Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Sử dụng thuốc kháng lao 

Sử dụng thuốc kháng lao 

Sử dụng thuốc kháng lao - chothuoctay

Trước khi nạn dịch nhiễm HIV/AIDS xảy ra, người ta thấy như có vẻ khống chế được bệnh lao, nhưng khi nạn dịch thuộc loại khủng hoảng toàn thế giới diễn biến, bệnh lao ngày càng phát triển. Hằng năm, tỷ lệ mắc bệnh này ngày càng tăng lên, không chỉ ở các nước đang phát triển, mà còn ở các nước tiên tiến. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 1990 có hơn 8 triệu ca lao mới mắc và gần đây, hằng năm khoảng 2,9 triệu người chết vì lao, trong đó 90% xảy ra tại các nước còn nghèo như nước ta. Người ta ước tính, số người mắc bệnh lao hằng năm sẽ tăng từ 8 triệu lên 11,8 triệu và con số người chết vì lao sẽ tăng hằng năm từ 2,9 triệu lên 3,5 triệu. Ở ta, trước đây và hiện nay bệnh lao là vấn đề y tế xã hội nghiêm trọng. Tỷ lệ nhiễm lao chung toàn dân trước đây đã cao và nay, với dịch HIV/AIDS xảy ra với tốc độ nhanh, chắc chắn sẽ tăng cao hơn nữa. Chương trình chống lao cần được đẩy mạnh các biện pháp phòng chống bằng cách phát hiện sớm các trường hợp lao phổi có vi khuẩn lao (soi trực tiếp thấy có vi khuẩn lao trong đàm) và đặc biệt dùng phác đồ hóa trị lao ngắn ngày hữu hiệu nhất để sớm dập tắt nguồn lây lao (sau khi uống thuốc 2-3 tuần, người bệnh không gây ra sự lây lan). Trên phương tiện sử dụng thuốc kháng lao, vấn đề được quan tâm nhất vẫn là sử dụng thuốc sao cho thật hiệu quả, an toàn và ngăn chặn sự KHÁNG THUỐC. Sự đề kháng thuốc ở vi khuẩn lao rất mạnh mẽ cho nên trong điều trị, không bao giờ dùng một thuốc mà phải luôn luôn kết hợp dùng từ hai ba thuốc trở lên. Và hiện nay các nhà điều trị luôn luôn đề cập tới hiện tượng vi khuẩn lao đa kháng thuốc (multiple drug resistance) tức là vi khuẩn lao có thể đề kháng với nhiều thuốc cùng một lúc. Để điều trị lao có hiệu quả, các nhà điều trị nghiên cứu đưa ra nhiều phác đồ điều trị. Mỗi phác đồ là sự kết hợp nhiều thuốc, ấn định liều dùng điều trị thật thích hợp cho từng loại tình trạng bệnh. Khi được chỉ định bắt buộc người bệnh phải tuân thủ dùng thuốc theo đúng phác đồ. Có một số điều ta cần ghi nhận về sử dụng thuốc kháng lao như sau: Như tên gọi, thuốc kháng lao là thuốc chuyên dùng trị vi khuẩn lao. Nhưng có một số thuốc vừa diệt được vi khuẩn lao vừa trị được các vi khuẩn khác như thuốc streptomycin, rifampicin. Để ngăn chặn sự kháng thuốc, có khuyến cáo là nên dành các thuốc này chỉ để trị bệnh lao, tránh dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn khác. Trước đây có tình trạng sử dụng streptomycin rất bừa bãi là hễ bị ho, người bệnh được y tá tiêm hoặc nài nỉ bác sĩ xin tiêm streptomycin. Dùng như thế tránh sao streptomycin không bị đề kháng. Hiện nay người ta tránh dùng kết hợp streptomycin với penicillin cũng vì lý do vừa nêu trên. Căn cứ vào hiệu quả, độc tính và kể cả giá cả, người ta chia thuốc kháng lao ra 2 hạng: hạng 1 và hạng 2. ; Hạng 1: Thuốc kháng lao hạng này được dùng ưu tiên vì hiệu quả điều trị cao hơn, ít độc tính hơn và rẻ tiền hơn thuốc kháng lao hạng 2. Gồm có: isoniazid, rifampicin, pyrazinamid, ethambutol, streptomycin. Khi mới bị điều trị, người ta dùng thuốc hạng 1

Đọc thêm bài viết:  Cơ chế tác dụng của thuốc trong phá thai nội khoa 

– Hạng 2: Chỉ khi điều trị thuốc hạng 1 không có hiệu quả người ta chuyển sang thuốc hạng 2. Thuốc hạng 2 có nhiều bất lợi: độc, giá đắt, kết quả đôi khi không chắc chắn mà thời gian điều trị phải kéo dài (ít nhất là 12 tháng). Gồm có: kanamycin, cycloserin, ethionamid, prothionamid, PAS, capreomycin, amikamin… gin Trong hạng thứ 2, có thể kể thêm các thuốc mới đang được nghiên cứu để điều trị lao: nhóm fluroquinolon (ofloxacin, sparfloxacin), nhóm macrolid (clarithromycin), rifabutin… Riêng người bệnh cần ý thức bệnh lao là bệnh lây mạn tính, khi sử dụng thuốc kháng lao cần tuân thủ phác đồ điều trị theo 3 chữ Đ: ĐÚNG, ĐỦ, ĐỀU.

– Thuốc phải được dùng đúng: tức là phải dùng đúng các tên thuốc đã được chỉ định trong toa theo phác đồ. Không được bỏ bớt thuốc, thêm thuốc, hoặc thay đổi thuốc một cách tùy tiện.

– Thuốc phải dùng đủ liều và đủ thời gian: vì các thuốc kháng lao đều độc nên phải dùng đủ liều hàng ngày. Nếu quá liều sẽ bị độc tính của thuốc, còn bớt liều thì thuốc không có hiệu quả và làm cho vi khuẩn kháng lao thuốc. Phải dùng thuốc đủ thời gian mà bác sĩ điều trị quy định (tùy theo loại phác đồ, có khi 6 tháng, 9 tháng…) Không được ngưng sớm vì bệnh sẽ không lành, dễ tái phát mà khi tái phát là sẽ nặng hơn.

– Thuốc phải dùng đều đặn; thuốc kháng lao thường dùng một lần duy nhất trong ngày, các thuốc sẽ uống cùng lúc (uống vào lúc sáng trước khi ăn sáng) trong thời gian dài, ngày nào cũng thế. Người bệnh cần cố gắng tuân theo, không nên tự ý chia thuốc ra nhiều lần để uống, cũng như không được quên uống thuốc để rồi khi nhớ lại uống bù (uống như thế có thể quá liều)

Đọc thêm bài viết:  Sử dụng thuốc kháng histamin 

Từ năm 1995, Tổ chức Y tế Thế giới đã đề ra chiến lược chống lao có tên DOTS (viết tắt của Directly Observed Treatment Short – Course, có nghĩa điều trị lao với phác đồ hóa trị lao ngắn ngày có kiểm soát). Chiến lược này đòi hỏi người bệnh phải được giám sát việc uống thuốc từng liều bởi nhân viên y tế (như uống thuốc trước mặt nhân viên y tế) để hoàn tất tốt quá trình điều trị. Mục tiêu của chiến lược DOTS là làm cho việc sử dụng thuốc kháng lao đúng, đủ, đều, đạt hiệu quả cao nhất, nhằm dần dần tiến tới khống chế và thanh toán bệnh lao. Trong DOTS, phác đồ hóa trị lao gọi là ngắn ngày chỉ dùng thuốc trong 6 tháng có thể trị bệnh lao phổi mới mắc được viết tắt như sau: 2RHEZ/6RH (tức là trong 2 tháng đầu dùng mỗi ngày 4 thứ thuốc: rifampicin, isoniazid, ethambutol, pyrazinamid, 4 tháng sau dùng mỗi ngày 2 thứ thuốc: rifampicin, isoniazid). Phác đồ vừa kể có thể thay đổi thành 9 tháng (3RHE/6RH) hoặc thay thế một số thuốc khác để đối phó với bệnh tái phát chẳng hạn. Trong quá trình điều trị lao, người bệnh phải ăn uống đầy đủ chất, hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý, phải luôn tự theo dõi và báo ngay với thầy thuốc khi có dấu hiệu bất thường nghi là độc tính, tác dụng bất lợi của thuốc. Riêng đối với trẻ sơ sinh, việc tiêm chủng vaccin chống lao BCG đúng kỹ thuật và có kiểm soát tốt giúp phòng bệnh hiệu quả. Cần đặc biệt lưu ý, hiện nay bệnh lao xuất hiện với tình hình nặng nề và phức tạp hơn, nhất là đã xuất hiện lao đa kháng thuốc (MDR: Multi Drug Resistant Tubereulosis) tức bệnh lao do Vi khuẩn kháng nhiều thuốc kháng lao thông thường, và đặc biệt là lao siêu kháng thuốc (XDR: Extensively Drug Resistant Tubereulosis) tức bệnh lao kháng cả thuốc hạng 2 nêu ở trên. Những chủng vi khuẩn lao kháng thuốc này là những nguồn lây nguy hiểm và là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Đối với các bệnh nhân lao, cần phải tuân theo lời khuyên của các báo sĩ chuyên khoa về điều trị. Cần thực hiện việc điều trị đúng, đủ, đều như quy định. Dù trong hoàn cảnh nào cũng không được bỏ trị nửa chừng. Có như vậy thì điều trị bệnh lao mới lành tức là đã hạn chế tạo ra lao đa kháng và lao siêu kháng

Đọc thêm bài viết:  Nội tiết tố nữ – Nỗi lo âu muôn thuở của hội chị em
Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối