Thuốc Risperdal 1mg Janssen điều trị bệnh tâm thần phân liệt (6 vỉ x 10 viên)
Mô tả tóm tắt
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm tương tự
-
Giảm đau, hạ sốt, chống viêm
Paracetamol 500 mg viên nén màu trắng – Giảm đau, hạ sốt
Nhà thuốc Ngọc Thu Biên Hòa - Đồng Nai
Được xếp hạng 4.00 5 sao54.000 ₫ Mua hàng -
Giảm đau, hạ sốt, chống viêm
Ramlepsa 37,5/325mg – Điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng
Nhà thuốc Trung Nguyên Gò Vấp - Hồ Chí Minh
Được xếp hạng 5.00 5 sao186.000 ₫ Mua hàng
Mô tả chi tiết
Thuốc Risperdal 1mg Janssen
Thành phần của Thuốc Risperdal 1mg Janssen
Thông tin thành phần: “”Thành phần :
Thành phần dược chất: Viên nén bao phim chứa 1 mg risperidone.
Thành phần tá dược:
– Lõi viên: Lactose monohydrate, tinh bột ngô, cellulose vi tinh thể, hypromellose 2910 15 mPa.s, magnesi stearate, silica gel khan, natri lauryl sulphate.
– Màng bao phim: Hypromellose 2910 5 mPa.s, propylene glycol.
Công dụng
Chỉ định
Thuốc Risperdal 1 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Điều trị bệnh tâm thần phân liệt.
Risperdal cũng được chỉ định điều trị các đợt hưng cảm cấp hoặc hỗn hợp liên quan đến rối loạn lưỡng cực I (theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM IV).
Risperdal được chỉ định điều trị ngắn hạn triệu chứng (lên tới 6 tuần) các hành vi gây hấn trường diễn trong rối loạn cư xử ở trẻ nhỏ từ 5 tuổi và thanh thiếu niên* bị thiểu năng trí tuệ hoặc chậm phát triển trí tuệ theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV ở những người gây hấn dữ dội hoặc những hành vi đập phá khác yêu cầu điều trị dược lý. Điều trị dược lý nên là một phần không thể thiếu của một chương trình điều trị toàn diện hơn, bao gồm can thiệp tâm lý xã hội và giáo dục.
Risperidone được khuyến cáo nên được kê toa bởi chuyên gia thần kinh trẻ em và chuyên gia tâm thần cho thanh thiếu niên và trẻ em hoặc những thầy thuốc có kinh nghiệm trong điều trị rối loạn cư xử ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Risperdal được chỉ định để điều trị tính dễ bị kích thích liên quan tới chứng tự kỷ, bao gồm các triệu chứng gây hấn với người khác, chủ tâm gây thương tích, cơn thịnh nộ giận dữ và thay đổi tính khí thất thường.
(*) Đối với trẻ em và thanh thiếu niên dưới 50 kg, viên nén bao phim 1 mg và 2 mg đang lưu hành trên thị trường không phù hợp với điều trị ban đầu và chỉnh liều.
Dược lực học
Risperidone là một chất đối kháng monoaminergic có chọn lọc với những đặc tính riêng biệt. Risperidone có ái lực cao với các thụ thể serotonin 5-HT2 và dopamine D2.
Risperidone cũng gắn kết vào thụ thể α1 (alpha 1-adrenergic) và có ái lực thấp hơn với thụ thể histamine H1 và thụ thể α2-adrenergic.
Risperidone không có ái lực với các thụ thể cholinergic. Mặc dầu risperidone là chất đối kháng mạnh với thụ thể D2, được xem là cải thiện các triệu chứng dương tính của bệnh tâm thần phân liệt, nhưng risperidone ít gây ức chế các hoạt động về vận động và ít gây chứng giữ nguyên tư thế hơn các thuốc an thần kinh điển.
Khi tác dụng đối kháng dopamine và serotonin trung ương cân bằng, có thể làm giảm nguy cơ gây tác dụng phụ ngoại tháp và mở rộng tác động điều trị đối với các triệu chứng âm tính và triệu chứng cảm xúc ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Dược động học
Hấp thu
Risperidone được hấp thu hoàn toàn sau khi uống, đạt đến nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 1 – 2 giờ. Sự hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, vì vậy risperidone có thể dùng lúc no hoặc đói.
Phân bố
Risperidone được phân bố nhanh chóng. Thể tích phân bố là 1 – 2 L/kg. Trong huyết tương, risperidone được gắn kết với albumin và alpha1-acid glycoprotein. Tỉ lệ gắn kết với protein huyết tương của risperidone là 88%, của 9-hydroxy-risperidone là 77%.
Một tuần sau khi uống, 70% liều uống được thải trừ trong nước tiểu và 14% trong phân. Trong nước tiểu, risperidone và 9-hydroxy-risperidone chiếm 35 – 45% liều dùng. Phần còn lại là những chất chuyển hóa không có hoạt tính.
Chuyển hoá
Risperidone bị chuyển hóa bởi CYP2D6 thành 9-hydroxy-risperidone, chất chuyển hoá này có tính chất dược lực học tương tự risperidone. Risperidone cộng với 9-hydroxy-risperidone tạo nên phần có hoạt tính chống loạn thần.
Thải trừ
Sau khi dùng đường uống cho bệnh nhân loạn thần, risperidone bị thải trừ, thời gian bán thải khoảng 3 giờ. Thời gian bán thải của 9-hydroxy-risperidone và phần chất có hoạt tính chống loạn thần là 24 giờ.
Tỷ lệ liều: Trạng thái hằng định của risperidone đạt được sau 1 ngày ở hầu hết các bệnh nhân. Trạng thái hằng định của 9-hydroxy-risperidone đạt được sau 4 – 5 ngày dùng thuốc. Nồng độ huyết tương của risperidone tỷ lệ với liều dùng trong phạm vi liều điều trị.
Dân số đặc biệt:
Trẻ em: Dược động học của risperidone, 9-hydroxy-risperidone và phần nhỏ chất có hoạt tính chống loạn thần ở trẻ em là giống như ở người lớn.
Suy gan và suy thận: Một nghiên cứu liều duy nhất cho thấy nồng độ có hoạt tính trong huyết tương cao hơn và sự thải trừ của phần thuốc có hoạt tính chống loạn thần bị giảm đi 30% ở người lớn tuổi và 60% ở bệnh nhân suy thận. Nồng độ trong huyết tương của risperidone ở bệnh nhân suy gan là bình thường nhưng nồng độ trung bình của phần risperidone tự do trong huyết tương thì tăng khoảng 35%.
Cách dùng
Thuốc Risperdal có ở dạng viên nén dùng đường uống.
Liều dùng
Bệnh tâm thần phân liệt
Chuyển từ các thuốc chống loạn thần khác sang Risperdal: Khi điều kiện trị liệu thích hợp, nên ngưng dần dần sự điều trị trước đó trong khi bắt đầu điều trị bằng Risperdal.
Cũng như vậy, trong điều kiện trị liệu thích hợp khi chuyển bệnh nhân đang dùng các thuốc chống loạn thần có tác dụng chậm sang Risperdal, thì nên bắt đầu dùng Risperdal thay cho lần tiêm tiếp theo. Nhu cầu cho việc tiếp tục dùng những thuốc chống Parkinson nên được đánh giá lại định kỳ.
Người lớn: Risperdal có thể được dùng 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày.
Nên khởi đầu dùng Risperdal với liều 2 mg/ngày. Nên tăng liều lên 4 mg vào ngày thứ hai và có thể duy trì điều trị bằng liều này, hoặc liều duy trì có thể thay đổi tùy theo từng người bệnh nếu cần.
Hầu hết bệnh nhân sẽ đáp ứng tốt với liều 4 – 6 mg mỗi ngày. Ở một số bệnh nhân, giai đoạn chỉnh liều chậm hơn và liều khởi đầu, liều duy trì thấp hơn có thể phù hợp.
Liều trên 10 mg/ngày không thấy có hiệu quả cao hơn so với những liều thấp hơn và có thể gây ra những triệu chứng ngoại tháp. Vì độ an toàn của liều trên 16 mg/ngày chưa được đánh giá, do đó không nên dùng liều cao hơn mức này.
Benzodiazepine có thể được phối hợp thêm với Risperdal nếu cần có thêm tác dụng an thần.
Các đối tượng đặc biệt
Người lớn tuổi (65 tuổi trở lên):
Liều khởi đầu nên dùng là 0,5 mg x 2 lần/ngày.
Liều này có thể điều chỉnh tăng thêm 0,5 mg x 2 lần/ngày tùy theo từng bệnh nhân cho đến liều 1 – 2 mg x 2 lần/ngày.
Thanh thiếu niên:
Liều khởi đầu nên dùng là 0,5 mg/ngày, ngày dùng một lần vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Nếu cần thiết, liều này có thể được điều chỉnh tăng thêm 0,5 hoặc 1 mg/ngày trong khoảng ≥ 24 giờ, nếu dung nạp được, cho đến liều khuyến cáo 3 mg/ngày. Liều hiệu quả đã được chứng minh trong khoảng 1 mg đến 6 mg/ngày.
Liều cao hơn 6 mg/ngày chưa được nghiên cứu.
Những bệnh nhân buồn ngủ trường diễn có thể có lợi khi dùng nửa liều hàng ngày, dùng 2 lần/ngày.
Chưa có kinh nghiệm về điều trị tâm thần phân liệt ở trẻ em dưới 13 tuổi.
Điều trị hưng cảm do rối loạn lưỡng cực
Người lớn:
Risperdal nên được uống 1 lần trong ngày, khởi đầu với liều 2 hoặc 3 mg.
Nếu cần sự tăng liều, nên được thực hiện sau 24 giờ và tăng 1 mg/ngày.
Hiệu quả của thuốc được ghi nhận trong khoảng liều dao động từ 1 – 6 mg/ngày.
Giống như tất cả các biện pháp điều trị triệu chứng, việc sử dụng tiếp tục Risperdal phải được đánh giá và điều chỉnh dựa trên cơ sở tiến triển bệnh.
Trẻ em và thanh thiếu niên:
Liều khởi đầu nên dùng là 0,5 mg/ngày, ngày dùng một lần vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Nếu cần thiết, liều này có thể được điều chỉnh tăng thêm 0,5 hoặc 1 mg/ngày trong khoảng ≥ 24 giờ, nếu dung nạp được, cho đến liều khuyến cáo 2,5 mg/ngày.
Liều hiệu quả đã được chứng minh trong khoảng 0,5 mg đến 6 mg/ngày. Liều cao hơn 6 mg/ngày chưa được nghiên cứu.
Những bệnh nhân buồn ngủ trường diễn có thể có lợi khi dùng nửa liều hàng ngày, dùng 2 lần/ngày.
Giống như tất cả các biện pháp điều trị triệu chứng, việc sử dụng tiếp tục Risperdal phải được đánh giá và điều chỉnh dựa trên cơ sở tiến triển bệnh.
Không có kinh nghiệm điều trị hưng cảm do rối loạn lưỡng cực ở trẻ em dưới 10 tuổi.
Rối loạn cư xử ở trẻ em từ 5 tuổi và thanh thiếu niên
Với bệnh nhân ≥ 50 kg:
Nên khởi đầu với liều 0,5 mg (1 lần/ngày). Khi cần, tùy bệnh nhân có thể tăng thêm 0,5 mg/ngày nhưng không chỉnh liều sớm hơn 48 giờ.
Liều tối ưu ở đa số bệnh nhân là 1 mg (1 lần/ngày).
Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân có thể chỉ cần 0,5 mg (1 lần/ngày) trong khi một số khác cần đến 1,5 mg (1 lần/ngày).
Với bệnh nhân < 50kg:
Viên nén bao phim 1 mg và 2 mg đang lưu hành không phù hợp với điều trị ban đầu và chỉnh liều.
Giống như tất cả các liệu pháp điều trị triệu chứng, việc sử dụng liên tục Risperdal phải được đánh giá và điều chỉnh dựa trên diễn tiến bệnh.
Chưa có kinh nghiệm dùng thuốc này cho trẻ dưới 5 tuổi.
Tính dễ bị kích thích liên quan đến chứng tự kỷ
Trẻ em và thanh thiếu niên:
Viên nén bao phim 1 mg và 2 mg đang lưu hành không phù hợp với điều trị ban đầu và chỉnh liều đối với bệnh nhân < 20 kg.
Liều dùng Risperdal phải được kê toa cụ thể theo nhu cầu và đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân. Nên khởi đầu với liều 0,5 mg/ngày cho bệnh nhân có cân nặng ≥ 20 kg.
Vào ngày điều trị thứ 4 có thể tăng liều thêm 0,5 mg cho bệnh nhân ≥ 20 kg.
Liều này nên được duy trì và sự đáp ứng nên được đánh giá và khoảng ngày 14. Chỉ xem xét tăng thêm liều điều trị ở những bệnh nhân không đạt được đáp ứng lâm sàng đầy đủ. Sự tăng liều có thể thực hiện mỗi ≥ 2 tuần ở mức 0,5 mg cho bệnh nhân nặng ≥ 20 kg.
Trong các nghiên cứu lâm sàng, tổng liều dùng tối đa trong ngày không vượt quá 1,5 mg ở bệnh nhân nặng < 20 kg; 2,5 mg ở bệnh nhân nặng ≥ 20 kg; hay 3,5 mg ở bệnh nhân nặng > 45 kg. Liều dưới 0,25 mg/ngày không cho thấy có hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng.
Liều của Risperdal cho bệnh nhân nhi có rối loạn tự kỷ (tổng liều mg/ngày)
Cân nặng
Ngày 1 – 3
Ngày 4 – 14+
Mức độ tăng liều nếu cần thiết
Khoảng liều
≥ 20 kg
0,5 mg
1,0 mg
+0,5 mg mỗi > 2 tuần
1,0 – 2,5 mg*
*Bệnh nhân nhi nặng trên 45 kg có thể cần liều cao hơn, liều tối đa được nghiên cứu là 3,5 mg/ngày.
Risperdal có thể uống 1 – 2 lần/ngày.
Với những bệnh nhân nhi bị buồn ngủ, có thể chuyển cách dùng từ 1 lần/ngày sang 1 lần/ngày uống trước khi ngủ hay 2 lần/ngày.
Một khi đáp ứng lâm sàng đã đạt được và duy trì, có thể xem xét để giảm dần liều nhằm đạt được sự cân bằng tối ưu giữa hiệu quả và sự an toàn.
Chưa đủ kinh nghiệm sử dụng ở trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi.
Ở bệnh nhân suy gan và suy thận:
Bệnh nhân suy thận có suy giảm độ thanh thải phần thuốc có hoạt tính chống loạn thần hơn ở người lớn bình thường.
Ở bệnh nhân có suy giảm chức năng gan, nồng độ risperidone tự do trong huyết tương gia tăng.
Bất kể với chỉ định nào, liều khởi đầu và các liều tiếp theo phải được giảm đi một nửa, và quá trình chỉnh liều phải chậm hơn ở những bệnh nhân có suy gan, suy thận.
Risperdal phải được dùng một cách thận trọng ở những nhóm bệnh nhân này.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng và dấu hiệu: Nhìn chung, những dấu hiệu và triệu chứng được ghi nhận là kết quả từ tác dụng quá mức về tác động dược lý đã được biết của thuốc. Những triệu chứng này bao gồm buồn ngủ và an thần, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và triệu chứng ngoại tháp.
Trong trường hợp quá liều, đoạn QT kéo dài, và co giật đã được báo cáo.
Khi kết hợp quá liều Risperdal uống với paroxetine, hiện tượng xoắn đỉnh đã được báo cáo.
Trong trường hợp quá liều cấp tính, nên xem xét khả năng đã dùng nhiều thuốc.
Điều trị: Thiết lập và duy trì sự lưu thông đường hô hấp và đảm bảo đầy đủ oxy và thông khí. Rửa dạ dày (sau khi đã đặt nội khí quản, nếu bệnh nhân bất tỉnh) và nên xem xét việc dùng than hoạt kết hợp với thuốc nhuận tràng. Nên bắt đầu theo dõi tim mạch ngay kể cả theo dõi điện tâm đồ liên tục để phát hiện loạn nhịp có thể xảy ra.
Không có thuốc giải độc đặc hiệu đối với Risperdal. Do đó những biện pháp hỗ trợ thích hợp nên được áp dụng.
Hạ huyết áp và suy tuần hoàn nên được điều trị bằng những biện pháp thích hợp như truyền dịch tĩnh mạch hoặc thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm.
Trong trường hợp có triệu chứng ngoại tháp nặng, nên dùng các thuốc kháng cholinergic. Nên tiếp tục giám sát và theo dõi chặt chẽ về mặt y khoa cho đến khi bệnh nhân hồi phục.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Risperdal 1 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Các phản ứng có hại của thuốc (ADR) thường gặp nhất (tỷ lệ ≥ 10%) được báo cáo là: Hội chứng Parkinson, an thần/buồn ngủ, đau đầu và mất ngủ. Các ADR xuất hiện có liên quan đến liều bao gồm hội chứng Parkinson và bồn chồn.
Sau đây là tất cả các ADR được báo cáo trong các nghiên cứu lâm sàng và sau khi đưa risperidone ra thị trường với tần suất ước tính từ các nghiên cứu lâm sàng của Risperdal. Các thuật ngữ và tần suất sau đây được áp dụng: Rất phổ biến (≥ 1/10), phổ biến (≥ 1/100 đến <1/10), không phổ biến (≥1/1.000 đến <1/100), hiếm (≥1/10000 đến <1/1000) và rất hiếm (<1/10000).
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Risperdal 1 mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Risperdal được chống chỉ định đối với những bệnh nhân quá mẫn với thuốc.
Thời kỳ mang thai. Khả năng lái xe và vận hành máy móc,Thời kỳ cho con bú
Tương tác liên quan đến dược lực học
Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương và alcohol: Do Risperdal có tác dụng chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương vì vậy nên thận trọng khi dùng với các thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương hoặc alcohol.
Levodopa và chất đối kháng dopamine: Risperdal có thể đối kháng tác động của Levodopa và các chất đồng vận dopamine khác.
Thuốc có tác dụng hạ huyết áp: Sau khi thuốc đưa ra thị trường, nhận thấy có hạ huyết áp rõ rệt trên lâm sàng khi dùng cùng với thuốc điều trị tăng huyết áp.
Thuốc được biết làm kéo dài khoảng QT: Thận trọng khi kê đơn Risperdal với các thuốc được biết làm kéo dài khoảng QT.
Tương tác liên quan đến dược động học
Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu của Risperdal: Risperidone được chuyển hóa chủ yếu qua CYP2D6, và một phần nhỏ qua CYP3D4. Cả risperidone và hoạt chất chuyển hóa còn hoạt tính 9-hydroxy-risperidone đều là chất nền của P-glycoprotein (P-gp). Các chất làm thay đổi hoạt động của CYP2D6, hoặc chất ức chế mạnh CYP3D4 và/hoặc hoạt tính của P-gp, có thể ảnh hưởng đến dược động học phần có hoạt tính chống loạn thần của risperidone.
Thuốc ức chế mạnh CYP2D6: Dùng đồng thời Risperdal với các thuốc ức chế mạnh CYP2D6 có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương của risperidone, nhưng ít ảnh hưởng trên phần thuốc có hoạt tính chống loạn thần. Liều cao của các chất ức chế mạnh CYP2D6 có thể làm tăng nồng độ phần có hoạt tính chống loạn thần của risperidone (ví dụ: paroxetine, xem bên dưới). Khi dùng đồng thời paroxetine hoặc chất ức chế mạnh CYP2D6 khác, đặc biệt là ở liều cao, lúc bắt đầu hoặc lúc ngừng sử dụng, thì bác sĩ nên đánh giá lại liều của Risperdal.
Chất ức chế CYP3A4 và hoặc chất ức chế P-gp: Dùng đồng thời Risperdal với chất ức chế mạnh CYP3A4 và/hoặc P-gp có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương phần có hoạt tính chống loạn thần của risperidone. Bác sĩ nên đánh giá lại liều của Risperdal khi dùng đồng thời itraconazole hoặc chất ức chế mạnh CYP3A4 và/hoặc P-gp ở thời điểm bắt đầu sử dụng hoặc lúc ngưng sử dụng.
Chất cảm ứng CYP3A4 và/hoặc P-gp: Dùng đồng thời Risperdal với chất cảm ứng mạnh CYP3A4 và/hoặc P-gp có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương phần có hoạt tính chống loạn thần của risperidone. Bác sĩ nên đánh giá lại liều của Risperdal khi dùng đồng thời carbamazepine hoặc chất cảm ứng CYP3A4 và/hoặc P-gp ở thời điểm bắt đầu sử dụng hoặc lúc ngưng sử dụng.
Thuốc gắn kết cao với protein: Khi Risperdal được uống cùng với các thuốc gắn kết cao với protein thì không có sự thế chỗ lẫn nhau có ý nghĩa về mặt lâm sàng của bất cứ thuốc nào từ protein huyết tương.
Khi sử dụng đồng thời, nên xem xét thông tin về con đường chuyển hóa và có thể điều chỉnh liều nếu cần.
Đối tượng trẻ em:
Các nghiên cứu về tương tác thuốc chỉ được thực hiện trên người trưởng thành. Các kết quả nghiên cứu tương đương trên bệnh nhân nhi là chưa được biết tới.
Ví dụ về các thuốc có khả năng tương tác hoặc đã được chứng minh là không có tương tác với risperidone được liệt kê dưới đây:
Kháng sinh:
Erythromycine (chất ức chế CYP3A4 trung bình) không làm thay đổi dược động học của risperidone và phần có hoạt tính chống loạn thần.
Rifampicin (chất ức chế mạnh CYP3A4 và P-gp) làm giảm nồng độ trong huyết tương của phần có hoạt tính chống loạn thần.
Anticholinesterase: Donepezil và galantamine (hai chất chuyển hóa qua CYP2D6 và CYP3D4) được chứng minh là không ảnh hưởng liên quan về mặt lâm sàng của risperidone và chất có hoạt tính chống loạn thần.
Thuốc chống động kinh:
Carbamazepine (chất cảm ứng CYP3A4 và P-gp) được chứng minh là làm giảm nồng độ trong huyết tương phần có hoạt tính chống loạn thần của risperidone.
Topiramate là chất điển hình làm giảm sinh khả dụng của risperidone, nhưng không ảnh hưởng đến phần có hoạt tính chống loạn thần. Vì thế tương tác này dường như không có ý nghĩa lâm sàng
Risperidone không cho thấy ảnh hưởng liên quan về mặt lâm sàng đối với dược động học của valproate hoặc topiramate.
Thuốc kháng nấm:
Itraconazole (chất ức chế mạnh CYP3A4 và P-gp) ở liều 200 mg/ngày làm tăng nồng độ trong huyết tương của phần có hoạt tính chống loạn thần khoảng 70% khi liều của risperidone từ 2-8 mg/ngày.
Ketoconazole (chất ức chế mạnh CYP3A4 và P-gp) ở liều 200 mg/ngày làm tăng nồng độ trong huyết tương của risperidone và giảm nồng độ trong huyết tương của 9-hydroxy-risperidone.
Các thuốc chống loạn thần:
Phenothiazine có thể làm tăng nồng độ huyết tương của risperidone nhưng không tăng phần có hoạt tính chống loạn thần.
Aripiprazole (chất nền của CYP2D6 và CYP3A4): Viên nén hoặc thuốc tiêm risperidone không ảnh hưởng tới dược động học của tổng số aripiprazole và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó là dehydroaripiprazole.
Các thuốc chống virus: Các chất ức chế protease: Không có sẵn nghiên cứu chính thức nào; tuy nhiên vì ritonavir là chất ức chế mạnh CYP3A4 và là chất ức chế yếu CYP2D6 nên các chất ức chế ritonavir và ritonavir-boosted protease có tiềm năng làm tăng nồng độ phần hoạt tính chống loạn thần của risperidone.
Thuốc chẹn beta: Một vài thuốc chẹn beta có thể làm tăng nồng độ huyết tương của risperidone nhưng không tăng nồng độ phần có hoạt tính chống loạn thần của risperidone.
Ức chế kênh Calci: Verapamil (chất ức chế trung bình CYP3A4 và ức chế P-gp) làm tăng nồng độ huyết tương của risperidone và phần chất có hoạt tính chống loạn thần.
Digitalis Glycoside: Risperidone không cho thấy ảnh hưởng liên quan lâm sàng tới dược động học của digoxin.
Thuốc lợi tiểu: Furosemide: Xem phần Cảnh báo về tỷ lệ tử vong tăng ở bệnh nhân lớn tuổi bị sa sút trí tuệ khi uống đồng thời với thuốc lợi tiểu.
Các thuốc dạ dày ruột: Các chất đối kháng thụ thể H2: Cimetidine và ranitidine là 2 chất ức chế yếu CYP2D6 và CYP3A4, làm tăng sinh khả dụng của risperidone ở mức không đáng kể, chỉ ở phần hoạt tính chống loạn thần.
Lithium: Risperidone không thể hiện ảnh hưởng liên quan tới lâm sàng trên dược động học của lithium.
SSRI và thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
Fluoxetine (chất ức chế CYP2D6 mạnh) làm tăng nồng độ huyết tương của risperidone nhưng ảnh hưởng mức độ ít hơn đối với phần hoạt tính chống loạn thần.
Paroxetine (chất ức chế CYP2D6 mạnh) làm tăng nồng độ huyết tương của risperidone, nhưng ở liều đến 20 mg/ngày, ảnh hưởng mức độ ít hơn đối với phần có hoạt tính chống loạn thần. Tuy nhiên, liều paroxetine cao hơn có thể làm tăng nồng độ của phần hoạt tính chống loạn thần risperidone.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể làm tăng nồng độ risperidone nhưng không tăng phần hoạt tính chống hướng thần. Amitriptyline không ảnh hưởng tới dược động học của risperidone hoặc phần hoạt tính chống loạn thần.
Sertraline (chất ức chế yếu CYP2D6) và fluvoxamine (chất ức chế yếu CYP3A4) ở liều 100 mg/ngày không liên quan tới sự thay đổi đáng kể nào về mặt lâm sàng đối với nồng độ phần hoạt tính chống loạn thần risperidone. Tuy nhiên, liều cao hơn 100 mg/ngày của sertraline hoặc fluvoxamine có thể làm tăng nồng độ của phần chất hoạt tính chống loạn thần risperidone.
Bảo quản
Bảo quản nhiệt độ không quá 30°C.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Không dùng thuốc quá hạn dùng ghi trên bao bì.