang trong giai đoạn bắt đầu công nghiệp hóa và chớm có thói quen về sinh hoạt, ăn uống của các nước công nghiệp, vì thế việc phòng chống béo phì chắc chắn phải được đặt ra. Béo phì không chỉ liên quan về sự thẩm mỹ của vóc dáng cơ thể mà còn thường kết hợp với các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, và với xu hướng bị hư khớp đỡ (đầu gối, háng, cột sống…). Béo phì được định nghĩa là sự tồn tích mô mỡ quá mức, dẫn đến sự gia tăng trên 25% thể trọng hợp lý tính theo chiều cao và giới tính. Để biết có bị béo phì hay không, tức cân nặng có vượt quá thể trọng hợp lý, cần phải đo chỉ số thân khối BMI (viết tắt của Boby Mass Index).

Đọc thêm bài viết:  Chỉ số BMI và những thông tin cần thiết

BMI = cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m), thí dụ, với người cân nặng 55kg, cao 1,6m thì BMI = 55/(1,6) = 21,48.

Thế trọng hợp lý của nữ: BMI = 18-22, nam: BMI = 20-25. Nếu BMI của nữ trên 27,5, nam trên 30 xem như bị béo phì.

Nhưng đối với người lo xa, nói chung BMI trên 25 là đã nghĩ đến việc giảm cân chống béo phì.

Các nguyên nhân dẫn đến béo phì

Nguyên nhân dẫn đến béo phì Về nguyên nhân dẫn đến béo phì có thể kể: .

  • Ăn uống quá nhiều chất sinh năng lượng như chất đường (đặc biệt loại đường tiêu thụ nhanh), chất béo nhưng thiếu sự vận đóng thích hợp để tiêu bớt năng lượng đó đi, năng lượng thừa được tích trữ thành dạng mỡ gây mập.
  • Rối loạn biến dưỡng, rối loạn hoạt động của một số hệ en zyme trong cơ thể (như enzyme adipose tissue lipoprotein lipase).
  • Rối loạn hoạt động tuyển nội tiết như tuyến giáp (bị nhược giáp), tuyến não thùy, tuyến sinh dục, tuyến thượng thận v.v… Nhiều khi phải đi khám bệnh để được chẩn đoán xác định các rối loạn vừa kể hầu có hướng điều trị đúng đắn. Nhưng thông thường là do nguyên nhân đầu tiên tức do có sự mất cân bằng giữa ăn uống và vận động, và phương cách giảm cân chống béo phì chủ yếu là:

Điều chỉnh chế độ ăn uống:

  • Giảm chất béo, đường, bột, thêm rau quả (mỗi ngày ăn giảm 500 Kcal để khẩu phần có khoảng 1.200 Kcal/ngày có thể giảm 0,5kg thể trọng trong một tuần),

cộng với:

– Hoạt động thể lực thích hợp: năng tập thể dục, chơi thể thao với cường độ và thời lượng tập thích đáng (tập thể dục ít nhất 60 phút mỗi ngày, nên đến trung tâm dạy thể dục thẩm mỹ để hướng dẫn tập đúng). Thuốc điều trị béo phì Về thuốc làm giảm thể trọng hay giảm béo đã được dùng có thể chia làm 3 loại và đều có tác dụng phụ:

  • Làm no đầy ống tiêu hóa với chất độn: Chứa các chất như gồm sterculia, methylcellulose… Khi uống vào không hấp thụ chỉ hút nước trương nở làm đầy bụng, làm giảm cảm giác đổi Tác dụng phụ: chướng bụng, đầy hơi. Trước khi ăn, ta ăn trái thanh long hoặc uống hột é (không thêm hoặc thêm rất ít đường) thật no thì không khác gì dùng thuốc loại này.
  • Gia tăng biến dưỡng: Thuốc Liposin F chứa nội tiết tố tuyến giáp thyroxin nhằm gia tăng biến dưỡng ở tế bào. Thuốc công hiệu khi bị béo phì do thiếu thyroxin và dùng thận trọng vì có thể ức chế tuyến giáp và hại tim. Có khi thuốc lợi tiểu được dùng khi có sự tồn tích nước quá đáng trong cơ thể, phải dùng thận trọng vì có thể gây mất cân bằng nước và chất điện giải trầm trọng: ở ta, cần lưu ý có một số thuốc Đông y gọi là giảm mập nhập lậu từ Trung Quốc trong thành phần có chứa dược liệu có tác dụng lợi tiểu và nhuận tràng, người dùng không biết có thể dùng quá độ sẽ bị tại biển.
  • Gây chán ăn: Là thuốc chứa các dẫn chất Amphetamin như Benzedrin, Phenamin, Minapront, Isoméride, Amorex… Đây là loại thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương (ở vùng dưới đồi) gây kích thích (làm cho khó ngủ) và ức chế cảm giác đói. Thuốc thuộc loại nguy hiểm vì gây nghiện và gây tâm trạng chán chường khi thôi dùng thuốc (có xu hướng tự tử). Thuốc cần được bác sĩ chỉ định dùng trong thời gian ngắn (thông thường không quá 4 tuần) đối với người bị bệnh béo phì thuộc loại trung bình hoặc nặng, việc dùng thuốc được theo dõi kỹ tại bệnh viện. Năm 1995, ở Pháp Isoméride và Pondéral bị cấm vì gây tăng huyết áp ở phối và làm tổn thương van tim.

Năm 1997, ở ta. Cuc Quản lý Dược thông báo (số 28/QLD-QĐ) rút số đăng ký biệt được gây chán ăn Adifax (Fenfluramine) và Ponderal (Dexfenfuramine) do chính nhà sản xuất báo cáo thuốc gây một số tại biến về tim mạch. Vào năm 1999, Công đồng châu Âu lại cần thêm một số thuốc gây chán ăn như Anonex, Profamone Moderatan. Fempoporex, Dinitel… do gây nhiều tác dụng phụ. Trong khi nhóm thuốc gây chán ăn kể trên thu hẹp dẫn và có nguy cơ bị loại bỏ thì cách đây không lâu lóe sáng lên một thuộc chống béo phì theo cơ chế khác, đó là Orlistat Oristat được xem là thuốc khởi đầu cho nhóm thuốc ức chế enzyme Lipase ở ruột”. Khi ta ăn thức ăn, chất béo (còn gọi là mriglycerid) chỉ được hấp thu vào cơ thể ta nhờ lipase có ở ruột. Lipase phân giải triglycerid thành hai phần: monoglycerid và acid béo. Chỉ monoglycerid và acid béo mới thấp thu được qua niềm mạc ruột để rồi sẽ phối hợp trở lại thành lipoprotein để đi vào màu và đến tế bào nuôi dưỡng tế bào. Tác dụng của Orlistat là gần với lipase làm cho lipase mất hoạt tính, do đó gián tiếp làm chất béo không hấp thu qua niêm mạc ruột được. Đặc biệt, Orlistat không ngăn cản hoàn toàn sự hấp thu chất béo (nếu hoàn toàn thì bao nhiêu mỡ ăn vào sẽ theo phân ra ngoài hết và như thế là mắc chứng đi tiêu phân mỡ) mà chỉ một phần. Một số công trình nghiên cứu cho thấy Orlistat chỉ làm giảm 30% sự hấp thu mỡ, tức là nếu dùng Orlistat thì toàn bộ chất béo dùng hàng ngày sẽ mất đi 30% năng lượng đáng lẽ ra nó phải cung cấp. Chính vì vậy dùng thuốc sẽ an toàn. Orlistat chỉ gắn với lipase tại ruột và không được hấp thu nên không tác động đến hệ thần kinh trung ương gây nghiện kiểu của thuốc gây chán ăn. Bên cạnh Orlistat, người ta còn nghiên cứu các thuốc giảm thể trọng bằng cách tác động đến sự dẫn truyền thần kinh. Như Sibutramine làm giảm cảm giác đói theo cơ chế ức chế sự tái hấp thu các chất sinh học Serotonin và noradranalin tại khớp nối dây thần kinh. Hay thuốc tác động đến Amylin, Leptin làm cản trở sự dẫn truyền thần kinh từ ống tiêu hóa, tuyến tụy và mô mỡ về vùng dưới đồi (hypothalamus) để không còn sự kích thích gây cảm giác đói. thu Rõ ràng là con người sẽ còn nỗ lực hơn rất nhiều trong việc phòng chống các bệnh tật, trong đó có việc chống béo phì khi bước vào thế kỷ 21.

Đọc thêm bài viết:  Hàm lượng dinh dưỡng trong táo

Ở ta, phải đặc biệt cảnh giác với thuốc giảm béo gọi là thuốc Đông y bán trôi nổi. Xen kẽ với những thuốc có chứa dược liệu gây lợi tiểu (đi tiểu nhiều), gây nhuận tẩy (làm cho tiêu chảy) nhằm giảm béo theo cơ chế chỉ làm tổn hại sức khỏe (bị tiêu chảy cả mấy ngày lại không ăn uống được gì chắc chắn sẽ sụt cân nhưng sức khỏe thì không toàn vẹn) còn có những thuốc không rõ nguồn gốc có thể gây độc chết người. Ở Mỹ đã có báo cáo về những vụ chết người do sử dụng thuốc Đông y giảm béo chứa ma hoàng là loại dược thảo có thể gây biến cố tim mạch

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối