Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Sài Đất

Sài Đất

Tên khác

– Húng trám, Cúc nháp, Ngổ núi, Ngổ đất, Lỗ địa cúc, Tân sa.

Công dụng

– Sài đất có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm long đờm, chống ho, … Thường được dùng trong các trường hợp:
– Cảm cúm, sổ mũi, sốt, ho có đờm.
– Bệnh bạch hầu, viêm hầu, sưng amidan.
– Viêm khí quản, viêm phổi nhẹ, ho gà, ho ra máu.
– Giải độc gan.
– Dùng ngoài chữa mụn nhọt, rôm sảy, sưng tấy ngoài da.

Liều dùng – Cách dùng

– Liều thường dùng 50 – 100 g sài đất tươi hoặc 20 – 40 g sài đất khô dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.
– Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Sài Đất
– Chữa rôm sảy trẻ em:
– Sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.
Chữa sốt cao:
– Sài đất 20 – 50g, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.
Chữa sốt xuất huyết:
– Sài đất tươi 30g, kim ngân hoa 20g, lá trắc bá (sao đen) 20g, củ sắn dây 20g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20g.
Chữa viêm cơ (bắp chuối):
– Sài đất tươi 50g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang. Kết hợp với sài đất tươi, giã nát, đắp tại chỗ nơi bị sưng đau.
Chữa viêm tuyến vú:
– Sài đất 50g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, thông thảo 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.
Chữa viêm bàng quang:
– Sài đất tươi 30g, bồ công anh 20g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.
Chữa nhọt:
– Sài đất 30g, kim ngân hoa, lá 15g, khúc khắc (thổ phục linh) 10g, bồ công anh 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.
Chữa mụn, lở, chàm:
– Sài đất 30g, kim ngân hoa, lá 15g, khúc khắc 10g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang. Sài đất giã nát, để đắp lên mụn lở lại càng tốt.
Hỗ trợ chữa ung thư môn vị:
– Sài đất 30g, bán chi liên 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g

Dược lý

– Tính vị: Vị hơi đắng, hơi mặn, tính mát
– Quy kinh: Vào kinh Can, Phế, Thận
– Theo bản cáo của bệnh viện Bắc Giang làm 1961, tác dụng kháng sinh của sài đất trong ống nghiệm rất thấp: Không thấy tác dụng với Plexneri. vòng vô khuẩn đối với cầu trùng Staphylococcus 0,3cm, với hạch cầu trùng 0,2cm, với Liên cầu trùng Streptococcus 0,1 cm với Typhi 0,1cm. Trên lâm sàng, ngược lại sài đất biểu hiện 2 tác dụng rõ rệt: Giảm đau. Giảm sốt và kháng sinh rõ rệt, không thấy độc tính.
– Năm 1966, theo dõi 21 trường hợp viêm nhiễm trùng phần mềm (viêm tấy tỏa lan hay khu trú, viêm quầng, áp xe đầu đinh, phần lớn có sốt), bệnh xá Ngô Quyền – Hải Phòng chỉ dùng sài đất giã nát đắp lên chỗ viêm, không cho uống và cũng không cho một thứ thuốc nào khác đã đi tới kết luận là tác dụng chống viêm của sài đấi rất rõ rệt, những hiện tượng sưng nóng đỏ đau dần dần biến mất nhưng lá sài đất không có tác dụng đối với những trạng thái viêm đã chuyển sang giai đoạn mưng mù, áp xe hóa (Sức khỏe,8-1966).

Bảo quản

– Nếu dùng sài đất dưới dạng tươi, sau khi thu hái về bạn nên dùng ngay. Đối với sài đất khô, cách bảo quản tốt nhất là cho vào bịch ni lông hoặc hộp có nắp đậy kín miệng. Để thuốc nơi khô, thoáng nhằm tránh bị nấm mốc.

Đặc điểm

– Sài đất có tên khoa học là Herba Wedeliae.
– Tên gọi khác: cúc nháp, ngổ núi, húng trám, ngổ đất, tân sa, lổ địa cúc.
– Tính vị, quy kinh: Mặn, hơi đắng, mát. Vào ba kinh: Tâm, phế, vị.
– Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.
– Đặc điểm sản phẩm: Những đoạn thân ngắn không đều, mang lông cứng. Lá mọc đối gần như không có cuống. Phiến lá hình bầu dục thon, hai đầu hơi nhọn. Hai mặt có lông nhám, mặt trên màu lục xám, có đốm trắng, mặt dưới màu nhạt hơn. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc ở ngọn cành. Dược liệu có mùi hơi thơm. Vị hơi mặn.
– Phân bố vùng miền: Thế giới: cây phân bố ở vùng nhiệt đới, vùng ôn đới ẩm – Việt Nam: cây mọc hoang ở vùng núi thấp, hoặc trung du như Hoa Lư ( Ninh Bình).
– Thời gian thu hoạch: quanh năm

Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất

Gan Paris – Hỗ trợ tăng cường chức năng gan, giảm triệu chứng vàng da, mụn nhọt

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng