Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Cần cất giữ thuốc tốt trong gia đình 

Cần cất giữ thuốc tốt trong gia đình 

Cần cất giữ thuốc tốt trong gia đình - chothuoctay

Hằng năm, ở nhiều nước trên thế giới đều thống kê con số không nhỏ làm buồn lòng giới chức y tế về các trường hợp ngộ độc thuốc xảy ra trong tồn trữ, sử dụng thuốc trong gia đình. Đặc biệt, do không cất giữ thuốc tốt, để thuốc lẫn lộn với những vật dụng khác, trẻ em dễ dàng lấy thuốc, người lớn nhầm lẫn thuốc mà bao tai nạn đã xảy ra và để lại các hậu quả rất đáng tiếc. Những sự cố đáng tiếc này lẽ ra có thể phòng ngừa được.

Có nên cất giữ thuốc trong nhà

Trong cuộc sống hằng ngày có lúc phải dùng đến thuốc. Hoặc là thuốc bác sĩ khám bệnh ghi đơn ta đến nhà thuốc mua về dùng trong nhiều ngày, sau lần dùng đầu tiên số thuốc còn lại được cất giữ để dùng dần. Hoặc có một số thuốc gọi là thông thường dùng để trị một số rối loạn nhẹ như sốt, đau nhức, họ, tiêu chảy, khó tiêu đầy bụng… mà nhiều người thường mua sẵn trữ trong nhà để khi bị rối loạn thì có sẵn thuốc dùng ngay.

Thuốc liên quan đến tính mạng

Thuốc là sản phẩm đặc biệt liên quan đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng con người, nên cần phải cất giữ, bảo quản tốt chứ không thể để bừa bãi, lẫn lộn với mọi thứ vật dụng khác trong gia đình. Có người để thuốc đang dùng trị bệnh một cách bừa bãi đến giờ uống thuốc tìm mãi chẳng thấy đâu, hoặc tìm được thì thuốc bị hỏng do để nơi không thích hợp. Tốt nhất, thuốc cần được giữ ở nơi gọi là Tủ thuốc gia đình. Nếu điều kiện cho phép, ta nên mua hay đóng một tủ nhỏ có thể treo lên tường, vách, hoặc đặt ở nơi có sự khô ráo, mát, không bị ánh nắng chiếu vào (không nên đặt trong buồng tắm vì sự ẩm ướt làm thuốc rất mau hỏng).

Bảo quản thuốc trong nhà

Nơi đặt thuốc phải bảo đảm trẻ con không với tới hoặc với tới thì phải có khóa trẻ không mở được (chia khóa được cất ở nơi chỉ có người lớn biết). Nếu không có tủ nhỏ, ta có thể giữ thuốc trong ngăn kéo bàn hoặc trong một hộc của tủ lớn. Trong tủ hoặc nơi giữ thuốc, để dễ tìm thuốc, ta nên sắp thành ba loại đặt ở ba chỗ khác nhau:

1. Loại thuốc mà bác sĩ kê đơn và người trong gia đình đang sử dụng.

Thuốc này cần để riêng ra một nơi và tốt hơn hết nên để trong bao gói có ghi loại thuốc gì, dùng như thế nào (mỗi lần uống mấy viên, ngày uống mấy lần, uống vào lúc nào, có điều gì cần lưu ý như uống vào lúc bụng no chẳng hạn).

2. Loại thuốc thường dùng, dùng để trị một số chứng bệnh nhẹ hay gặp như sau:

– Thuốc giảm đau hạ sốt: nên có paracetamol dùng cho người lớn và trẻ con (nếu dùng aspirin nên ghi: “Dành cho người lớn”).

– Thuốc trị ho: Có một số thuốc dạng sirô (như sirô Théralene) thuốc kháng histamin làm dịu ho (kể cả trị nôn ói) cho trẻ, nếu là thuốc loại viên có chứa codein (như terpini-codein) chỉ dành cho người lớn.

– Thuốc trị tiêu chảy: nên có gói Oresol để bù nước và chất điện giải, có loại là chất hấp phụ như thuốc chứa than hoạt hoặc smetite, còn thuốc làm liệt nhu động ruột (như Paregorie) chỉ nên dùng cho người lớn không nên dùng cho trẻ con

– Thuốc trị táo bón: Nếu phân quá khô cứng gây khó đi tiêu có thể dùng dạng thuốc bơm glycerin vào hậu môn (rectiofar), nếu táo bón do thiếu nước thấm vào phân có thể dùng thuốc chứa hợp chất cao phân tử macrogol hoặc đường lactulose, thuốc tẩy nhuận kích thích quá mạnh (Neo-boldolaxine) chỉ dành cho người lớn. Tại oned in prent aburir vill man om Thuốc trị chứng khó tiêu đầy bụng: Nên có thuốc chứa hợp chất nhôm và magiê kháng acid có thêm chất chống đầy hơi simethicone (simelox) hoặc thuốc tăng trương lực dạ dày (Motilium-M). Các thuốc nêu trên có thể nhờ dược sĩ ở nhà thuốc hướng dẫn mua trữ và chỉ cách sử dụng. Nên lưu ý chỉ dùng thuốc trị rối loạn nhẹ dăm bảy ngày, nếu triệu chứng không đỡ phải đi khám ở bác sĩ.

3. Loại thuốc dùng ngoài:

Povidine (bôi ngoài da sát trùng), nước oxy già (eau oxygéneé), cồn 70°…, bông băng, một số vật dụng y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai (lưu ý không dùng thuốc nhỏ tai, nhỏ mũi hoặc thuốc dùng ngoài da làm thuốc nhỏ mắt). Đối với thuốc dùng trong (tức loại để uống) ta nên sắp đặt riêng: thuốc dành cho người lớn và thuốc dành cho trẻ con, không nên để lẫn lộn.

Nếu thuốc có bao bì, nên giữ thuốc trong bao bì kể cả bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Xin lưu ý, tất cả các loại thuốc là viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch có nắp đậy và các chai lọ này đều phải dán nhãn ghi rõ tên thuốc. Nếu là thuốc dành cho người lớn, nên ghi thêm câu trên nhãn: “người lớn”. Nếu có hạn dùng (thường gọi là “đát”, do từ chữ Expiry date) phải ghi rõ hạn dùng và thường xuyên theo dõi, nếu thuốc quá hạn dùng phải bỏ đi, thay thuốc mới vào.

Để giữ nhãn thuốc tốt

có thể dùng băng keo trong dán chồng lên nhãn để nhân không bong ra. Sau cùng, ta nên để sẵn một đèn pin ở đầu giường ngủ để phòng khi đêm tối cúp điện, ta có ánh sáng tìm thuốc. Tránh việc mò mẫm lấy thuốc trong tình trạng không đọc được tên thuốc. Tóm lại, xin hãy xem việc cất giữ thuốc trong gia đình là quan trọng.

Thuốc chỉ an toàn và phát huy tác dụng cao nhất khi sử dụng thuốc ĐÚNG và tồn trữ, cất giữ thuốc tốt lần nhỏ quá nhiều. Vì nếu lượng thuốc quá lớn, sẽ làm cho nhiệt độ hạ quá nhanh hoặc không lên được, đối với trẻ con không có tác dụng. Còn đối với trẻ sơ sinh và hài nhi do khoang mũi còn hẹp, nếu nhỏ quá nhiều, dễ làm cho trẻ bị ngạt. Với trẻ bé, nhất là trẻ sơ sinh, thì không được dùng thuốc nhỏ mũi để hạ sốt. indu 70- Những triệu chứng khi trẻ con bị cảm mạo cần phải dùng kháng sinh.

Trẻ con bị cảm mạo chủ yếu do lây nhiễm vi rút

Có rất nhiều tài liệu đã chứng minh, kháng sinh không thể rút ngắn quá trình cảm mạo của trẻ con, và cũng không thể dự phòng được bệnh. Bởi vậy, nói chung trẻ con bị cảm mạo nếu chưa xuất hiện các triệu chứng kết hợp khác thì không nên dùng kháng sinh. Còn nếu xuất hiện những triệu chứng khác, như viêm tai giữa, viêm hốc

Xem thêm các sản phẩm tại https://Chothuoctay.com

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng