Thuốc Omepramed 40 Điều Trị Loét Dạ Dày, Tá Tràng, Trào Ngược Dạ Dày (Hộp 10 Lọ)
Mô tả tóm tắt
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm tương tự
Mô tả chi tiết
Thuốc Omepramed 40mg
Thành phần của Thuốc Omepramed 40mg
Omeprazole 40mg
Công dụng
Chỉ định
Trào ngược thực quản, dạ dày.
Viêm thực quản trào ngược.
Điều trị kéo dài với người đã khỏi viêm thực quản trào ngược.
Loét dạ dày, tá tràng.
Dự phòng loét dạ dày, tá tràng.
Kết hợp thuốc kháng sinh để điều trị loét dạ dày, tá tràng do vi khuẩn HP gây ra.
Điều trị tác dụng phụ của nhóm thuốc NSAID gây loét dạ dày, tá tràng.
Dự phòng loét dạ dày, tá tràng do thuốc NSAID.
Hội chứng Zollinger-Ellison.
Dược lực học
Omeprazole là một hoạt chất nhóm benzimidazole có các nhóm thế. Nó ức chế sự sản sinh acid dạ dày bằng cách là đóng vai trò một chất ức chế đặc hiệu để kìm hãm Hydrogen-potassium Adenosine Triphosphatase hoạt hoá hệ thống enzym hay còn gọi là quá trình bơm proton H+/ K+ ATPase xuất phát từ tế bào thành dạ dày. Ngoài ra, Omeprazole ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) đối với bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng hay viêm thực quẩn trào người do vi khuẩn này gây ra. Khi kết hợp kháng sinh như amoxicilin hoặc Clarithromycin cùng omeprazole sẽ diệt trừ được HP đi kèm lành vết loét cùng sự thuyên giảm bệnh lâu hơn.
Dược động học
Omeprazole gắn kết với protein huyết tương khoảng 95%, thời gian tác dụng dài do khả năng liên kết trên H+/ K+ ATPase của thuốc khá bền nhưng nửa đời trong huyết tương lại ngắn. Cho nên, sử dụng thuốc với liều một lần mỗi ngày.
Quá trình chuyển hoá thuốc diễn ra tại gan phụ thuộc hoàn toàn vào cytochrom P450 (CYP) cụ thể là CYP2C19 nhiều hình thái để sản sinh ra sản phẩm chính là hydroxyomeprazol cùng một số sản phẩm khác thông qua các enzym chuyển hoá khác nữa. Tuy nhiên tất cả sản phẩm chuyển hoá của omeprazole đều không có hoạt tính và được thải trừ qua nước tiểu là chính cùng lượng nhỏ khoảng 20% qua phân.
Cách dùng
Tiêm tĩnh mạch: Lấy kim tiêm hút 10ml nước cất vào lọ bột thuốc đông khô rồi lắc đều. Sau đó hút hỗn hợp thuốc rồi tiêm tĩnh mạch chậm từ 2,5 đến 4 phút.
Truyền tĩnh mạch: Đầu tiên pha thuốc với 5ml rồi tiếp tục pha tiếp vào 100ml một trong các dung dịch sau: Glucose 5% hoặc Natri clorid 0,9%. Sau đó, bắt đầu truyền tĩnh mạch trong khoảng 20 đến 30 phút.
Lưu ý: Nên dùng ngay sau khi pha thuốc để thuốc đạt độ ổn định cao nhất tỷ lệ thuận với hiệu quả của thuốc. Ngoài ra, nếu không sử dụng được ngay thì thuốc có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng </= 25 độ C trong 12 tiếng với dung dichj pha loãng natri clorid 0,9%, 4 tiếng với nước cất pha tiêm, 6 tiếng với dung dịch glucose 5%.
Liều dùng
Sử dụng liều 40 mg tương đương 1 lọ bột đông khô/ lần/ ngày với các triệu chứng trên. Ngoài ra, liều dùng có thể tăng giảm theo chỉ định của bác sĩ nhưng với lượng > 60mg/ ngày thì nên chia liều dùng làm 2 lần trong ngày.
Riêng hội chứng Zollinger-Ellison sử dụng liều đầu khuyến cáo là 1,5 lọ tương đương 60mg thuốc/ngày.
Người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm chức năng thận giữ nguyên liều.
Bệnh nhân suy giảm chức năng thận chỉ nên dùng 10-20mg/ngày.
Đối tượng trẻ em vẫn còn hạn chế với loại thuốc này theo đường tiêm.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng: Chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn ngoài ra kèm theo một số tình trạng trầm cảm, lú lẫn, thờ ơ trên liều 560mg đến 2400mg omeprazole. Với liều tiêm tĩnh mạch 270mg/ ngày đến 650mg/ 03 ngày thì chưa ghi nhận biến chứng.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống thuốc Omepramed 40:
Thường gặp nhất là tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng, đau đầu. Ngoài ra, tần suất các tác dụng phụ khác được ghi nhận trên thử nghiệm lâm sàng với tần suất như sau:
Thường gặp: Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn
Ít gặp:
Mất ngủ
Chóng mặt
Tăng men gan
Viêm da, phát ban. ngứa, nổi mề đay
Gãy xương cột sống, xương hông, cổ tay
Phù ngoại biên, khó chịu
Hiếm gặp:
Giảm bạch cầu, tiểu cầu
Phản ứng dị ứng: phù mạch, sốt, sốc phản vệ,…
Giảm natri máu
Trầm cảm, lú lẫn, kích động
Nhìn mờ
Co thắt phế quản
Khô miệng, viêm đại tràng vi thể, viêm miệng, nhiễm Candida dạ dày – ruột
Viêm gan có hoặc không kèm vàng da
Rụng tóc, nhạy cảm với ánh sáng
Đau khớp, đau cơ
Viêm thận kẽ
Tăng tiết mồ hôi
Rất hiếm gặp:
Mất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ tế bào máu
Ảo giác, hung hăng
Suy gan, bệnh não ở bệnh nhân mắc bệnh gan trước đó
Hồng ban đa dạng, hoại tử biểu mô nhiễm độc (TEN).
Hội chứng Stevens-Johnson
Yếu cơ
Chứng vú to ở nam
Chưa biết:
Giảm Magie máu
Lupus ban đỏ bán cấp
Ngoài ra, biến chứng giảm thị lực không hồi phục ở một số cá nhân riêng lẻ đã được ghi nhận.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi sử dụng cần lưu ý nếu xảy ra các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc và phải báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong công thức thuốc, dẫn xuất benzimidazol.
Không dùng kết hợp với các thuốc kháng virus ức chế Protease (trong điều trị HIV) như: Atazanavir,Saquinavir, Nelfinavir,…
Thận trọng khi sử dụng
Việc sử dụng omeprazol có thể làm ẩn triệu chứng của ung thư dạ dày cụ thể là loét dạ dày nên cần khám rõ nguyên nhân loét mới được sử dụng thuốc.
Các thuốc nhóm ức chế bơm proton không khuyến cáo dùng cùng thuốc atazanavir.
Omeprazol ảnh hưởng đến sự hấp thu các thuốc phụ thuộc vào độ pH dạ dày nên cần lưu ý.
Tăng khả năng nhiễm khuẩn đường tiêu hoá do Salmonella hoặc Campylobacter khi sử dụng thuốc nhóm ức chế bơm proton.
Khả năng giảm nồng độ magie máu khi dùng thuốc nhóm ức chế bơm proton trong 3 tháng đến 1 năm nên thận trọng.
Kiểm tra nồng độ magie máu trước khi dùng thuốc nhóm PPI với thuốc làm hạ magie máu như thuốc lợi tiểu, digoxin,…
Tăng khả năng gãy xương hông, cột sống, cổ tay đặc biệt là người cao tuổi khi sử dụng PPI > 1 năm.
SCLE ( Lupus ban đỏ bán cấp): PPI ít khi liên quan tới SCLE nhưng khi có dấu hiệu đau khớp đi kèm với tổn thương xuất hiện ở vùng da tiếp xúc ánh nắng mặt trời cần phải gặp bác sĩ để xử trí kịp thời.
Kết quả xét nghiệm thay đổi: CgA (Chromogranin A) tăng ảnh hưởng đến sự phát hiện ung thư thần kinh nội tiết.
Thuốc gây chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai: Chưa ghi nhận báo cáo gây biến chứng cho thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn chỉ nên dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ và phải thật cần thiết.
Phụ nữ cho con bú: Thuốc đi vào sữa mẹ nên sử dụng thuốc thì ngừng cho con bú hay ngược lại.
Tương tác thuốc
Khi uống thuốc Omepramed 40 có thể gặp các tương tác dưới đây:
Nhóm thuốc chuyển hoá qua CYP2C19: Khi kết hợp Omeprazole với các thuốc này có thể làm giảm hoặc tăng phơi nhiễm toàn thân với các thuốc này.
Phenytonin: Theo dõi nồng độ thuốc này trong huyết tường khi điều trị kết hợp omeprazole tronng 2 tuần đầu và điều chỉnh liều sau khi ngưng dùng omeprazole.
Cilostazol: Omeprazole làm tăng nồng độ thuốc Cilostazol trong huyết tương và diện tích dưới đường cong.
Nhóm thuốc hấp thu phụ thuộc pH: Omeprazole làm giảm tiết acid dẫn đến thay đổi độ pH của dạ dày nên sẽ làm tăng hoặc giảm hấp thu các thuốc nhóm này.
Digoxin: Tăng Sinh khả dụng của Digoxin lên 10%.
Nelfinavir, atazanavir: Nồng độ 2 thuốc này giảm trong huyết tương. Dẫn đến giảm phơi nhiễm của nelfinavir lên tới 40% và đối với chất chuyển hoá mang hoạt tính dược lý M8 75 đến 90%. Đối với atazanavir thì giảm phơi nhiễm khoảng 75% với liều 40mg omeprazole với 300mg atazanavir/ 100mg ritonavir.
Clopidogrel: Sự phơi nhiễm cùng chất chuyển hoá có hoạt tính Clopidogrel giảm 46% ngày đầu và 42% ngày thứ 5. Đồng thời là sự ức chế kết tập tiểu cầu giảm 47% trong 24h đầu và 30% ở ngày thứ 05.
Các thuốc khác như: posaconazol, Erlotinib, itraconazol, ketoconazol giảm hấp thu đáng kể. Không dùng kết hợp với hai thuốc posaconazol và erlotinib.
Một số thuốc khác chưa rõ cơ chế tương tác:
Methotraxat: Nồng độ thuốc này tăng khi dùng cùng omeprazole.
Tacrolimus: nồng độ huyết thanh thuốc này tăng cao khi phối hợp với omeprazol nên cần theo dõi chức năng thận và điều chỉnh liều thuốc này nếu cần.
Saquinavir: Tăng khoảng 70% nồng độ thuốc này trong huyết tương khi dùng cùng với omeprazol cùng với khả năng dung nạp tốt trên người nhiễm HIV.
Tác động của một số nhóm thuốc lên dược động học omeprazol
Thuốc cảm ứng CYP2C19 và/hoặc CYP3A4: Làm giảm nồng độ omeprazol trong huyết thanh.
Thuốc ức chế CYP2C19 và/hoặc CYP3A4: Làm tăng nồng độ omeprazol trong huyết thanh.
Để đảm bảo an toàn hãy báo với bác sĩ những loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng cho bác sĩ biết để theo dõi và xử trí biến chứng kịp thời.
Bảo quản
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.