Tên khác
– Khổ Hạnh nhân, Quang Hạnh nhân, Lão âm tử, Hạnh, Thảo kim đan, Bắc Hạnh nhân
Công dụng
– Trị viêm phế quản mạn tính
– Trị khèn tiếng, viêm phế quản, viêm họng, ho lâu ngày:
– Trị táo bón
– Trị ho lâu ngày khàn giọng
Liều dùng – Cách dùng
– 3 – 10 gam mỗi ngày.
Không sử dụng trong trường hợp sau
– Dị ứng với Hạnh nhân.
– Người bị tiêu chảy.
Lưu ý khi sử dụng
– Không ăn hạnh nhân liên tục trong nhiều ngày vì hàm lượng lớn chất xơ trong nguyên liệu trên cũng dễ dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng.
Tác dụng không mong muốn
– Dị ứng với hạnh nhân có thể làm xuất hiện các triệu chứng như: đau dạ dày, chuột rút, buồn nôn, ói mửa, khó khăn khi nuốt, tiêu chảy, ngứa…
– Hạnh nhân có vị đắng do chứa hàm lượng axit hydrocyanic cao. Ăn hạnh nhân quá nhiều có thể gây một số vấn đề về thần kinh, hô hấp.
– Ăn hạnh nhân liên tục trong nhiều ngày vì hàm lượng lớn chất xơ trong nguyên liệu trên cũng dễ dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng.
Tác dụng thuốc khác
– Hạnh nhân chứa nhiều mangan – chất khoáng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một số loại thuốc trị bệnh như thuốc chống axit, thuốc nhuận tràng…
Dược lý
– Tính vị: Vị ngọt, tính bình.
– Quy kinh: Vào hai kinh phế và đại trường.
– Hạnh nhân có hai loại: khổ hạnh nhân (nhân hạt mơ đắng) và cam hạnh nhân (nhân hạt mơ ngọt). Khổ hạnh nhân hay dùng làm thuốc hơn.
– Khổ hạnh nhân có chứa amygdalin, dưới tác dụng của men và dịch vị sẽ cho acid xyanhydric (HCN) và aldehyt benzoic. Aldehyt benzoic có tác dụng long đờm. Chất HCN có tác dụng với trung khu thần kinh, lúc đầu gây hưng phấn, sau ức chế có thể dẫn đến co quắp, sau đó hôn mê, nên không được uống quá liều lượng. Dùng sống rất dễ bị ngộ độc; nếu bị ngộ độc, có thể lấy 100-125g vỏ cây mơ, sắc uống để giải độc.
Bảo quản
– Hạt hạnh nhân nên được bảo quản nơi khô ráo. Không phơi nguyên liệu dưới ánh nắng nhiều để tránh làm mất hương vị.
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất