Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là một phản ứng trong cơ thể con người với các chất gây dị ứng. Phấn hoa là chất gây dị ứng phổ biến nhất trong viêm mũi dị ứng theo mùa. Bệnh lý này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào không phân biệt tuổi tác hay giới tính.

1.Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng phổ biến của viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Hắt xì, sổ mũi
  • Nghẹt mũi, mũi ngứa
  • Ho, đau hoặc ngứa cổ họng
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt, quầng thâm dưới mắt

Bạn thường sẽ cảm thấy một hoặc nhiều triệu chứng này ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Một số triệu chứng, chẳng hạn như đau đầu và mệt mỏi, chỉ có thể xảy ra sau khi tiếp xúc lâu dài với chất gây dị ứng.

Một số người hiếm khi gặp các triệu chứng. Những người khác có thể gặp quanh năm.

2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng?

Khi cơ thể bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, nó sẽ giải phóng histamine, một chất hóa học tự nhiên bảo vệ cơ thể bạn khỏi chất gây dị ứng. Hóa chất này có thể gây viêm mũi dị ứng và các triệu chứng của nó, bao gồm sổ mũi, hắt hơi và ngứa mắt.

Ngoài phấn hoa, các chất gây dị ứng phổ biến khác bao gồm:

  • Khói bụi
  • Lông động vật
  • Nước bọt của mèo
Đọc thêm bài viết:  Sùi mào gà, mụn cóc sinh dục là gì? Nguyên nhân và triệu chứng xuất hiện sùi mào gà.

3. Các loại viêm mũi dị ứng là gì?

Có hai loại viêm mũi dị ứng là theo mùa và lâu năm. Dị ứng theo mùa thường xảy ra vào mùa xuân và mùa thu và thường phản ứng với các chất gây dị ứng ngoài trời như phấn hoa. Dị ứng lâu năm có thể xảy ra quanh năm hoặc bất kỳ thời điểm nào trong năm do phản ứng với các tác nhân trong nhà, như mạt bụi và lông thú cưng.

Các yếu tố nguy cơ:

Dị ứng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng bạn có nhiều khả năng bị viêm mũi dị ứng hơn nếu trong gia đình bạn có tiền sử dị ứng. Bị hen suyễn hoặc chàm dị ứng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một số yếu tố bên ngoài có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng này, bao gồm:

  • Khói thuốc lá, khói gỗ
  • Hóa chất
  • Nhiệt độ lạnh
  • Độ ẩm, gió
  • Ô nhiễm không khí
  • Nước hoa

4. Phương pháp điều trị

Bạn có thể điều trị viêm mũi dị ứng bằng nhiều cách. Bao gồm các loại thuốc, cũng như các biện pháp khắc phục tại nhà và có thể là các loại thuốc thay thế. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ biện pháp điều trị mới nào cho bệnh viêm mũi dị ứng.

Thuốc kháng histamin
Bạn có thể dùng thuốc kháng histamin để điều trị dị ứng. Chúng hoạt động bằng cách ngăn cơ thể bạn tạo ra histamine.

Một số loại thuốc kháng histamine không kê đơn (OTC) phổ biến bao gồm:

  • Fexofenadine (Allegra)
  • Diphenhydramine (Benadryl)
  • Desloratadine (Clarinex)
  • Loratadin (Claritin)
  • Levocetirizine (Xyzal)
  • Cetirizin (Zyrtec)

Đảm bảo rằng một loại thuốc dị ứng mới sẽ không ảnh hưởng đến các loại thuốc hoặc tình trạng bệnh khác.

Đọc thêm bài viết:  Bệnh thủy đậu là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh thủy đậu

Thuốc xịt mũi
Bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi trong một thời gian ngắn, thường không quá ba ngày, để giảm nghẹt mũi và áp lực xoang. Không nên lạm dụng thuốc xịt mũi trong thời gian dài, vì một khi bạn ngừng sử dụng, các triệu chứng của bạn sẽ thực sự trở nên tồi tệ hơn.

Thuốc xịt mũi phổ biến:

  • Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin)
  • Pseudoephedrin (Sudafed)
  • Phenylephrine (PE Sudafed)
  • Cetirizin với pseudoephedrin (Zyrtec-D)

5. Các biện pháp khắc phục tại nhà

Các biện pháp khắc phục tại nhà sẽ phụ thuộc vào trường hợp dị ứng của bạn. Nếu bị dị ứng theo mùa (phấn hoa), bạn có thể thử sử dụng máy điều hòa thay vì mở cửa sổ. Sử dụng máy hút ẩm hoặc máy lọc không khí có thể giúp bạn kiểm soát dị ứng khi ở trong nhà. Nếu bạn bị dị ứng với mạt bụi, hãy giặt khăn trải giường và chăn trong nước nóng trên 54,4°C. Thêm bộ lọc HEPA vào máy hút bụi của bạn và hút bụi hàng tuần. Hạn chế trải thảm trong nhà sẽ giúp giảm tình trạng viêm mũi dị ứng hơn.

Một số phương pháp điều trị dưới đây có thể hữu ích trong việc kiểm soát dị ứng theo mùa:

  • Châm cứu
  • Rửa mũi bằng nước muối
  • Dùng mật ong
  • Bổ sung vitamin C
  • Xông hơi mặt mũi

6. Biến chứng của bệnh

Bệnh viêm mũi dị ứng khó có thể chữa khỏi dứt điểm. Một số biến chứng có thể phát sinh:

  • Gây mất ngủ
  • Phát triển thành triệu chứng hen suyễn
  • Nhiễm trùng tai thường xuyên
  • Viêm xoang hoặc nhiễm trùng xoang
  • Đau đầu
Đọc thêm bài viết:  Bệnh than

Các biến chứng cũng có thể phát sinh do tác dụng phụ của thuốc kháng histamine. Thông thường nhất, buồn ngủ có thể xảy ra. Các tác dụng phụ khác bao gồm đau đầu, lo lắng và mất ngủ. Trong một số ít trường hợp, thuốc kháng histamin có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, tiết niệu và tuần hoàn.

7. Viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Trẻ em cũng có thể bị viêm mũi dị ứng và thường xuất hiện trước 10 tuổi. Nếu bạn nhận thấy con mình xuất hiện các triệu chứng giống như cảm lạnh vào cùng một thời điểm mỗi năm.

Các triệu chứng ở trẻ em tương tự như ở người lớn. Trẻ em thường chảy nước mắt, đỏ ngầu, được gọi là viêm kết mạc dị ứng. Nếu bạn nhận thấy thở khò khè hoặc khó thở ngoài các triệu chứng khác, con bạn cũng có thể bị hen suyễn.

Nếu bạn cho rằng con mình bị dị ứng, hãy đến gặp bác sĩ. Điều quan trọng là nhận được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Nếu con bạn bị dị ứng theo mùa nghiêm trọng, hãy hạn chế cho con bạn tiếp xúc với các chất gây dị ứng bằng cho con ở trong nhà khi mùa có phấn hoa cao. Giặt quần áo và khăn trải giường thường xuyên trong mùa dị ứng và hút bụi thường xuyên.

Kết quả điều trị phụ thuộc vào tình trạng của bạn. Viêm mũi dị ứng theo mùa thường không nghiêm trọng và bạn có thể kiểm soát tốt bằng thuốc. Tuy nhiên, các trường hợp nghiêm trọng của bệnh này có thể sẽ cần điều trị lâu dài.

Nguồn: https://www.healthline.com/health/allergic-rhinitis

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối