Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Về chứng tiểu tiện không kiểm soát

Về chứng tiểu tiện không kiểm soát

Về chứng tiểu tiện không kiểm soát - chothuoctay

Chứng tiểu tiện không soát (urinary incontinence) được định nghĩa là “tình trạng bài tiết nước tiểu không tự chủ được, đó là vấn đề không chỉ thuộc vệ sinh cá nhân mà còn là xã hội” (theo Hiệp hội Quốc tế về sự tiểu tiện tự chủ). Rối loạn này có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em nhưng thường gặp nhất ở người cao tuổi.

Nghiên cứu chứng tiểu tiện không soát

Theo thống kê ở Mỹ, có khoảng 15-30% người cao tuổi bị rối loạn này ở các mức độ khác nhau. Trong số người bị mắc có khoảng 25% bị nặng. Phụ nữ thường mắc nhiều hơn nam giới, vào khoảng gấp đôi. Ở các nước tiên tiến, chứng này có thể được điều trị tốt nhưng đa số người mắc thường giữ kín và chịu đựng.

tiểu tiện không kiểm soát

Chứng tiểu tiện không kiểm soát (TTKKS) không được xem là bệnh mà là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, đặc biệt gây ảnh hưởng lớn về mặt tâm lý, xã hội, kinh tế và y tế đối với người cao tuổi.

Người mắc chứng tiểu tiện không soát

Người mắc phải chứng này thường xấu hổ, tìm cách che dấu, dễ đi đến mắc chứng trầm cảm, dễ tự ti cho rằng không kiểm soát được sự bài tiết như thế thì làm sao kiểm soát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Một số người tìm cách ẩn dật, không tham gia vào các hoạt động xã hội, thậm chí không dám tập thể dục với đám đông (như không dám tham gia tập thể dục dưỡng sinh) bởi vì sợ khi tập có thể bị tiểu són. Hay có một số phụ nữ vẫn còn có thể hoạt động tình dục nhưng từ chối hoàn toàn bởi vì sợ sẽ đi tiểu khi ái ân.

Ảnh hưởng của tiểu tiện không soát

Chứng này gây thiệt hại về mặt kinh tế cũng khá đáng kể, như ở Mỹ, vào năm 1987 đã mất khoảng 10,3 tỷ đôla do người mắc chứng này nghỉ việc xin về hưu sớm, do tiêu tốn tiền thuốc men kể cả thuốc men dùng điều trị các bệnh liên quan như các bệnh nhiễm khuẩn, do tiêu tốn tiền mua các vật dụng chống ẩm ướt mang trong người v.v… Ta cần biết, tiểu tiện bình thường cần phải có bàng quang (bọng đái) và niệu đạo bình thường, có hệ thần kinh trung ương hoạt động bình thường.

Đọc thêm bài viết:  Nizatidin

Nếu các cơ quan đó có sự rối loạn hoặc do có tác động bên ngoài ảnh hưởng sẽ đưa đến tiểu tiên không tự chủ được.

Phân loại

Phân loại TTKKS) TIÊU LẪU ĐIỀU Người ta chia chứng TTKKS ra 2 loại:

TTKKS thoáng qua hay cấp tính (transient or acute): m Jd it Người bị chứng này thường do dùng thuốc hay bị một bệnh cấp tính nào đó trong khi hệ tiết niệu bị suy yếu: Có khoảng 30% người cao tuổi dễ bị TTKKS thoáng qua do: viêm âm đạo teo (atrophic vaginibis) ở phụ nữ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu rối loạn nội tiết, rối loạn tâm lý, do thuốc v.v… chứng này có thể tự khỏi khi các nguyên nhân được loại trừ.

 TTKKS mạn tính (chronic): Chứng này còn được chia ra:

TTKKS do ứ (overflow incontinence): bị chứng này do người mễ mắc khó tiểu tiện, nước tiểu bị ứ được giữ lại ở bàng quang tạo điện áp lực không lớn lắm nhưng do co thắt ở niệu đạo có lúc lại không tốt, làm nước tiểu thoát ra không theo sự kiểm soát, và ần số lượng nước tiểu được bài tiết như thế không nhiều, có khi chỉ là nhỏ vài giọt.

Một số bệnh có thể gây ra chứng này như:

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt, thoát vị bàng quang, hẹp niệu đạo, bệnh lý thần kinh do tiểu đường (diabetic neuropathy). Hoặc có thể do thuốc như: thuốc chống co thắt loại chống tiết cholin, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế kênh calci…

TTKKS do stress (hay do gắng sức): có thể gặp ở người phụ nữ mà cơ ở vùng khung chậu bị giãn và yếu hoặc ở người bị tin béo phì, người nam lớn tuổi sau khi mổ tuyến tiền liệt. Chứng này xảy ra khi người mắc bất ngờ bị tăng áp lực xoang bụng như ho, cười, nhảy mũi, tập thể dục, thậm chí leo cầu thang sẽ bị tiểu són và thường lượng nước tiểu ra ít.

tiểu tiện không kiểm soát

TTKKS cấp bách (urgent incontinence): đây là chứng thường hay gặp, chiếm 65% các trường hợp TTKKS nói chung. Sự co thắt bàng quang ở người bình thường có thể bị ức chế nếu người đó không muốn tiểu tiện nhưng ở người bị chứng này thì không ức chế được, gây sự cấp bách muốn tiểu và tiểu ngay ra với lượng nước tiểu khá nhiều. Có nhiều bệnh như: viêm âm đạo teo, nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới, phì đại tuyến tiền liệt, có thể gây co thắt bàng quang đưa đến TTKKS cấp bách.

Đọc thêm bài viết:  Ketoprofen

Các thuốc trị TTKKS Trị chứng TTKKS do ứ:

– dùng thuốc Bethanechol (Duvoid). Trị chứng TTKKS do stress: dùng các thuốc kích thích hệ alpha-adrenergic thuộc hệ thần kinh thực vật còn gọi là thuốc chống xung huyết như Ephedrin, Pseudoephedrin, Phenyl propanolamin hoặc dùng các dẫn chất Estrogen đối với phụ nữ mãn kinh bị chứng này (thuốc chứa dẫn chất Estrogen nên dùng cùng lúc dạng uống và dạng đặt vào âm đạo trong trường hợp này). Có tác giả đề nghị nên dùng phối hợp thuốc kích thích hệ alpha-adrenergic với dẫn chất Estrogen.

Trị chứng TTKKS cấp bách: Có nhiều nhóm thuốc được dùng trị chứng này với tác dụng chủ yếu là ức chế sự co thắt không kiểm soát được của bàng quang như: Thuốc chống tiết cholin: Propanthelin (Pro-Banthine) Oxybutinin (Dipropan).

Thuốc chống co thắt cơ trơn:

Dicyclomin (Bentyl), Flavoxate (Uripas), thuốc Imipramin là thuốc chống trầm cảm nhưng cũng có thể dùng và được xếp vào nhóm này do có tác dụng làm dịu trực tiếp cơ trơn của bàng quang.

Thuốc ức chế kênh calci:

Các thuốc này đang được nghiên cứu sử dụng do ức chế kênh calci sẽ ức chế sự co thắt bất ổn của cơ bàng quang. Các thuốc kể ở trên cần được bác sĩ chỉ định và theo dõi sử dụng bởi vì như ta đã thấy, tùy theo chứng TTKKS khác nhau sẽ dùng thuốc khác nhau, thuốc chống tiết cholin có thể dùng trị chứng TTKKS cấp bách nhưng không được dùng trị chứng TTKKS do ứ (thậm chí thuốc này có thể gây ra chứng TTKKS do ứ).

Hơn nữa, các thuốc có thể gây các tác dụng phụ đôi khi rất trầm trọng ở người cao tuổi nếu dùng bừa bãi. Phương pháp không dùng thuốc Trong điều trị TTKKS do stress, ngoài việc dùng thuốc, người mắc có thể sử dụng phương pháp không dùng thuốc gọi là “tập luyện các cơ vòng tầng sinh môn” (pelvic floor exercises) do Kegel đề xuất vào năm 1948.

Đọc thêm bài viết:  Cần cất giữ thuốc tốt trong gia đình 

Đây là phương pháp thường được áp dụng cho phụ nữ

Bị chứng TTKKS do stress và có thể cải thiện với tỷ lệ từ 60 đến 90% nếu áp dụng đúng cách. Do không có tài liệu đề cập đến kỹ thuật của phương pháp do chính Kegel mô tả chi tiết nên chỉ xin nói những nét chung. Theo phương pháp này người bệnh sẽ tập làm co thắt và thư giãn các cơ quanh âm đạo, quanh niệu đạo, quanh hậu môn (người bệnh tập trung tư tưởng gây co thắt như tập nín tiểu tiện, đại tiện), mỗi lần ráng giữ sự co thắt trong 10 giây sau đó thư giãn và làm như thế khoảng 100 lần trong ngày.

Áp dụng phương pháp này phải kiên trì, phải tập thường xuyên

Như thế trong vài tháng mới mong cải thiện. Gần đây, ở Mỹ người ta có sản xuất các quả cân hình nón để đặt âm đạo (weighted vaginal cones) giúp người phụ nữ tập co thắt và tăng cường trương lực các cơ vùng sinh dục. Đó là bộ gồm 9 quả cân hình nón có kích cỡ to dần, mỗi bộ nặng từ 20 đến 100gram.

Người bệnh sẽ đặt lần lượt các quả cân với kích cỡ và trọng lượng theo sự hướng dẫn vào âm đạo và tập trung co thắt để giữ quả cân ấy nằm yên tại vị trí trong thời gian 15 phút, làm như thế 2 lần trong ngày. Quả cân sẽ được lấy ra bằng sợi dây nylon được đính theo quả cân.

Người bệnh sẽ tập trước với bộ 9 quả cân hình nón cùng có trọng lượng nhỏ nhất là 20g và trước tiên sẽ thử với quả có kích cỡ lớn nhất, sau đó thử quả cân có kích cỡ nhỏ hơn (sự co thắt âm đạo phải nhiều hơn để giữ quả cân có kích cỡ nhỏ hơn). Sau khi tập bộ quả cân 20g tốt rồi người bệnh sẽ tập bộ quả cân nặng hơn.

Ngoài phương pháp “tập luyện các cơ vòng tầng sinh môn” còn có một số phương pháp khác như phương pháp “tái huấn luyện bàng quang” (bladder retraining), phương pháp “sinh phản hồi” (biofeedback). Ở các phương pháp sau, người bệnh cần được sự hướng dẫn của nhân viên y tế thông thạo phương pháp hoặc phải trang bị một số dụng cụ chuyên dùng, cách tập luyện tương đối phức tạp

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối