Tên khác
– Thuốc cứu, Ngải diệp, Nhả ngải (Tày), cỏ Linh ly (Thái), Quá sú (H’Mông), Ngỏi (Dao)
Công dụng
– Giúp cầm máu.
– Điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh.
– Phòng ngừa ung thư.
– Giúp sơ cứu vết thương.
– Giảm đau nhức xương khớp, đau do thần kinh tọa, viêm khớp.
– Điều trị đau đầu, ho, cảm cúm.
– Chữa viêm họng.
– Điều trị suy nhược cơ thể.
– Giảm cân, giảm mỡ bụng.
– Làm sáng da, trị mụn.
– Chữa mẩn ngứa, rôm sảy.
– Hỗ trợ lưu thông máu não.
Liều dùng – Cách dùng
– Ngải diệp được dùng tươi, sắc, nghiền bột hoặc nấu cao. Liều dùng khoảng 3 – 10g/ ngày (dược liệu khô) và 0.1ml/ 3 lần/ ngày (viên bọc ngải diệp). Sử dụng ngoài và châm cứu không quy định liều lượng.
– Nếu dùng để cầm máu, nên sao với giấm để gia tăng tác dụng. Trong trường hợp muốn giảm đau, tán hàn, nên dùng dược liệu tươi.
Không sử dụng trong trường hợp sau
– Người âm hư, huyết nhiệt.
– Phụ nữ mang thai (có thể gây sẩy thai).
– Người có vấn đề về gan.
– Bệnh nhân bị rối loạn đường ruột.
Lưu ý khi sử dụng
– Người bị cao huyết áp và viêm gan nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc từ ngải diệp.
Tác dụng thuốc khác
– Dùng đồng thời với thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là Aspirin có thể làm giảm khả năng đông máu của dược liệu.
Phụ nữ có thai và cho con bú
– Mặc dù có tác dụng an thai nhưng ngải cứu có thể làm tăng hưng phấn cơ trong tử cung. Vì vậy tránh sử dụng bài thuốc và món ăn từ thảo dược này trong 3 tháng đầu thai kỳ (trừ trường hợp động thai). Từ tháng thứ 4 có thể dùng ngải cứu nhưng cần chú ý liều lượng. Dùng liều cao có thể kích thích tử cung co bóp quá mức, thai ra máu và tăng nguy cơ sinh non.
Quá liều
– Dùng ngải cứu quá liều có thể gây độc (cổ họng bị kích thích, khô rát, lợm giọng, đau bụng và buồn nôn). Nếu không xử lý kịp thời, hoạt chất từ ngải diệp có thể đi vào gan gây viêm gan, gan to, tiểu đục, gây xuất huyết tử cung và sảy thai.
Dược lý
– Tính vị: Vị cay, đắng, mùi thơm và tính ấm.
– Quy kinh: Thận, Can và Tỳ
– Theo tài liệu nước ngoài các chất herniarin và umbelliferon tồn tại trong than, lá ngải chân vịt có tác dụng an thần, lợi mật, kháng khuẩn, diệt giun sán, cầm máu. Chất herniarin còn có tác dụng bảo vệ gan để điều trị viêm gan. Chất lactiflorenol trong tinh dầu có tác dụng bình suyễn, kháng khuẩn.
– Theo kinh nghiệm dân gian, Ngải cứu được dùng chữa bế kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, đại tiểu tiện ra máu, ho, vết thương dồn dập.
– Tại Châu âu Ngải cứu được sử dụng kích thích tiết dịch dạ dày ở bệnh nhân chán ăn, chống đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chuột rút, nhiễm giun sán, động kinh, nôn, các vấn đề về kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều.
Đặc điểm
– Ngải cứu là một loại cỏ sống lâu năm, cao 50 – 60cm, thân to, có rãnh dọc. Lá mọc so le, rộng, không có cuống (nhưng lá phía dưới thường có cuống), xẻ thùy lông chim, màu lá ở hai mặt rất khác nhau. Mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới màu trắng tro do có rất nhiều lông nhỏ, trắng, hoa mọc thành chùy kép gồm rất nhiều cụm hoa hình đầu.
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất
Điều Kinh Nang – Hỗ trợ rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều.
Miếng dán Ngải Cứu – Giảm đau cổ vai gáy, thải độc
Hoàng Nữ Khang – Giúp bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt.
Regmens Gold – Giúp bổ huyết, điều kinh, tăng cường lưu thông máu.
Bổ huyết điều kinh Ginic – Điều hoà kinh nguyệt, lưu thông khí huyết
Nước hồng sâm nhung hươu linh chi Hàn Quốc – Giúp tăng cường sinh khí, bổ máu, giúp cơ thể khỏe mạnh