Tên khác
– Cajuput oil
Công dụng
– Giữ ấm cơ thể, tránh gió, phòng ho, cảm lạnh.
– Hỗ trợ phòng ngừa cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi, cúm H5N1.
– Tránh đầy hơi, khó tiêu.
– Giảm sưng, ngứa do các vết côn trùng cắn, chống muỗi.
– Giảm đau, nhức xương khớp.
– Dùng để tắm và xông hơi.
Liều dùng – Cách dùng
– 4 – 5 giọt khi pha nước tắm, 3 – 4 giọt/lần xông tinh dầu, 1 – 2 giọt/lần xoa.
Lưu ý khi sử dụng
– Tránh sử dụng tinh dầu tràm ở những vùng da nhạy cảm: vùng có vết thương hở, da mặt, da cổ, da đầu, vùng da gần bộ phận sinh dục…
– Sử dụng khi cần thiết, tránh lạm dụng.
– Tinh dầu tràm có nhiều lợi ích nhưng mẹ chỉ nên dùng dầu tràm cho bé trong những trường hợp bé bị cảm lạnh, bị ho hoặc bị côn trùng cắn.
– Không để tinh dầu rơi vào mắt hay để trẻ uống phải.
Dược lý
– Tinh dầu tràm đã có nhiều công trình khoa học ở cấp Bộ Y tế, cấp Nhà nước nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của α-Terpineol từ tinh dầu tràm. Và gần đây một nghiên cứu của OPODIS pharma (thực hiện tại Viện Pasteur TP.HCM năm 2008) cho thấy dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1; còn tác dụng ức chế virus H1N1 hiện đang tiếp tục nghiên cứu. Từ năm 2008 tinh dầu tràm cũng được Bộ Y tế cho vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh địa phương.
– Tinh dầu tràm có đặc điểm rất khác với các loại dầu gió đó là không mang tính nóng, không bỏng rát vì vậy nên sử dụng rất tốt và phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Bảo quản
– Trong bình nút kín, để chồ mát, tránh ánh sáng.
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất