Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Cách để duy trì mức đường huyết ổn định

Cách để duy trì mức đường huyết ổn định

Cách để duy trì mức đường huyết ổn định - chothuoctay

Sau lần thứ nhất hạ đường huyết, có nguy cơ tái phát hạ đường huyết không?

  • Hạ đường huyết thường xuyên có thể dẫn đến hạ đường huyết có tính chất vô ý thức. Tình huống này xuất hiện khi đường huyết quá thấp mà cơ thể không thể bù được. Thông thường sẽ có một số triệu chứng (như phát run, toát mồ hôi, tinh thần căng thẳng). Điều này có tính chất vô thức là một vấn đề nghiêm trọng làm rối loạn phác đồ điều trị. Mà nhóm điều trị tiểu đường muốn đạt tới.
  • Những nghiên cứu gần đây phát hiện thấy, nếu trong vòng 24 giờ mà có hai lần hạ thì lần thứ hai rất khó (thậm chí không thể) nhận biết. Bởi vì, phản ứng của cơ thể đối với kích tố lần thứ nhất đã yếu đi khi xuất hiện lần thứ hai. Để đề phòng hạ có tính chất vô thức, phải tránh không để xảy ra hạ đường huyết liên tục. Trong khoảng vài ngày hoặc một tuần, như vậy cơ thể mới giữ được độ nhạy với sự phát sinh

Có thể ăn chút gì trước khi lái xe không?

  • Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu muốn thử xác định mức đường huyết thích hợp với những người lái xe hoặc những người điều khiển máy móc hạng nặng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có đáp án rõ ràng. Có một công trình nghiên cứu hy vọng giải quyết vấn đề này: Họ đã tiêm insulin và đường glucoza với mức độ khác nhau cho 37 lái xe cao cấp bị tiểu đường tuýp 1, những người điều khiển máy móc này không biết gì về mức đường huyết của mình trước khi thí nghiệm, thông qua 4 mức là 110mg/dl (bình thường), 65 mg/dl, 56mg/dl và <50mg/dl để nghiên cứu năng lực điều khiển máy móc. Điều kì lạ là, những người này cho đến khi thấp hơn 50mg/dl mới nhận biết được hạ đường huyết. Nhưng tất cả những người điều khiển máy móc (lái xe) có biểu hiện kém hơn những người có mức đường huyết bình thường. Cho nên khả năng điều khiển máy móc của người bị bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng trước khi nhận biết được hạ đường huyết. Vì thế, trước khi lái xe, bạn phải đo đường huyết. Nếu thấp dưới 80mg/dl thì phải ăn một suất ăn nhanh để để phòng khả năng lái xe bị ảnh hưởng xấu.
Đọc thêm bài viết:  Giá trị dinh dưỡng của dầu ô liu - Extra Virgin Olive Oil

Trúng độc axit ceton, có cần mời chuyên gia bệnh tiểu đường điều trị không?

  • Chuyên gia bệnh tiểu đường hay bác sĩ nội khoa nhưng tranh luận vẫn chưa có kết quả. Sự thực, biện pháp giải quyết tốt nhất thông thường là hai bên kết hợp với nhau. Gần đây có một công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả điều trị trúng độc axit ceton. Đã so sánh tình hình điều trị của bác sĩ nội khoa bình thường và bác sĩ chuyên khoa nội tiết (bao gồm bệnh tiểu đường) như sau:
  • – Thời gian nằm viện của người bị trúng độc được chuyên gia chuyên khoa nội tiết là tương đối ngắn (3,3 ngày/4,9 ngày),
    – Chi phí điều trị tương đối thấp (400/1000 USD) tỉ lệ tái khám thấp (2%/6%).
  • Vì vậy, tỉ lệ tử vong và tỉ lệ phát sinh biến chứng của hai nhóm không khác gì nhau. Nhưng số liệu đã chứng tỏ, về phương diện thời gian và chi phí cho việc điều trị trúng độc axit ceton của người bị bệnh tiểu đường nhóm điều trị bởi chuyên gia nội tiết có ưu thế hơn. Thế nhưng, nói như vậy không có nghĩa là chuyên gia nội tiết chẩn trị rồi thì không cần đến sự điều trị của bác sĩ nội khoa nữa. Cần phải kết hợp cả hai thì mới đạt hiệu quả tốt nhất.

Làm thế nào để giảm đau khi chích lấy máu ở ngón tay?

  • Có nhiều cách giảm đau đớn khi lấy máu thử:
  • + Không cần phải dùng cồn xát lên ngón tay, vì như vậy sẽ tăng thêm rất xót.
  • + Đầu ngón tay là chỗ nhạy cảm nhất. Mặt bên đầu ngón tay ít nhạy cảm hơn, là chỗ châm kim tương đối tốt.
  • + Để lấy đủ mẫu máu, phải đâm kim vào ngón tay đạt đến độ sâu nhất định. Như vậy, sau khi đâm kim vào không cần phải nặn ngón tay nữa khiến cảm thấy khó chịu.
  • + Trước khi đâm kim, phải dồn máu cho đủ vào ngón tay. Dùng ngón cái của bàn tay được lấy máu vuốt từ chân ngón lên đốt cuối ngón giữa. Như vậy có thể làm cho máu đủ hơn; cũng có thể về ngón tay. Nếu đầu ngón đỏ hồng lên, chứng tỏ máu dồn tương đối nhiều.
  • Ngoài ngón tay, còn có thể lấy máu thử ở những chỗ khác.
Đọc thêm bài viết:  Hàm lượng dinh dưỡng trong táo

Thời gian để khôi phục mức đường huyết bình thường sau khi bị hạ?

  • Đường huyết thấp có thể ảnh hưởng đến năng lực suy nghĩ. Vì não bị thiếu đường huyết thì không thể làm việc. Những nghiên cứu chứng tỏ, nếu đang điều trị tích cực bệnh tiểu đường, hạ đường huyết sẽ không làm tổn thương não có tính chất lâu dài. Mặc dù vẫn chưa biết hạ đường huyết thường xuyên có gây ra tính dị thường hay không. Nhưng chúng ta cũng phát hiện được, người hạ thường xuyên dễ có sự biến đổi cực đoan tính tình như trở nên trầm uất. Cần phải biết rằng, hạ đường huyết kéo dài hoặc nghiêm trọng mà không điều trị sẽ dẫn đến tổn thương lâu dài đại não hoặc hôn mê.

Tại sao bị hạ đường huyết vào nửa đêm, mà không tỉnh giấc

  • Hạ đường huyết khi đang ngủ là một vấn đề nghiêm trong. Sự thực là, rất nhiều người bị bệnh tiểu đường vì sợ hãi hạ trong đêm mà ảnh hưởng đến điều trị. Nỗi sợ hãi của họ có thể hiểu được. Những nhà nghiên cứu phát hiện được rằng, giấc ngủ có thể làm nhiễu phản ứng bình thường của cơ thể đối với hạ đường huyết. Bình thường, khi xảy ra hạ đường huyết cơ thể sẽ giải phóng ra chất kích thích. Trong đó, kích tố tuyến thượng thận là quan trọng nhất. Khi ngủ, phản ứng của kích tố tuyến thượng thận đối với hạ đường huyết yếu hơn rất nhiều so với lúc tỉnh, đó có thể là lý do vì sao hạ quá thấp lúc nửa đêm lại không làm tỉnh giấc. Nếu bạn lo sợ bị hạ lúc nửa đêm thì bạn phải để đồng hồ báo thức lúc 3 giờ đêm để kiểm tra. Nếu thấp hơn 65mg/dl thì phải giảm liều lượng insulin trong đêm hoặc ăn thêm trước khi ngủ để đề phòng xảy ra, cũng có thể thay đổi chủng loại insulin để ngăn ngừa hạ trong đêm.

Tôi phải giúp người bị hạ đường huyết như thế nào?

  • Cần phải sẵn sàng giúp đỡ người bị hạ đường huyết. Người bị hạ đường huyết rất dễ nổi nóng. Người bị hạ đường huyết không muốn nói chuyện. Nếu cứ nói chuyện với họ có thể sẽ làm cho họ phát khùng. Không nên nói chuyện với họ, cho họ ăn uống chút gì (như một ly nước quả chẳng hạn) và luôn ở bên cạnh họ. Nếu họ không uống, có thể hỏi họ phải chăng trong người khó chịu. Nếu họ phản ứng bình thường thì nói cho họ biết họ bị hạ đường huyết và kiểm tra. Nếu họ phản ứng rất không bình thường (như trừng mắt, tức giận…) thì có thể đó là tín hiệu họ cần giúp đỡ. Nếu họ rất bực bội, có thể dùng glucocagon. Glucocagon là một loại thuốc tiêm kích tố làm tăng nhanh đường huyết. Người nào dùng insulin đều phải có glucocagon để đề phòng bất trắc.
Đọc thêm bài viết:  Điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc

Tại sao đường huyết bình thường mà vẫn cảm thấy run, đổ mồ hôi, tim đập nhanh?

  • Đường huyết bình thường mà vẫn thấy run, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, có thể là do tâm lý hoảng sợ gây nên. Tâm lý hoảng sợ đem đến các triệu chứng trên phần nhiều lại do đường huyết thấp gây ra. Thông thường khi xảy ra những sự việc làm bạn sợ hãi sẽ làm cho kích tố tuyến thượng thận trong cơ thể bạn tiết ra nhiều hơn. Tiếp đến sẽ xuất hiện những triệu chứng càng làm bạn hoảng sợ, cảm thấy không thể nào khống chế được. Vòng luẩn quẩn này từ phản ứng thấp đến nỗi hoảng sợ là một thí dụ điển hình. Ngoài ra, nếu đường huyết của bạn bình thường đã rất cao. Sau khi nhanh chóng hạ xuống mức bình thường, cũng sẽ làm xuất hiện tình trạng đó.

Nếu cảm thấy có tâm lý hoảng sợ thì bạn có thể tìm người tư vấn để được giúp đỡ. Nếu là bệnh tiểu đường dẫn đến sự hoảng sợ thì bác sĩ bệnh tiểu đường có thể giúp bạn khống chế nó. Ngoài ra, một số dược phẩm cũng có thể làm giảm cường độ và số lần phát tác

Mời bạn đọc xem thêm những bài viết khác về chủ đề bệnh tiểu đường:

Gọi nhanh Dược sĩ: 1900-0009
Hoặc nhấn vào đây để chat: Chat Zalo Chat Messenger

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối