Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Nói thêm về thuốc dùng ngoài da 

Nói thêm về thuốc dùng ngoài da 

Nói thêm về thuốc dùng ngoài da - chothuoctay

Khi nói đến thuốc dùng ngoài da, nhiều người cứ tưởng rằng thuốc chỉ có tác dụng duy nhất tại da, và cho rằng da là hàng rào bảo vệ ít nhạy cảm không thể bị xuyên thấu, nên lạm dụng bừa bãi. Kết quả có nhiều trường hợp bị tai biến do dùng thuốc ngoài da xảy ra. Trước đây có một số bà con ở vùng nông thôn, ngoại thành đã dùng thuốc trừ sâu để trị bệnh ghẻ ngứa và bị ngộ độc trầm trọng. Điều lưu ý đầu tiên về thuốc dùng ngoài da là có nhiều thứ thuốc không chỉ cho tác dụng điều trị tại chỗ mà còn có thể ảnh hưởng đến toàn thân. Độ thấm thuốc qua da để đưa đến tác dụng toàn thân, đặc biệt là các tác dụng phụ, không chỉ tùy thuộc vào dược chất có hoạt tính quá mạnh, vào tá dược là chất đưa thuốc qua da với độ thấm tốt, mà còn tùy thuộc vào vùng da bôi thuốc tức là vùng da có diện tích rộng hay hẹp, có lớp sừng (keratin) mỏng hay dày, vào cách bôi thuốc tức là bôi thuốc ít hay nhiều, thời gian tiếp xúc thuốc lâu hay mau. Đặc biệt còn tùy thuộc vào tình trạng của da (da bị tổn thương hay không), tùy thuộc vào đối tượng dùng thuốc (thí dụ như phụ nữ có thai và trẻ em là hai đối tượng phải đặc biệt thận trọng đối với một số thuốc dùng ngoài da). Điển hình của loại thuốc dùng ngoài da có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng toàn thân nếu sử dụng bừa bãi là thuốc có chứa glucocorticoid (gọi tắt corticoid) hoặc hiện nay thường chứa fluoro-corticoid là dược chất có tác dụng rất mạnh. Hiện nay, có tình trạng sử dụng rất bừa bãi thuốc ngoài da có chứa corticoid, fluorocorticoid dạng kem hay thuốc mỡ như Celestoderm, Cortibion, Synalar, Halog Hydrocotisone, Flucinar Cidermex và có thể kể tên vài chục tên biệt dược khác nữa. Đây là các thuốc kháng viêm rất quý, nếu dùng đúng chỉ định có thể chữa khỏi một số bệnh ngoài da khó trị. Nhưng có một số người dùng sai chỉ định như dùng để chữa các vết lở loét, dùng trị mụn trứng cá, thậm chí dùng như kem dưỡng da (!). Nên lưu ý các loại thuốc kể trên nếu bôi lâu ngày trên da sẽ làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng vì mất sự đề kháng, hoặc dùng lâu ngày da mặt mịn màng đâu không thấy mà sẽ thấy bị mụn trứng cá, phát mụn tấm khắp mặt. Không những thế, nếu bôi lâu ngày thuốc có thể thấm qua da vào máu làm cho trẻ con chậm lớn hoặc các cô gái tiền dậy thì bị rối loạn sự phát triển hệ lông. Cũng có thể gây tác dụng toàn thân mà đối với phụ nữ có thai tránh bôi thuốc có chứa corticoid, fluorocorticoid trên diện da rộng trong thời gian dài cũng như phải tránh bôi vào mặt. Do có khả năng gây tai biến như thế nên mặc dù dùng ngoài da, thuốc chứa corticoid, fluorocorticoid vẫn bị quy vào thuốc độc được bảng A (Pháp) tức là thuốc phải được bán theo toa của bác sĩ, phải dùng đúng liều lượng và không dùng quá 7 ngày. Điều lưu ý thứ hai là dùng ngoài da còn chứa các tá dược. Da là cơ quan sinh học nên nhiều khi không chỉ dược chất mà chính tá dược gây phản ứng gọi là dị ứng. Đối với một số người lần đầu bôi thuốc bị dị ứng nay nhưng có người qua nhiều lần bôi thuốc mới bị rối loạn đặc biệt này

Đọc thêm bài viết:  Đôi điều về sorbitol 

Điều lưu ý thứ ba là thuốc dùng ngoài da có nhiều dạng bào chế khác như thuốc mỡ, dạng kem, dung dịch, bột rắc… nhiều khi chính việc lựa chọn đúng dạng bào chế thích hợp quyết định phần lớn kết quả điều trị. Thí dụ như dạng thuốc mỡ không dùng trong trường hợp tổn thương cấp tính, tiết dịch nhiều. Bác sĩ điều trị trong quá trình chữa một bệnh ngoài da còn thay đổi dạng thuốc phù hợp co tính chất diễn biến của các giai đoạn bệnh. Những điều trình bày ở trên cho thấy, việc sử dụng thuốc dùng ngoài da cũng phức tạp và nhiều lúc đòi hỏi sự thận trọng không kém gì thuốc để uống. Khi dùng thuốc ngoài da để phát huy cao nhất hiệu quả điều trị và hạn chế mức thấp nhất các tai biến do thuốc, xin lưu ý những điều sau: 1. Nhiều bệnh ngoài da muốn điều trị có hiệu quả, tốt nhất là đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để khám và để được chỉ định đúng thuốc, đúng dạng thuốc, đúng liều lượng và đúng cách sử dụng. 2. Không nên dùng thuốc dùng ngoài kéo dài hàng tháng, đặc biệt các thuốc có chứa corticoid và kháng sinh hoặc cả hai. 3. Tránh bôi thuốc dùng ngoài da trên diện rộng và lâu dài với phụ nữ có thai và trẻ em vì có một số thuốc có thể gây nhiễm độc. Riêng đối với trẻ sơ sinh, phải tránh dùng các loại xà bông có chứa hexaclorophen (như Phisohex) vì có thể gây ngộ độc thần kinh. Hoặc không được dùng với dầu gió, dầu cù là có chứa bạc hà (menthol), long não (camphor) bôi lên mũi trẻ sơ sinh vì có thể gây kích ứng làm ngưng hô hấp. 4. Đối với một số thuốc dùng ngoài da cần phải làm vệ sinh da, làm sạch tổn thương và vùng da chung quanh trước khi bôi thuốc thì thuốc mới có hiệu quả tốt hơn. 5. Một số bệnh ngoài da như ghẻ ngứa (do nhiễm ký sinh trùng là con cái ghẻ) hay hắc lào, lang ben (do nhiễm vi nấm) khó trị vì tái nhiễm. Bên cạnh việc bôi thuốc cần phải vệ sinh môi trường như giặt giũ, ủi quần áo, giặt giũ phơi nắng mùng mền, chiếu gối, vệ sinh thân thể cho thật sạch sẽ. Nhiều khi phải trị đồng thời cho cả gia đình vì sự lây lan. 6. Cần lưu ý, thuốc dùng ngoài da tuyệt đối không được uống, do đó cần giữ thuốc ở dạng chất lỏng, dung dịch như: dầu nóng, nước oxy già (H,O,), dung dịch BSI, dung dịch cồn lod, dung dịch Povidine… ở chỗ an toàn để không bị uống nhầm gây ngộ độc. Xin lưu ý không dùng dầu nóng, dầu có chứa methyl salicylat pha với nước uống vì có thể bị ngộ độc do methyl salicylat. 7. Đối với các mỹ phẩm như: kem dưỡng da, kem trị mụn, kem trị tàn nhang cũng cần phải xem như dược phẩm và phải dùng với ý thức và thận trọng như dùng một loại thuốc dùng ngoài da

Đọc thêm bài viết:  Có phải truyền dịch luôn luôn là tốt?
Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối