Acid folic tức Vitamin B9 và Folacin, Folat (dạng anion) là các dạng hòa tan trong nước của vitamin B9. Cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người để thực hiện các quá trình sản sinh tế bào mới. Nhu cầu về Acid Folic tăng cao ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Chất này có mặt trong nhiều loại thức ăn và cũng có thể có từ sản phẩm nhân tạo.
Vai trò sinh học của Acid folic
Acid folic có vai trò sinh học trong việc tạo ra tế bào mới và duy trì chúng. Nó đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phân chia và lớn lên nhanh của tế bào như ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Chất này cần thiết trong việc nhân đôi DNA và giúp tránh đột biến DNA vốn là một yếu tố gây ung thư.
Chính vì có tác dụng giúp tái tạo tế bào như vậy mà Acid folic có thể được sử dụng để phục hồi phục sinh lực cho các cơ quan nội tạng sau mỗi sự cố thiếu máu hay tổn thương nội mạng tế bào.
Điển hình
Việc Acid folic đã được đưa vào trong các sản phẩm dược phẩm và thực phẩm chức năng dành cho người đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Khi bệnh nhân gặp tình trang đau thắt ngực có nghĩa là mạch máu của họ đã có xảy ra một số sự tắc nghẽn nhỏ do đó dẫn đến thiếu máu cơ tim một phần nhỏ. Và nếu cứ để tình trang này tiếp diễn thì khả năng xảy ra cơn nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử là rất cao. Vì vậy việc bổ sung Acid folic cho những đối tượng này là điều cần thiết và đúng đắn.
Tuy nhiên số lượng cần bổ sung là khá ít vì nó còn liên quan tới vấn đề sau đây. Việc thiếu acid folic làm chậm quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Ảnh hưởng đến các khu vực có sự tái tạo tế bào nhanh như ở tủy xương. Sự thiếu hụt acid folic làm chậm sự tổng hợp DNA. Trong khi đó không ảnh hưởng đến quá trình ổng hợp RNA và protein. Khiến tạo ra nhiều các tế bào hồng cầu lớn trong máu, gọi là nguyên hồng cầu to. Gây ra sự thiếu hồng cầu bình thường và chứng bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu to
Đối với phụ nữ mang thai
Acid folic đặc biệt cần thiết cho tất cả các phụ nữ có ý định mang thai. Trong khoảng thời gian ngay trước và ngay sau khi thụ thai, để bào thai được phát triển khỏe mạnh. Tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi.
Khuyến cáo dinh dưỡng
Các loại rau như rau chân vịt hay rau cải xanh. Các loại đỗ và ngũ cốc, gan, thịt gà, và một số hoa quả như cam, bưởi chứa nhiều acid folic. Một số thức ăn sáng ngũ cốc ở các nước phát triển chứa từ 25 đến 100 phần trăm nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày về acid folic trong một khẩu phần ăn.
Xem thêm:
– Collagen tripeptide
– Chiết xuất sụn mũi cá hồi chứa 20% Proteoglycan Hyaluronic acid
– Tơ tằm thủy phân (Hydrolyzed silk)
– Chiết xuất gạo chứa 10% ceramide
– Elastin
– Chiết xuất lá atisô (Artichoke leaf extract)
– L-cystine
– Hỗn hợp Vitamin
– Vitamin C (Natri-L-ascorbic)
– Vitamin B3 (Nicotinamide)
– Vitamin E (D-alpha-tocopherol)
– Vitamin D (Cholecalciferol)
– Vitamin B5 (Calcium pantothenate)
– Vitamin B2 (Riboflavin)
– Vitamin B1 ( Thiamine hydrochloride)
– Vitamin B6 (Pyridoxin hydroclorid)
– Vitamin A (Retinyl palmitat)
– Vitamin B9 (Folic acid)
– Vitamin B12 (Cyanocobalamin)
Nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Acid_folic