Từ trước đến nay thường xảy ra tình trạng có một số người, trong đó đa phần là thanh niên, đến nhà thuốc hỏi mua loại thuốc kháng sinh mà người biết về chuyên môn sẽ đoán ra là anh ấy muốn tự chữa hoặc ngừa một bệnh “hoa liễu” nào đó. Điều hết sức tai hại là đương sự hoàn toàn mù tịt về khái niệm bệnh “hoa liễu” và chẳng có chút gì là kiến thức sử dụng thuốc để đi đến dùng thuốc rất sai, rất nguy hiểm. Hiện nay, người ta không dùng danh từ “bệnh hoa liễu” như xưa mà thay thế bằng “bệnh lây qua đường tình dục” (BLQĐTD) và các bệnh này không chỉ gồm một số bệnh kinh điển dân chơi thường hay nhắc đến như: giang mai, lậu, hột xoài, mào gà, hoa khế… mà có đến hơn hai chục bệnh LQĐTD, trong đó bệnh AIDS là bệnh LQĐTD thứ 22. Cần lưu ý rằng, các bệnh LQĐTD thông thường và lành tính đều có thể là cửa ngõ cho HIV đột nhập vào cơ thể. Và trong điều kiện hiện nay, AIDS vẫn còn có nghĩa là “chết”. Khẩu hiệu để cảnh giác đối với AIDS không phải là “Đừng mắc bệnh vì thiếu hiểu biết!” mà là “Đừng chết vì thiếu hiểu biết!”
Tác nhân gây bệnh LQĐTD có thể là vi khuẩn như vi khuẩn gây bệnh giang mai… Có thể là siêu vi (còn gọi là virus, nhỏ hơn nhiều so với vi khuẩn, phải dùng kính hiển vi điện tử mới soi thấy HIV, siêu vi gây bệnh viêm gan B, C…) Tác nhân có thể là ký sinh trùng (nhiều trùng roi gây ra bệnh huyết trắng ở phụ nữ), là vi nấm (như nấm Candida albicans), thậm chí là chí rận hoặc con cái ghẻ gây ra bệnh ghẻ ngứa. Như vậy, các bệnh LQĐTD rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân bệnh gây ra. Hiện nay, bệnh do Chlamydia trachomatis và các loại siêu vi đang có khuynh hướng thay thế dần các bệnh nhiễm trùng cổ điển như: giang mai, lậu, hạ cam mềm,… để hình thành nhóm bệnh LQĐTD thế hệ thứ hai, rất khó xác định và khó điều trị. Chúng có thể gây biến chứng trầm trọng và có bệnh chưa có thuốc chữa, thuốc ngừa chắc chắn đưa đến tử vong là HIV/AIDS. gris ind nél ido a im posip tub hi que ub Cho đến nay, vẫn còn quan niệm trong số không ít người cho rằng bệnh “hoa liễu” là bệnh cần giấu kín, đáng xấu hổ. Trong giới thanh niên, có người có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh nhưng lo sợ bị khinh khi, không đến bác sĩ, cơ sở da liễu để được khám và điều trị mà lại tự ý, hoặc nghe theo lời của người không biết về chuyên môn, mua thuốc về tự chữa trị. Họ tự tìm bất cứ loại kháng sinh nào, từ loại thông thường như Penicillin, Ampicillin đến loại kháng sinh rất mới như Cephalosporin thế hệ thứ ba hoặc loại Fluroquinolon thứ mới nhất để tự chữa chứng bệnh nhiều khi do chính họ tự nghĩ ra chứ thực tế không phải vậy. Trước đây có nhiều trường hợp nghe lời mách bảo, có người cố tìm mua cho được Lincocin và nói là để trị bệnh lậu trong khi Lincocin hoàn toàn không có tác dụng đối với lậu cầu. Nếu đúng bệnh lậu đang trong tình trạng cấp tính mà không được chữa trị đúng cách bệnh sẽ trở thành mạn tính và bệnh nhân sẽ bị các biến chứng rất khó điều trị. Có trường hợp người bệnh bị bệnh “mào gà” nhưng cứ tưởng là bệnh giang mai, đã tự tiêm rất nhiều thuốc kháng sinh, bệnh không thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm (đó là chưa kể bị tai biến trầm trọng do tiêm thuốc kháng sinh bừa bãi) vì “mào gà” là bệnh do siêu vi và kháng sinh thì không có tác dụng đối với siêu vi. Ngược lại, có người đã bị các thương tổn của giang mai thời kỳ thứ hai nhưng không đi chữa trị mà tự ý bôi thuốc, dùng thuốc không đúng, thậm chí có dùng đúng thuốc nhưng không dùng đúng phác đồ điều trị, dùng không đủ liều lượng, giang mai cứ tiếp tục tiếp triển gây hậu quả khủng khiếp, gây tác hại cho nòi giống sau này. Bệnh viện Da liễu TP.HCM trước đây đã gặp không ít trường hợp bệnh giang mai gọi là “cụt đầu”. Đó là trường hợp người bệnh ngay sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, đang ở thời kỳ mới nhiễm, đã dùng kháng sinh bừa bãi. Thuốc không đủ sức trị dứt giang mai mà chỉ làm thay đổi cách diễn tiến, không có vết trầy, vết loét (triệu chứng của giang mai thời kỳ thứ nhất). Điều nguy hại của giang mai “cụt đầu” là làm người bệnh bỏ qua, không hay biết đến bệnh và để nó âm thầm tiến triển. Vì vậy, nếu có “ham vui” và nghi ngờ mắc bệnh LQĐTD, cách khôn ngoan nhất là không nên tìm cách tự chữa trị mà nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám chữa trị. Ở các thành phố ta có thể đến khám bệnh ở bệnh viện Da Liễu hoặc các cơ sở y tế quận, huyện. Ở các tỉnh có các trạm da liễu tỉnh. Các nơi ấy sẽ chữa trị tốt và luôn giữ bí mật cho bệnh nhân về chẩn đoán bệnh. Trường hợp gây nhiều tác hại cần phải kể là có một số người trước khi đi “hành sự” tìm vui đã mua một vài viên thuốc kháng sinh (như ampi, amox…) uống gọi là để phòng. Hiện nay chẳng có loại thuốc nào có thể giúp cho phòng hơn 22 bệnh LQĐTD
Nên đặc biệt lưu ý, do thiếu hiểu biết người đã uống gọi là đề phòng ấy sẽ hoàn toàn mất cảm giác, chẳng cần đếm xỉa gì đến biện pháp tình dục an toàn hiện nay là dùng bao cao su. Thế là chẳng chóng thì chày sẽ rước họa vào thân. Cần lưu ý rằng một người
có thể mắc nhiều bệnh LQĐTD cùng một lúc, chứ không phải bị mắc một bệnh rồi thì các bệnh khác sẽ miễn nhiễm (tức là không bị mắc bệnh thêm nữa). Chỉ riêng bệnh HIV/AIDS không thôi là đã đi vào cửa “tử”. Cách phòng bệnh LQĐTD tốt nhất là chung thủy, không quan hệ tình dục với ai khác ngoài vợ hoặc chồng. Trong trường hợp “đặc biệt không kiềm lòng được” thì nên sử dụng bao cao su đúng cách. Chúng ta phải nỗ lực để ĐỪNG MẮC BỆNH VÌ THIẾU HIỂU BIẾT