Tên khác
– Tì bà diệp, Tì bà, Tỳ bà, Nhót tây, Sơn trà nhật bản, Phì phà
Công dụng
– Chữa ho.
– Nôn mửa.
– Giúp sự tiêu hóa.
– Phụ nữ có thai nôn mửa.
– Rửa vết thương.
Liều dùng – Cách dùng
– Dùng phổ biến nhất ở dạng thuốc sắc. Mỗi ngày dùng 6 – 12g, thuốc sắc có thể dùng tới 15 – 20g.
Không sử dụng trong trường hợp sau
– Người bị ho và nôn mửa do lạnh.
– Cơ thể suy nhược, bệnh lâu ngày, tay chân lạnh, lạnh bụng.
Dược lý
– Tính vị: Vị đắng, tính bình.
– Quy kinh: Vào kinh Phế, Vị.
Bảo quản
– Cần bảo quản dược liệu lá tỳ bà ở những nơi kín, khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu rọi trực tiếp.
Đặc điểm
– Cây nhỡ, cao 6 – 8m. Cành non có nhiều lông.
– Lá hình thuôn hay hình trứng dài, dài 12 – 30cm, rộng 4 – 9cm, chóp lá nhọn, gốc lá hình nêm, mép lá có răng cưa thưa hoặc nguyên về phía gốc lá. Mặt trên lá màu lục xám, màu vàng nâu hoặc màu đỏ nâu, tương đối nhẵn. Mặt dưới lá màu nhạt hơn, có nhiều lông nhung màu vàng, mọc dày. Gân lá hình lông chim, gân giữa lồi lên ở mặt dưới, gân bên có 15 – 20 đôi. Cuống lá rất ngắn, phủ lông mao màu vàng nâu. Lá dày, chất cứng, giòn, dễ bẻ gãy; không mùi, vị hơi đắng.
– Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùy hình tháp; lá bắc hình mác nhọn; lá bắc con hình bầu dục, đầu tù, hoa nhiều màu trắng, dài có ống rất ngắn, loe rộng, phủ đầy lông, cánh hoa có móng hình tròn, nhị 20, ngắn hơn cánh hoa, chỉ nhị loe ở gốc; bầu có lông, chia 5 ô.
– Quả nạc hình trứng hoặc gần hình cầu, hơi có lông mềm, khi chín màu vàng, hạt to, hình trứng.
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất
Honaga – Giúp bổ phổi, giảm các biểu hiện ho nhiều tăng tiết đờm.