Tên khác
– Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn, Sơn sâm, Hồng đan sâm, Hồng căn, Tử đan sâm, Cứu thảo, Xôn đỏ
Công dụng
– Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục.
– Đau thắt ngực; mất ngủ, tức nặng ngực.
– Bồi bổ cơ thể, bổ Can Thận.
– Chữa tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai.
– Chống tăng lipid máu, chống tăng huyết áp, chống đái tháo đường
Liều dùng – Cách dùng
– Ngày dùng từ 9 g đển 15 g, dạng thuốc sắc.
Không sử dụng trong trường hợp sau
– Không dùng chung với Lê lô.
Dược lý
– Tính vị: Khổ, vị hàn.
– Quy kinh: Vào các kinh tâm, can.
– Giảm rối loạn tuần hoàn vi mạch, làm giãn các động mạch và tĩnh mạch nhỏ, mao mạch, tăng tuần hoàn vi mạch
– Giảm mức độ nhồi máu cơ tim. Khi tiêm dẫn chất tanshinon II natri sulfonat, trong đó tanshinon II là một hoạt chất của đan sâm, vào động mạch vành sẽ làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính. Kích thước vùng thiếu máu mất đi hoặc giảm đáng kể.
– Ổn định màng hồng cầu, làm tăng sức kháng của hồng cầu nhờ dẫn chất tanshinon II natri sulfonat.
– Ức chế sự kết hợp tiểu cầu, chống huyết khối nhờ các hoạt chất miltiron và salvinon của Đan sâm.
– Bảo vệ cơ tim, chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi thiếu hụt oxy.
– Chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do có hại cho cơ thể.
Đặc điểm
– Cây thảo sống lâu năm, cao 30 – 80cm, toàn thân mang lông ngắn màu vàng trắng nhạt.
– Rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5 – 1,5cm, màu đỏ nâu. Thân vuông trên có các gân dọc.
– Lá kép, mọc đối: 3 – 5 lá chét, đặc biệt có thể có 7. Lá chét giữa thường lớn hơn cả. Lá kép có cuống dài, cuống lá chét ngắn có dìa. Lá chét dài 2 – 7,5cm, rộng 0,8 – 5cm. Mép lá chét có răng cưa tù. Mặt trên lá chét màu xanh, có các lông mềm màu trắng, mặt dưới màu xanh tro, cũng có lông nhưng dài hơn. Gân nổi ở mạt dưới, chia phiến lá chét thành múi nhỏ.
– Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá, chùm hoa dài 10 – 20cm. Hoa mọc vòng, mỗi vòng 3 – 10 hoa thường là 5 hoa.
– Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm. Mùa hoa từ tháng 5 – 8 (Tam Đảo) mùa quả tháng 6 – 9.
– Phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam có 4 – 5 loài, trong đó đan sâm là cây nhập nội.
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất