Thành phần
Thành phần |
Hàm lượng |
Vitamin K1 (Phytomenadion) |
10 mg |
Công dụng
Chỉ định
- Xuất huyết và nguy cơ xuất huyết tăng do giảm prothrombin huyết.
- Xuất huyết do điều trị thuốc loại coumarin.
- Giảm vitamin K trong trường hợp ứ mật, bệnh gan, bệnh ở ruột hoặc sau khi điều trị dài ngày bằng các kháng sinh phổ rộng, sulfonamid hay các dẫn chất của acid salicylic.
Dung dịch tiêm Vitamin K1 10mg/1ml Danapha (10 ống/hộp)
Chống chỉ định
- Người bệnh quá mẫn với phytomenadion hoặc một thành phần nào đó của thuốc.
- Không được tiêm bắp trong các trường hợp có nguy cơ xuất huyết cao.
Liều dùng và cách sử dụng
-
Xuất huyết nhẹ hoặc có khuynh hướng xuất huyết: tiêm bắp 10 – 20 mg vitamin K1.
-
Có thể dùng liều thứ hai lớn hơn nếu không thấy hiệu quả trong vòng 8 – 12 giờ.
-
Xuất huyết nặng do ứ mật hoặc nguyên nhân khác: tiêm truyền tĩnh mạch chậm (1mg/phút) 10 mg – 20 mg.
-
Xuất huyết đường tiêu hóa hoặc trong sọ, đe dọa tính mạng: truyền máu hoặc huyết tương tươi cùng với phytomenadion.
-
Xuất huyết hoặc dọa xuất huyết ở trẻ sơ sinh và đẻ non.
-
Phòng bệnh: 0,5 – 1 mg, tiêm bắp ngay sau khi đẻ.
-
Điều trị: 1 mg / kg thể trọng /ngày, tiêm bắp trong 1-3 ngày (có thể cho trẻ uống trong sữa vào ngày thứ hai và thứ ba
-
Nhiễm độc cấp thuốc chống đông đường uống: tiêm truyền tĩnh mạch chậm 10 -20mg vitamin K1, sau đó uống. Theo dõi đều đặn (3 giờ sau) trị số prothrombin cho đến khi đông máu trở lại bình thường. Nếu vẫn chưa đáp ứng đủ, nên dùng tiếp.
-
Không được tiêm truyền tĩnh mạch quá 40mg vitamin K1 trong 24 giờ.
Bảo quản
- Ở dưới 300C, tránh ánh sáng
⚠️ Lưu ý
- Để xa tầm tay trẻ em
- Vitamin K1 có thể gây tan máu ở những người có khuyết tật di truyền là thiếu glucose-6-phosphat dehydrogenase.
- Dùng liều cao cho người bị bệnh gan nặng có thể làm suy giảm chức năng gan.
- Liều dùng cho trẻ sơ sinh không nên vượt quá 5 mg trong các ngày đầu khi mới chào đời, vì hệ enzym gan chưa trưởng thành.
- Trong trường hợp xuất huyết nặng, cần thiết phải truyền máu toàn phần hoặc truyền các thành phần của máu.