Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Sử dụng thuốc cho tác dụng tại chỗ 

Sử dụng thuốc cho tác dụng tại chỗ 

Sử dụng thuốc cho tác dụng tại chỗ - chothuoctay

Thuốc cho tác dụng tại chỗ còn được gọi là thuốc dùng ngoài với đa số là thuốc dùng bôi lên da, niêm mạc (thuốc mỡ, thuốc bột…), thuốc nhỏ lên niêm mạc (thuốc nhỏ mắt, thuốc bột…), thuốc nhỏ lên niêm mạc (thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ tai), hoặc thuốc để đặt vào hốc của cơ thể (thuốc đạn, thuốc trứng) v.v… Tùy theo dạng thuốc và yêu cầu điều trị cách sử dụng có những đặc điểm khác nhau, nhưng cũng giống như thuốc cho tác dụng toàn thân, các loại thuốc cho tác dụng tại chỗ vẫn phải được sử dụng đúng để đạt hai mục tiêu: an toàn và hiệu quá.

Nội dung của bài viết này xin cung cấp những điều cần lưu ý khi sử dụng các thuốc cho tác dụng tại chỗ như sau: thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ tai, thuốc nhỏ và xịt vào mũi, thuốc bôi và dán lên da, thuốc đạn, thuốc trứng. Thuốc nhỏ mắt Còn gọi là thuốc tra mắt bởi vì không chỉ nhỏ mắt ở dạng lỏng (dung dịch, hỗn dịch) dùng theo giọt mà còn ra vào mắt ở dạng mềm (thuốc mỡ). Việc nhỏ hoặc tra thuốc vào mắt thường ít khi tự làm mà ta thường nhờ người thân làm giúp.

Xin lưu ý các điều sau:

Bước chuẩn bị:

Lấy sẵn bông hoặc gạc sạch (để thấm hoặc chui thuốc thừa chảy bên ngoài mắt).

Đọc kỹ nhãn trên lọ hoặc bản hướng dẫn kèm theo thuốc để chắc chắn đây là thuốc dùng cho mắt, dùng đúng chỉ định theo toa thuốc.

Xem kỹ hạn dùng trên lọ thuốc để biết chắc là thuốc còn trong hạn dùng. Nếu thuốc là dung dịch phải xem kỹ thuốc còn trong, không được đục, không biến đổi màu. Nếu thuốc là thuốc mỡ có đóng thuốc mỡ thừa ở đầu nhọn nơi tra thuốc nên chùi bằng gạc sạch. Tay nhỏ thuốc cần phải rửa thật sạch (trong bệnh viện, nhân viên y tế thường đeo găng tay sau khi rửa tay sạch). Nhỏ hoặc tra thuốc: Người được nhỏ thuốc nằm hoặc ngồi ngửa đầu. Người nhỏ thuốc dùng ngón tay kéo mí mắt dưới xuống, tay kia cầm lọ thuốc nhỏ vào mí mắt dưới với đúng số giọt thuốc theo yêu cầu trong khi mắt hướng lên trên, tránh nhỏ thuốc ngay vào trong mắt. Cũng như tránh không cho chạm đầu lọ thuốc vào 16in men poult mắt. Nhỏ xong, đậy kín nắp lọ thuốc ngay (tránh để đầu lọ thuốc chạm bất cứ vật gì trước khi đậy nắp để tránh nhiễm trùng đầu lọ). Nếu là thuốc mỡ, bóp nhẹ tuýp để thuốc mỡ thoát ra thành sợi nhỏ nằm dài theo mí mắt dưới. Thả mí mắt để mắt nhắm và phân tán thuốc trong mắt.

Nếu dung dịch hoặc thuốc mỡ trào ra, chảy hoặc dính bên ngoài, dùng bông hoặc gạc sạch chùi đi. Có lời khuyên dùng bông và gạc riêng cho mỗi mắt (tức là dùng một miếng cho mắt này xong bỏ đi dùng miếng mới cho mắt kia) để tránh nhiễm trùng chéo cho cả 2 mắt Sau khi lọ thuốc được mở ra lần đầu sử dụng, nên ghi trên nhãn lọ thuốc ngày mở lọ thuốc. Bởi vì, sau khi mở lọ thuốc chỉ nên dùng lọ thuốc đó trong vòng 15 ngày.

Thuốc nhỏ tai:

Thuốc nhỏ tai thường chứa các dung dịch trị viêm và nhiễm trùng.

Bước chuẩn bị:

– Lấy sẵn ít que quấn bông gòn sạch ở đầu (loại dùng ráy tai), ít bông hoặc gạc sạch dùng lau thuốc thừa chảy ra ngoài tai. Nếu có thể lấy sẵn một đèn pin để soi thấy bên trong ống tai.

– Đọc kỹ nhãn trên lọ hoặc bản hướng dẫn kèm theo thuốc để chắc chắn đây đúng là thuốc đã được chỉ định theo toa. Xem kỹ hạn dùng. Tay rửa thật sạch. Nhỏ thuốc vào tai:

– Người được nhỏ thuốc nằm nghiêng để hướng tai cần nhỏ thuốc lên trên. Người nhỏ thuốc dùng tay kéo vành như thế nào để ống tai thẳng hướng ra ảnh sáng bên ngoài để thấy rõ bên trong (người lớn: kéo vành tai hướng lên trên đỉnh đầu và ra phía sau, trẻ dưới 3 tuổi: kéo vành tai xuống dưới và ra phía sau để ống tai được thẳng cho việc nhỏ thuốc-). Nhìn vào ống tai, nếu thấy dơ dùng que quấn bông gòn ở đầu chùi sạch, lưu ý không thọc que quá sâu (đưa que vào ống tai đến mức vẫn còn thấy được đầu bông gòn). Đối với tại có chảy mủ dịch, bác sĩ sẽ khuyên dùng que thấm ướt đầu bông gòn với nước oxy già (H,O,) để chùi sạch trước khi nhỏ thuốc. Vừa kéo vành tai cho ống tai thẳng vừa nhỏ đúng số giọt thuốc theo yêu cầu. Để không làm khó chịu người bệnh, nên nhỏ thuốc cho chảy tựa dọc theo thành ống tai, không nên nhỏ để giọt rơi thẳng xuống màng nhĩ. Vẫn giữ vành tai để thuốc chảy xuống hết, chỉ khi không còn thấy dung dịch thuốc trong ống tai mới bỏ vành tai ra. Người được nhỏ thuốc nên nằm im tại chỗ khoảng 5 phút để thuốc chảy sâu vào bên trong tai.

– Lau chùi thuốc rơi vãi hoặc chảy ra khỏi ngoài tai và người bệnh có thể ngồi dậy. Sau khi nhỏ thuốc, người nhỏ thuốc nên rửa tay sạch. Thuốc nhỏ và xịt vào mũi Thuốc dùng ở mũi có thể dùng dạng nhỏ giọt hoặc bơm xịt vào mũi để phân tán thuốc vào niêm mạc vùng mũi. Thuốc thường dùng là thuốc co mạch, chống sung huyết để trị số mũi, nghẹt mũi hoặc thuốc chống viêm, kháng dị ứng, chống nhiễm khuẩn.

Thuốc nhỏ mũi:

Bước chuẩn bị:

Lấy sẵn bông hoặc gạc sạch để thấm thuốc thừa.

– Đọc kỹ nhãn trên lọ hoặc bản hướng dẫn sử dụng thuốc để chắn chắn dùng đúng thuốc theo chỉ định. Rửa tay thật sạch. Nhỏ thuốc vào mũi: Người được nhỏ mũi cần có tư thế đúng để thuốc nhỏ đến đúng nơi tác dụng: Người lớn ngồi ngửa đầu ra sau, trẻ tương đối lớn thì nằm ngửa lót gối dưới vai để ngửa đầu, trẻ còn nhỏ. thì bỗng ngữa trên tay.

– Đặt đầu nhọn của lọ thuốc hoặc ống nhỏ giọt vào trong lỗ sâu khoảng 1 phân (1cm) và không chạm vào niêm mạc mũi, bóp lọ thuốc hoặc đầu ống nhỏ giọt để nhỏ đúng số giọt theo yêu cầu.

– Người bệnh được giữ yên tư thế trên vài phút để thuốc chảy sâu vào trong mũi. Nếu thuốc chảy xuống hầu họng, người bệnh có thể khạc nhổ bỏ. Dùng thuốc bơm xịt vào mũi: Bước chuẩn bị: Làm giống như phần nói về thuốc nhỏ mũi, lưu ý đọc thật kỹ hướng dẫn cách dùng thuốc bơm xịt. Bơm xịt vào mũi: Đặt đầu lọ thuốc vào trong lỗ mũi, sâu khoảng 1 phân, bảo người bệnh nín thở hoặc hít vào (không được thở ra), bóp hoặc ấn lọ bơm xịt theo sự chỉ dẫn để thuốc xịt vào mũi. Lặp lại động tác vừa làm ở lỗ mũi bên kia. Số lần bơm xịt ở cả 2 mũi sẽ được thực hiện theo đúng chỉ định của toa bác sĩ hoặc theo bảng hướng dẫn dùng thuốc. id nur Sau khi bơm xịt xong, người bệnh không được thở ra mạnh bằng đường mũi ít nhất là 2 phút. Thuốc dùng ngoài da Có thể kể các loại thuốc dùng ngoài da như sau: thuốc bôi lên da (thuốc mỡ, kem bôi da, bột nhão, gel dung dịch), thuốc rắc (thuốc bột), thuốc xịt (dạng bơm xịt), thuốc dán lên da (cho tác dụng tại chỗ và các loại cho tác dụng toàn thân)

Bước chuẩn bị Cách dùng mỗi loại có khác nhau nhưng bước chuẩn bị có phần chung như sau:

– Người bôi thuốc nên rửa tay sạch trước khi thao tác (và nhớ rửa lại tay thật sạch sau khi làm xong việc).

– Nếu cần, chùi và rửa vùng da hoặc tổn thương (với xã phỏng hoặc dung dịch sát trùng như nước oxy già chẳng hạn) trước khi bôi hoặc đặt thuốc lên da.

– Khi bác sĩ đã chỉ định dạng, loại thuốc nào thì ta nên dùng đúng dạng, loại thuốc đó, không nên tự ý đổi như từ dạng thuốc bột đổi dùng thuốc mỡ. Bởi vì mỗi dạng, loại thuốc có tính năng riêng thích hợp cho tình trạng bệnh này nhưng không thích hợp chỉ tình trạng bệnh khác, như thuốc mỡ thì không thích hợp với tổn thương da đang tiết dịch mà chỉ tốt khi bôi lên vùng da khô, sạch, còn thuốc bột thích hợp với da bị ẩm, tổn thương tiết dịch.

– Chuẩn bị bông, gạc, bằng… theo yêu cầu khi cần đây, băng. bảo vệ da. Bôi thuốc lên da Nên theo đúng toa thuốc hoặc sự chỉ dẫn của dược sĩ, của bản hướng dẫn kèm theo thuốc.

– Dùng đúng loại thuốc dùng ngoài, bởi vì có loại chứa tá dược giúp thuốc thấm sâu vào da nhưng có loại chứa tá dược không có khả năng dẫn thuốc thấm sâu mà chỉ “bịt kín” trên da.

– Bôi thuốc cho diện tích đúng chỉ định (tức được chỉ định bối vùng nào với kích cỡ bao nhiêu phải theo đúng như vậy, không nên tham lam, bôi diện quá rộng, đặc biệt đối với thuốc có chứa corticoid)

Xem kỹ có chà xát, hay không chà xát sau khi bôi thuốc

– Sau khi bôi thuốc phải theo dõi một thời gian xem da có bị dị ứng hay không.

Xịt thuốc lên da

Trước khi xịt, nên lắc chai thuốc một lúc. Để đầu xịt của chai cách vùng da một khoảng cách theo yêu cầu (thông thường khoảng 15-20cm, khoảng cách có thể khác hơn, vì vậy, nên đọc kỹ bản hướng dẫn). Xịt với số lần theo chỉ dẫn. Xem kỹ có chả xát da hoặc không chà xát da sau mỗi lần xịt.

Dán thuốc lên da:

Dạng thuốc là miếng băng dán dùng để dán lên da hiện nay không chỉ cho tác dụng tại chỗ (như Salonpas chỉ cho tác dụng giảm đau ở vùng dán) mà còn có loại cho tác dụng toàn thân Dạng thuốc dán thấm qua da cho tác dụng toàn thân còn được gọi là hệ điều trị xuyên da (transdermal therapeutic system, viết tắt là TTS ta thấy sau tên thuốc của dạng thuốc này có chữ TTS như Nitroderm TTS). Bởi vì, dù là miếng băng dán lên da nhưng dược chất sẽ thấm xuyên qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào hệ tuần hoàn chung và cho tác dụng toàn thân. Như vậy, mặc dù đường cho thuốc có khác nhưng dạng băng dán xuyên da (BDXD) cho tác dụng không khác thuốc uống hay thuốc tiêm mà lại có các ưu điểm: không làm thương tổn, không gây tai biến và bất tiện như dạng thuốc tiêm; không có sự biến đổi hấp thu và bị chuyển hóa bởi gan như dạng thuốc uống; có thể cung cấp dược chất liên tục không phải dùng nhiều lần thuốc trong ngày; nếu cần ngưng ngay sự điều trị bằng cách bóc miếng băng dán ra khỏi da v.v…

Do có nhiều ưu điểm kể trên nên BDXD hiện nay được dùng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như:

– Nitroderm ITS chứa trinitrin dùng trị đau thắt ngực, phòng nhồi máu cơ tim.

– Scopodern TTS chứa scopolamin dùng phòng chống say tàu xe.

– Estradern TTS chứa estrogen dùng trị rối loạn mãn kinh do thiếu hormone sinh dục nữ.

– Fentanyl TTS chứa fentanyl dùng trị đau nhức nặng như đau ung thư giai đoạn cuối.

– Nicoderm TTS chứa nicotin dùng cai hút thuốc lá, v.v…

Do BDXD là dạng thuốc đặc biệt cho tác dụng toàn thân nên ta phải dùng thận trọng và lưu ý những điều sau: Dán đúng vị trí theo sự hướng dẫn. Như dân Scopoderm TTS phòng say tàu xe vào vùng da khô sau tai, 4 giờ trước khi lên xe, dân Nitrodemi TTS vào vùng da trước ngực… Tuy chứa cùng dược chất nhưng tùy vào nhà sản xuất có nhiều loại BDXD với cách sử dụng khác nhau. Vì vậy, cần tuân theo sự hướng dẫn về cách dùng như thời điểm dán, dán trong bao lâu, dẫn cách nào và cách thay băng dán mới, cách hủy băng dán sau khi dùng xong v.v….

– Điều đặc biệt lưu ý là dạng thuốc BDXD có thể cho tác dụng phụ giống như dạng thuốc hay tiêm. Như Fentanyl TTS chứa dược chất giảm đau gây nghiện có thể gây khó thở, thở chậm, suy hô hấp. Hoặc Scopoderm TTS chứa dược chất chống co thắt, chống nôn đồng thời có thể gây tác dụng phụ liệt đối giao cảm là làm cho khô miệng, táo bón, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ)… Trường hợp bị tác dụng phụ phải ngưng ngay sự điều trị bằng cách bóc băng dán ra khỏi da, nếu đang dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ phải báo cho bác sĩ biết. Cũng vì nguy cơ gây tác dụng phụ mà nhiều loại BDXD chống chỉ định (tức không được dùng) ở phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ con (trẻ dưới 12 tuổi không dùng fentanyl TTS, trẻ dưới 8 tuổi không dùng Scopoderm TTS). Tóm lại, BDXD là dạng thuốc mặc dù dán lên da nhưng phải dùng hết sức thận trọng. Người sử dụng thuốc cần đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi kỹ bác sĩ, dược sĩ để sử dụng thuốc đúng cách không để tai biến xảy ra. Đối với các nhà chuyên môn, đặc biệt người hoạt động ở nhà thuốc, nên dành thời gian chỉ dẫn tận tình về những điều cần lưu ý đối với dạng thuốc đặc biệt này.

Các bước sử dụng băng dán thấm thuốc qua da:

– Gỡ miếng băng dán mỏng ở mặt sau ra khỏi miếng băng dán.

– Không được sờ vào mặt dính mà dán ngay mặt dính của băng dán vào ngực, lưng hay bất kỳ mặt phẳng nào của cơ thể không có lông. Dùng lòng bàn tay ấn mạnh để băng dán dính vào da, nên ấn ít nhất 30 giây để có sự dính chặt, đặc biệt các rìa chung quanh băng dán. Có khi để chắc chắn, dán thêm băng keo chung quanh rìa của miếng băng dán. Có loại thuốc như Fentanyl TTS có thể dán lâu đến 3 ngày, vì vậy nên dán thêm nhãn ghi ngày giờ bắt đầu dán để sau thời hạn thay miếng băng dán mới.

– Khi thay miếng băng dán mới nên dán vào vị trí mới của da, không nên dán vào nơi cũ. Miếng băng dán cũ cần được hủy bằng cách gấp để mặt dính tự dính vào nhau và bỏ vào thùng rác có nắp đậy (ở nước ngoài, người ta cho vào cầu tiêu để giật nước cho trôi mất). Không được bỏ miếng băng dán đã sử dụng bừa bãi, vì lượng thuốc còn thừa vẫn có thể hại cho trẻ con nếu các cháu lấy dán vào da.

– Nên rửa tay sạch sau khi hủy miếng băng dán

Trên đây là các bước cơ bản sử dụng băng dán thấm thuốc qua da. Tùy theo loại thuốc, có thể có nhiều điều lưu ý khác, ta nên xem kỹ bản hướng dẫn sử dụng.

Thuốc đặt:

Thuốc đặt là những dạng thuốc có hình dạng và thể chất thích hợp để đặt vào các hốc tự nhiên của cơ thể. Hai dạng thuốc đặt phổ biến là thuốc đặt để nhét vào hậu môn và thuốc trứng để đặt vào âm đạo (hiện nay thuốc trứng được bào chế ở dạng viên nén khá giống thuốc viên uống được gọi là viên nén đặt âm đạo). Một số thuốc đặt được bào chế ở thể chất mềm ở nhiệt độ thường, vì vậy có khi phải cần để trong tủ lạnh hoặc để dưới vòi nước chảy giúp thuốc có độ cứng để có thể nhét vào hậu môn. Đối với thuốc trứng là viên nén đặt âm đạo có khi phải thấm ướt trước khi đặt. C 1 – Đặt thuốc đạn: Người đặt thuốc dùng một tay vạch mông của người bệnh (nằm nghiêng) để lộ lỗ hậu môn, tay kia nhét thuốc vào lỗ hậu môn (nên nhét đầu to của thuốc đạn vào trước) dùng ngón tay trỏ để nhét thuốc vào sâu khoảng 5-8cm theo hướng lên lỗ rốn (tay người đặt phải rửa sạch trước khi thao tác, ở bệnh viện nhân viên y tế phải đeo găng tay). Người bệnh sau đó nên nằm im một lúc để thuốc được giữ yên đúng vị trí. Đặt thuốc trứng hay viên nén đặt âm đạo: Thường người bệnh tự đặt, trước khi đặt nên rửa sạch bộ phận sinh dục và lau khô, người bệnh sẽ ngồi với tư thế thích hợp cho việc đặt thuốc, đặt sâu vào khoảng 8-10cm.

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng