Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Mục Lục

Bài viết mới nhất

BÀI VIẾT

Điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc

Điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc

Điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc - chothuoctay

Ngoài việc duy trì cholesterol luôn ở mức thấp ra, còn cần phải làm gì để phòng ngừa bệnh tim?

Bệnh tim là sát thủ số một của người bị bệnh tiểu đường. Có nhiều biệp pháp để phòng ngừa bệnh tim, như: cai thuốc lá, khống chế huyết áp (dưới 130/80 mmHg). Duy trì mức lipoprotein thấp dưới 100mg, vận động, ăn uống lành mạnh v.v… Ngoài ra, còn có một số biện pháp khác như sử dụng chất ức chế chuyển hóa men căng mạch máu (gọi là chất ức chế ACE).

Người bị bệnh tiểu đường có dùng chất ức chế ACE thì nguy cơ bị bệnh tim hoặc chết vì bệnh tim mạch giảm được 25%-30%. Dù cho những người này có bệnh sử tim hoặc cao huyết áp, chất ức chế ACE cũng có tác dụng như vậy. Từ khi chất ức chế ACE được dùng để làm chậm tiến trình bệnh thận của người bị bệnh tiểu đường. Các bác sĩ nội khoa đã dùng nó để giảm nguy cơ phát sinh bệnh tim.

Mỗi ngày dùng một liều nhỏ aspirin cũng có thể giảm tỉ lệ phát sinh bệnh tim. Để tránh kích thích dạ dày, có thể dùng viên aspirin tan ở ruột

Có nên giới hạn liều lượng sử dụng insulin để chữa trị bệnh tiểu đường không?

Liều lượng insulin mà phần lớn người bệnh dùng để khống chế bệnh tiểu đường là 0,5-1 đơn vị cho mỗi kilogam trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Có nghĩa là một người bệnh nặng 70kg sẽ dùng lượng insulin mỗi ngày là 35-70 đơn vị. Liều lượng cần thiết vượt quá chuẩn này thường đã là dấu hiệu của kháng nsulin. Một số người bệnh có kháng insulin đã phải dùng vài trăm đơn vị insulin/ngày để khống chế đường huyết. Một số chuyên gia y học cho rằng, người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc người có kháng insulin. Thì phải dùng thuốc tăng nhạy cảm với insulin để điều trị chứ không phải là insulin. Insulin ở mức cao sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Nhưng vẫn chưa có chứng cứ đủ thuyết phục chứng minh cho quan điểm này.

Tác dụng phụ chủ yếu của việc dùng insulin liều cao là trọng lượng cơ thể sẽ tăng 5%-15%. Điều quan trọng nhất là, hãy nhớ rằng nguy hiểm của cao đường huyết lớn hơn nhiều so với tăng liều lượng thuốc. Vì vậy, cần phải nghĩ cách hạ mức đường huyết.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc - insulin

Tôi có thể uống insulin mà không dùng cách tiêm chích không?

Nhiều người chọn dùng bộ dụng cụ để tiêm insulin vào cơ thể. Vì bộ đồ tiêm insulin nhẹ nhàng an toàn chỉ cần nén không khí là có thể tiêm insulin. Bạn chỉ cần đánh dấu liều dùng, nhấn nút, thế là insulin được tiêm xuống dưới da. Người ta nhận thấy rằng, ống tiêm bình thường thì dụng cụ tiêm insulin không đau đớn gì. Đối với trẻ con và người lớn sợ tiêm chích cũng là sự lựa chọn rất tốt. Có nghiên cứu còn chứng tỏ, so với ống tiêm bình thường. Độ khuếch tán của bộ đồ tiêm insulin đồng đều hơn, giúp hấp thu nhanh chóng hơn.

Thế nào là kháng insulin?

Kháng insulin là một đặc trưng của bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhưng người chưa bị bệnh tiểu đường và người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng có kháng insulin.

Kháng insulin chủ yếu là ức chế sự hoạt động bình thường của gan, tế bào cơ và tế bào mỡ. Trong điều kiện bình thường, insulin sẽ phát tín hiệu gan tích trữ đường glucose dư thừa dưới dạng đường nguyên dể khi không ăn, gan lại sản xuất ra đường glucose cấp năng lượng cho não.

Nếu bị kháng insulin thì cho dù bạn không đói cũng không có cách gì ngăn cung chặn gan tiếp tục sản sinh ra đường glucose. Trong cơ, insulin có thể làm cho tế bào cơ hấp thu đường glucose, cung cấp năng lượng cho cơ. Nếu bị kháng insulin, cơ không thể chuyển dịch đường glucose vào trong tế bào. Trong tế bào mỡ, insulin có thể tổng hợp và dự trữ glucose để sử dụng khi không ăn. Nếu bạn bị kháng insulin, quá trình này sẽ trở nên rất chậm.

Insulin tác dụng dài là gì?

Insulin - Bệnh tiểu đường - chothuoctay

Đó là loại insulin tác dụng chậm (dài) được gọi là insulin glargine. Loại insulin nhân tạo này rất giống với insulin do cơ thể tạo ra. Nhưng hấp thu dưới da vô cùng chậm, có nghĩa là mỗi ngày chỉ cần dùng một lần. Nó có thể ổn định một cách hữu hiệu mức insulin, có thể sử dụng riêng nó (cho người bị tiểu đường tuýp 2 đã ổn định) hoặc phối hợp sử dụng với insulin trung gian (vừa) trước bữa ăn (cho người bị bệnh tiểu đường tuýp 1). Một số công trình nghiên cứu lâm sàng về insulin glargine đã chứng minh rằng. Nó có thể làm mức insulin trong máu ổn định, hiệu quả vượt hẳn insulin zinc protamine trung tính và insulin chậm (dài).

Nếu bạn đang sử dụng phối hợp insulin tác dụng chậm (dài) và insulin vừa thì có thể dùng insulin glargine thay thế.

Làm thế nào để giảm lo lắng khi bị tiểu đường và sử dụng insulin

Nếu bạn được báo phải sử dụng insulin, rất có thể bạn sẽ có chút lo sợ. Có thể ban cho rằng, chỉ cán mình chưa sử dụng đến insulin, chứng tỏ bệnh tiểu đường chưa phải nặng lắm; hoặc có thể bạn cho rằng, phải sử dụng insulin là do việc điều trị tiểu đường của bạn đã thất bại; hoặc có thể là bạn sợ tiêm chích. Nhưng bạn cần phải sử dụng insulin, vi:
– Thuốc uống không còn hiệu nghiệm đối với cơ thể bạn nữa.
– Dùng thuốc tiêm, có nhiều loại insulin để lựa chọn hơn.
– Thuốc uống có những tác dụng phụ.
– Thuốc uống không an toàn. Ví dụ khi đang lọc máu dùng thuốc uống rất nguy hiểm.
Insulin là một trong những loại thuốc làm hạ đường huyết có tác dụng mạnh nhất. Hiện nay, cách sử dụng insulin rất linh hoạt kể cả không dùng bơm tiêm bình thường để tiêm. Hãy tham khảo nhóm bảo vệ sức khỏe người bệnh tiểu đường. Chuyện trò với những người bệnh đã sử dụng insulin để tìm cho mình cách đưa thuốc vào người dễ chịu, hữu hiệu nhất.

Thuốc tăng mẫn cảm với insulin là gì?

Thuốc tăng mẫn cảm đối với insulin là loại thuốc uống mới dùng cho người bị tiểu đường tuýp 2. Có thể dùng chung với những loại thuốc uống khác. Hiện nay trên thị trường có hai loại thuốc tăng nhạy cảm với insulin đã được FDA (Cục quản lý thực phẩm dược phẩm Mỹ) cho phép. Đó là Rosigliazol (Avandia) và Buclasedin (Actonse). Hai loại thuốc này không gây nguy hiểm cho gan của người hoặc động vật. Nhưng có thể dẫn đến tích giữ dịch thể trong cơ thể, vì thế cẩn uống thêm thuốc lợi tiểu. Thuốc Metformin cũng có thể tăng nhạy cảm đối với insulin. Nhưng nói chung không dùng với tư cách thuốc tăng nhạy cảm insulin, công năng chủ yếu của nó là giảm khả năng tạo đường ở gan.

Bị tiểu đường có nên dùng thuốc giảm béo?

Có loại thuốc mới tên là Orlistat bắt đầu dùng thử cho người bị tiểu đường tuýp 2. Cơ chế của loại thuốc này là ngăn cản cơ thể hấp thu mỡ trong thực phẩm ăn vào. Thí nghiệm trên 391 người nam siêu nặng bị bệnh tiểu sau một đường tuýp 2. Kết quả cho thấy, những người năm sử dụng Orlistat, trọng lượng cơ thể giảm bình quân 6%. Những người uống các loại khác giảm 4%. 3,6kg).

Cả hai Đối với một người nặng 90kg thì chênh lệch nhau chỉ gån 2kg (90 x 6% nhóm đều giảm đường huyết, nhưng nhóm có uống = 5,4kg; 90 x 4% = Orlistat thì chỉ giảm chút ít. Vì thuốc này cản trở bạn hấp thu mỡ, bạn có nguy cơ thiếu các loại vitamin tan trong mỡ, như vitamin A, E, K và D. Do đó bạn cần phải bổ sung vitamin. Tuy Orlistat có giúp giảm bớt trọng lượng cơ thể nhưng không thể thay cho ăn uống lành mạnh và vận động thích hợp. Bạn có thể thảo luận với nhóm điều trị, cân nhắc thiệt hơn để quyết định có nên dùng thuốc giảm béo hay không

Mời bạn đọc xem thêm những bài viết khác về chủ đề bệnh tiểu đường:

Gọi nhanh Dược sĩ: 1900-0009
Hoặc nhấn vào đây để chat: Chat Zalo Chat Messenger

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng