Tên khác
– Củ mài, sơn dược, thư dự (Bản Kinh), mán địn (Thái), mằn chèn (Tày), gờ lờn (K’dong), hìa dòi (Dao)
Công dụng
– Thuốc bổ, ha nhiệt, dùng trong những trường hợp ăn uống khó tiêu, viêm ruột kinh niên, di tinh, đi đái đêm, mồ hôi trộm, đi đái đường, tiêu chảy, lỵ mạn tính, mồ hôi trộm, di tinh, đau lưng, hoa mắt.
Liều dùng – Cách dùng
– Dùng ở dạng thuốc sắc và bột là chủ yếu. Liều dùng thông thường: 10 – 20g/ ngày. Nếu dùng thay nước trà, có thể dùng đến 200 – 300g/ ngày.
Không sử dụng trong trường hợp sau
– Người có thấp nhiệt, thực tà không nên dùng.
Lưu ý khi sử dụng
– Dùng kiện tỳ chỉ tả nên sao vàng, cần bổ âm nên dùng hoài sơn sống
Dược lý
– Tính vị: Vị ngọt, tính bình.
– Quy kinh: Quy vào kinh Thận, Tỳ, Vị và Phế.
– Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Tác dụng bảo vệ của chiết xuất sơn dược chống lại bệnh thần kinh đái tháo đường. Được thể hiện bằng cách kích hoạt yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF). NGF rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì kiểu hình của các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh ngoại biên. Điều trị liệt mặt kết hợp châm cứu và chiết xuất hoài sơn có hiệu quả sau 10 – 15 ngày.
– Tình trạng mất xương sau mãn kinh: Hoài sơn đã được sử dụng để hỗ trợ các triệu chứng về xương trong một thời gian dài ở Trung Quốc. Dịch chiết hoài sơn có thể ức chế loãng xương do mất buồng trứng. Cơ chế cho tác dụng chống loãng xương này nằm ở tác dụng ức chế đồng bộ đối với cả quá trình tạo xương và tái hấp thu xương.
– Nguồn bổ sung estrogen: Hoài sơn với hoạt chất là adenosine và arbutin, có tác dụng giống estrogen. Cơ chế đóng vai trò trong các hiệu ứng giống như estrogen. Chủ yếu được điều hòa bởi các thụ thể estrogen ERα, ERβ và GPR30. Adenosine chủ yếu được trung gian bởi các thụ thể estrogen ER α và Erβ. Arbutin chủ yếu được trung gian bởi các thụ thể estrogen ERβ và GPR30.
– Đái tháo đường: Hoài sơn có thể thúc đẩy giải phóng GLP-1 và cải thiện chức năng của các tế bào β duy trì mức insulin. Ngoài ra, sơn dược còn có khả năng giảm glucose bằng cách tăng tổng hợp glycogen ở gan. Hơn nữa, Tiến sĩ Shi Jinmo, một bác sĩ hiện đại nổi tiếng, đã đề xuất cặp thuốc hạ đường huyết nổi tiếng là hoài sơn và hoàng kỳ.
– Điều hòa miễn dịch: Hoạt động điều hòa miễn dịch của glycoprotein (DOT) cũng là một trong những tác dụng dược lý đáng kể. DOT có thể cải thiện khả năng miễn dịch tế bào, miễn dịch dịch thể và hệ thống thực bào. DOT làm tăng sản xuất TNF-a, interleukin-6, nitric oxide và tăng cường chức năng đại thực bào. Hơn nữa, DOT kích thích tăng các chất xúc tác biểu hiện protein P65 trong đại thực bào phúc mạc. Kết hợp lại với nhau, cho thấy DOT được sử dụng như một chất kích thích miễn dịch. Thực hiện hoạt động điều hòa miễn dịch của nó thông qua các kinase protein. Các kinase protein được hoạt hóa bằng mitogen và đường dẫn tín hiệu NF-B.
Bảo quản
– Nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.
Đặc điểm
– Dây leo ở trên mặt đất, có thân củ. Củ có thể dài 1m, đường kính 2 – 10cm với nhiều rễ con. Thân cây nhẵn hơi có góc cạnh, ở kẽ lá có những củ con gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”.
– Lá đơn, mọc đối hoặc có khi so le, đầu lá nhọn phía cuống hình tim. Phiến lá dài 8 – 10cm, rộng 6 – 8cm. Cuống dài 1,5 – 3,5cm.
– Quả khô cổ ba cạnh và có rìa.
– Mùa hoa vào tháng 7 – 8. Mùa quả vào tháng 9 – 11.
– Mọc hoang ở khắp những vùng rừng núi nước ta.
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất
Sâm nhung bổ thận TW3 – Bổ thận tráng dương, dưỡng huyết tư âm.