Nhảy cao là một nội dung của điền kinh, yêu cầu vận động viên nhảy qua thanh xà ngang mà không sử dụng dụng cụ hỗ trợ. Bài viết trình bày về lịch sử phát triển của nhảy cao, từ khi lần đầu tổ chức tại Anh năm 1886 đến khi trở thành môn thi đấu chính thức tại Đại hội Olympic năm 1896. Nhảy cao không chỉ giúp cải thiện sức mạnh và sức bền của cơ bắp mà còn điều hòa cơ thể, giảm nguy cơ chấn thương và tăng chiều cao. Các bài tập để nâng cao khả năng nhảy gồm tập nhảy hai chân, nhảy một chân, và phát triển sức mạnh của đôi chân thông qua các bài tập như Squat và nhón chân. Những lợi ích này làm cho nhảy cao trở thành một môn thể thao ưa chuộng, giúp cải thiện vóc dáng và sức khỏe tổng thể.
Nhảy cao là một trong những nội dung của bộ môn điền kinh không còn xa lạ. Nó là một bộ môn khó thực hiện song được các bạn trẻ ưa chuộng. Vậy lợi ích mà nhảy cao đem lại cho người tập là gì? Hãy để senobi giúp bạn tìm hiểu rõ trong bài.
Bạn yêu thích bộ môn nhảy cao bởi nó đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe và vóc dáng cho bạn. Tuy nhiên bạn còn đang phân vân không biết bắt đầu như thế nào? Hãy để senobi giúp bạn có thêm thông tin về bộ môn nhảy cao và những điều cần biết khi bạn rèn luyện.
Nhảy cao và những điều cần biết
Nhảy cao là gì?
Đây là một nội dung thuộc môn điền kinh. Vận động viên phải nhảy qua một thanh xà ngang ở độ cao được ấn định. Đặc biệt là vận động viên không có sự hỗ trợ của bất kỳ dụng cụ nào.
Thành tích của môn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tốc độ chạy đà, lực giậm nhảy, góc độ bay,…. Ngoài ra, mỗi một vận động viên cần thực hiện tốt các động tác kỹ thuật.
Lịch sử phát triển của bộ môn nhảy cao
Nhảy cao lần đầu tiên được tổ chức tại Anh năm 1886 và phát triển mạnh trên thế giới năm 1893. Vào Đại hội Olympic năm 1896 tại Hy Lạp, nó trở thành bộ môn thi đấu chính thức.
Tại Đại hội Olympic bộ môn nhảy cao với thành tích 1.81m thuộc về vận động viên E Clac. Anh ấy đã lập kỷ lục với kỹ thuật nhảy kiểu bước qua.
Năm 1912 kỷ lục nhảy cao đầu tiên được thế giới công nhận với thành tích 2m của O Rin xác lập. Thời điểm xác lập thành tích O Rin đã thực hiện kỹ thuật nhảy kiểu nằm nghiêng.
Năm 1957 ở Liên Xô có vận động viên Stê Pa Nốp đã thực hiện kỹ thuật nhảy úp bụng. Thời điểm đó, người ta gọi kiểu nhảy này bằng tên của anh.
Tại Đại hội Olympic 19 một vận động viên của Mỹ cho ra đời kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà. Kể từ đó, kỹ thuật này được phát triển mạnh hơn so với các kỹ thuật trước đây. Ngày nay nó trở thành cách nhảy cao được phổ biến rộng rãi.
Giai đoạn phát triển các kiểu nhảy cao
Nhảy cao có tăng chiều cao không?
Đây là một bộ môn vận động nhanh nhằm kích hoạt những bó cơ một cách toàn diện. Chính vì vậy, nó được xem là một bộ môn nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng cho người tập.
Lợi ích cụ thể mà môn nhảy cao đem lại như sau:
- Cải thiện sức mạnh bởi nó tăng cường các bó cơ vận động nhanh giúp tăng sức bền. Nhờ đó cơ bắp cũng được phát triển.
- Cơ thể điều hòa tốt hơn thông qua luật chuyển động của môn nhảy cao. Nhờ đó giúp giảm nguy cơ chấn thương của xương.
- Bộ môn nhảy cao kích thích toàn bộ phần cơ mông, gân ở mức vừa phải giúp hệ cơ sinh học được cải thiện.
- Tăng nhịp tim và giảm chất béo.
Từ những lợi ích trên có thể thấy việc tập luyện bộ môn nhảy cao làm cho các cơ được co giãn. Chính điều này thúc đẩy chiều cao và vóc dáng của bạn.
Làm sao để bật cao?
Bạn có thể tăng khả năng bật cao thông qua tập luyện. Hãy cùng senobi hướng dẫn cách để bật cao hơn dưới đây.
Tập nhảy hai chân
Muốn bật cao tốt bạn cần tập nhảy hai chân bằng cách xác định vị trí bàn chân và chú ý cánh tay. Cụ thể bạn cần đặt hai chân mở rộng ngang vai đúng vị trí trước khi bạn nhảy. Đồng thời thả lỏng toàn bộ cơ thể.
Để bật cao tốt hơn bạn cần mường tượng ra động tác nhảy trước khi thực hiện. Điều này giúp bạn hoàn thành cú nhảy tốt. Cuối cùng là bạn nên kiểm soát tốt việc tiếp đất bằng chân chứ không phải bằng ngón tay.
Tập nhảy một chân
Để bật cao hơn bạn cần tập luyện nhảy một chân như sau:
- Xác định vị trí đặt bàn chân.
- Hơi cúi cơ thể về phía trước giúp bạn tạo ra nhiều năng lượng và tránh chấn thương.
- Cánh tay thả lỏng khi ngồi xuống với tư thế nửa đứng ngồi xổm.
- Mường tượng cú nhảy và bật lên cao để hoàn thành.
- Vung cánh tay khi nhảy và kiểm soát tốt việc tiếp đất.
Phát triển sức mạnh của hai chân
Để nhảy cao tốt hơn bạn cần đến sức mạnh của đôi chân cụ thể như sau:
- Tập Squat giúp phát triển cơ gân và mông là các nhóm cơ chính giúp bạn nhảy cao hơn.
- Tập nhón chân để phát triển sức mạnh của bắp chân bởi nó là nhóm cơ quan trọng để cải thiện nhảy cao.
- Cải thiện độ dẻo dai bằng các bài tập giãn cơ. Bởi nếu bạn không đủ sự dẻo dai thì cơ thể phát triển mất cân đối sẽ hạn chế tới khả năng nhảy lên cao của bạn.
Rèn luyện sức mạnh đôi chân để nhảy cao hơn
Từ những thông tin về bộ môn nhảy cao được chúng tôi chia sẻ. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tập luyện cũng như cải thiện vóc dáng. Nếu bạn yêu vận động thì hãy thử sức với bộ môn này ngay.
Nguồn
- https://en.wikipedia.org/wiki/High_jump
- https://www.webmd.com/baby/what-to-know-about-measuring-fundal-height
- https://www.webmd.com/children/news/20081106/growth-hormone-therapy-ups-kids-height
- https://www.webmd.com/a-to-z-guides/ss/slideshow-height-affects-health
- https://www.msdmanuals.com/professional/pediatrics/growth-and-development/physical-growth-and-sexual-maturation-of-adolescents
- https://www.webmd.com/parenting/raising-fit-kids/weight/default.htm
- https://www.webmd.com/diet/bmi-directory
- https://www.webmd.com/men/weight-loss-bmi
- https://www.webmd.com/parenting/kids-bmi-for-parents
Xem thêm tác dụng của các môn thể thao hiện nay đối với chiều cao:
- Bài tập pilates tăng chiều cao tại nhà
- Chạy bộ có tăng chiều cao không và những lưu ý để chạy bộ tăng chiều cao hiệu quả
- Đi bộ có tăng chiều cao không và những lưu ý để cải thiện chiều cao và sức khỏe hiệu quả
- Đạp xe có tăng chiều cao không – Hướng dẫn đạp xe cải thiện chiều cao hiệu quả
- Đánh cầu lông có tăng chiều cao không và cách chơi cầu lông cải thiện chiều cao
- Hít đất có tăng chiều cao không? Những điều cần biết
- Nhảy dây có tăng chiều cao không? Nhảy như thế nào đạt hiệu quả tốt?
- Chơi bóng rổ tăng chiều cao không? Cách thực hiện
- Yoga tăng chiều cao – Tìm hiểu về bài tập yoga tăng chiều cao
- Đu xà tăng chiều cao – Cách đu xà đơn tăng chiều cao hiệu quả
- Tập bơi và cách bơi để tăng chiều cao hiệu quả!
- Tập Cardio có tăng chiều cao không – Bài tập Cardio
- Giãn cơ tăng chiều cao như thế nào? Các bài tập giãn cơ
- Những môn thể thao tăng chiều cao cực hiệu quả