Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Khổ Sâm

Khổ Sâm

Tên khác

– Khổ sâm Bắc bộ, cây cù đèn, dã hòe, khổ cốt

Công dụng

– Khổ sâm cho lá có vị đắng, tính bình và hơi có độc. Được quy vào kinh Đại tràng
– Công dụng: Khu phong, thanh nhiệt táo thấp, lợi niệu, sát trùng.
– Chủ trị: Chứng bạch đới, hoàng đản, tả lỵ, tiểu tiện khó, phong hủi, ngứa ngoài da…
– Khổ sâm cho rễ được ghi nhận là có vị đắng và tính mát. Được quy vào 3 kinh Tâm, Can và Đại trường.
– Công dụng: Lợi thấp nhiệt, bổ đắng.
– Chủ trị: Hoàng đản, sốt cao, viêm tai giữa cấp và mãn tính, nhiễm trùng roi âm đạo, nhiệt lỵ, tiêu chảy, sán lãi, lở ngứa…

Liều dùng – Cách dùng

– Tùy thuộc vào từng bài thuốc mà có thể sử dụng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Đối với khổ sâm cho lá thường dùng khô dưới dạng thuốc sắc hay hãm lấy nước uống mỗi ngày khoảng 12 – 20g. Hoặc có thể dùng 8 – 10 lá dạng tươi nhai trực tiếp.
– Còn với khổ sâm cho rễ thì có thể dùng ở các dạng phổ biến như thuốc sắc, tán bột, làm viên hoàn. Liều lượng được khuyến cáo dùng trong một ngày là khoảng từ 10 – 12g.

Đọc thêm bài viết:  Guanethidin

Không sử dụng trong trường hợp sau

– Tỳ vị hư hàn: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
– Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú chỉ nên dùng với lượng thấp, đồng thời cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
– Vị thuốc có độc tính nhẹ, nên sử dụng với liều lượng thấp, không nên dùng quá liều, không dùng kéo dài mà chỉ nên dùng tối đa trong thời gian khoảng 1 tháng

Lưu ý khi sử dụng

– Đối với khổ sâm cho lá, khi sử dụng cần chú ý đến các vấn đề sau:
– Tuyệt đối không sử dụng lá khổ sâm cho những người tỳ vị hư hàn hay bị suy nhược, táo bón.
– Sử dụng với liều cao có thể phát sinh phản ứng phụ với các triệu chứng nhức đầu, buồn nôn.
– Không dùng lá khổ sâm cho các đối tượng trẻ em, phụ nữ đang cho con bú hay phụ nữ mang thai.
– Còn đối với loại khổ sâm cho rễ thì cần chú ý đến các vấn đề sau:
– Dược liệu kỵ với thỏ ty tử, bối mẫu và phản lê lô nên tuyệt đối không kết hợp chung các vị thuốc này với khổ sâm.
– Tránh dùng khi can thận hư yếu mà không kèm theo chứng nóng.
– Sử dụng dài ngày có thể khiến cho thận khí và tạng can bị tổn thương.
– Tuyệt đối không dùng dược liệu cho những người có tỳ vị hư hàn.
– Khổ sâm là tên gọi chung của một loại dược liệu mà trong đó có hai thành phần với những công dụng khác nhau. Do đó, cần dựa vào mục đích điều trị mà lựa chọn cho hợp lý. Để tránh những phản ứng không đáng có xảy ra, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn về liều lượng và cách sử dụng.

Đọc thêm bài viết:  Propyliodon

Bảo quản

– Dược liệu khi đã được phơi hay sấy khô cần cho vào trong túi kín và bảo quản ở những nơi khô thoáng, tránh mối mọt và ẩm mốc.

Hỗn dịch bình dạ dày Kháng HP – Hỗ trợ giảm axit dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối