Viên nang cứng Ceftanir 300mg kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn (2 vỉ x 4 viên)
Mô tả tóm tắt
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm tương tự
-
Tai mũi họng
Avamys chai 120 liều – Thuốc xịt mũi trị viêm mũi dị ứng
Nhà thuốc Số 1 Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Được xếp hạng 0 5 sao395.000 ₫ Mua hàng -
Thuốc trị nhiễm khuẩn
Dopharalgic 500mg – Thuốc điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả
Dược phẩm Eunice Hà Nội
Được xếp hạng 0 5 sao570.000 ₫ Mua hàng
Mô tả chi tiết
Thành phần
Cefdinir ……………………………….. 300mg
Công dụng
Chỉ định
Điều trị nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây nên:
• Nhiễm khuẩn tai mũi họng
• Điều trị viêm phế quản, viêm phổi
• Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục
• Bệnh lậu không biến chứng
• Điều trị nhiễm khuẩn trong sản, phụ khoa
• Nhiễm khuẩn da và tổ chức mô mềm • Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẩu thuật.
Dược lực học
Dược chất chính của thuốc Cefdinir 300 là Cefdinir, có hoạt tính trên nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
Phổ kháng khuẩn bao gồm:
Các vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus, Staphyloccus apidermidis (kể cả chủng sinh beta-lactamase nhưng nhạy cảm với methicillin), Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes (nhạy với penicillin).
Các vi khuẩn Gram âm: Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Escherichia coli, Kebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Neisseria gonorrhoeae.
Dược động học
Hấp thu
Nồng độ tối đa của Cefdinir trong huyết tương xuất hiện sau 2 đến 4 giờ sau khi uống. Nồng độ Cefdinir trong huyết tương tăng theo liều nhưng tăng ít hơn ở liều từ 300 mg (7 mg/kg) tới liều 600 mg (14 mg/kg). Sinh khả dụng dự đoán của Cefdinir là 21% sau khi uống liều 300 mg.
Phân bố
Thể tích phân bố trung bình của Cefdinir ở người lớn là 0.35 1/kg (± 0.29), ở trẻ em (từ 6 tháng đến 12 tuổi) là 0.67/kg (± 0.38). Cefdinir gắn với protein huyết tương từ 60% đến 70% ở người lớn và trẻ em; sự gắn kết không phụ thuộc nồng độ.
Chuyển hóa và thải trừ
Cefdinir chuyển hoá không đáng kể. Cefdinir được thải trừ chủ yếu qua thận với thời gian bán thải trung bình là 1.7 giờ. Ở người khỏe mạnh với chức năng thận bình thường, độ thanh thải của thận là 2.0 (+ 1.0) mL/min/kg và độ thanh thải của thận sau khi uống thuốc là 11.6 (t6.0) sau khi uống liều 300 mg.
Tỉ lệ thuốc tái hấp thu dưới dạng không đổi trong nước tiểu sau khi uống liều 300 mg là 18.4%. Độ thanh thải Cefdinir giảm ở bệnh nhân suy thận.
Cách dùng
Cách dùng: Thuốc dùng đường uống.
Liều dùng:
• Người lớn và trẻ em > 12 tuổi:
• Viêm phổi mắc phải cộng đồng: Sử dụng 300mg x 2 lần/ngày, dùng trong 10 ngày.
• Đợt cấp của viêm phế quản mạn: Sử dụng 300mg x 2 lần/ngày hoặc 600mg/lần/ngày, dùng trong 10 ngày.
• Viêm xoang cấp: Sử dụng 300mg x 2 lần/ngày hoặc 600mg/lần/ngày, dùng trong 10 ngày.
• Viêm họng, viêm amidan: Sử dụng 300mg x 2 lần/ngày hoặc 600mg/lần/ngày, trong 5 – 10 ngày.
• Viêm da và cấu trúc da: Sử dụng 300mg x 2 lần/ngày, trong 10 ngày.
• Bệnh nhân suy thận:
• Ở người lớn với độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút, nên dùng cefdinir với liều 300mg/ngày.
• Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo:
• Đối với bệnh nhân đang chế độ chạy thận, liều khuyến cáo là 300mg hoặc 7mg/kg tại thời điểm kết thúc 1 đợt chạy thận (vì chạy thận sẽ thẩm tách cefdinir khỏi huyết tương) và sau đó dùng liều như trên, cách ngày.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng và dấu hiệu ngộ độc khi dùng quá liều của các kháng sinh họ beta-lactam đã được biết đến như: Buồn nôn, nôn mửa, đau thượng vị, tiêu chảy, co giật. Lọc máu có thể loại trừ Cefdinir ra khỏi cơ thể, đặc biệt trong trường hợp có suy chức năng thận.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác dụng phụ
• Tác dụng không mong muốn có thể gặp của cefdinir:
• Tiêu chảy, nhiễm nấm Candida âm đạo, buồn nôn, đau đầu, đau bụng, viêm âm đạo.
• Phát ban, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn, phân bất thường, biếng ăn, táo bón, chóng mặt, khô miệng, suy nhược, mắt ngủ, khí hư, bệnh nấm Candida, ngứa, lơ mơ.
• Sự thay đổi các chỉ số xét nghiệm quan sát thấy ở cefdinir.
• Tăng bạch cầu niệu, tăng protein niệu, tăng gamma-glutamyltransferase, giảm lympho, tăng lympho, tăng vi thể tích huyết cầu niệu.
• Tăng glucose, tăng glucose niệu, tăng bạch huyết cầu, giảm bạch huyết cầu, tăng ALT, tăng bạch cầu ái toan, tăng trọng lượng riêng nước tiểu, giảm trọng lượng riêng nước tiểu, giảm bicarbonat, tăng phospho, giảm phospho, tăng AST, tăng phosphatase kiềm, tăng BUN, giảm hemoglobin, tăng bạch cầu đa nhân trung tính, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, tăng bilirubin, tăng lactat dehydrogenase, tăng tiểu cầu, tăng kali, tăng pH nước tiểu.
• Tác dụng không mong muốn nhóm cephalosporin: Những tác dụng không mong muốn và sự thay đổi chỉ số xét nghiệm dưới đây được báo cáo chung cho kháng sinh nhóm cephalosporin.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Chống chỉ định đối với bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin.
Thận trọng khi sử dụng
• Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefdinir cần điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh đối với penicilin và các cephalosporin khác do có sự quá mẫn chéo giữa các kháng sinh nhóm beta-lactam. Nếu quá mẫn xảy ra, nên ngừng thuốc; trường hợp quá mẫn nặng, cần điều trị hỗ trợ (dùng epinephrin, thở oxy, kháng histamin, corticosteroid).
• Đã có báo cáo ỉa chảy do Clostridium difficile trong hầu hết các trường hợp điều trị bằng kháng sinh bao gồm cả cefdinir, có thể ỉa chảy nhẹ đến viêm đại tràng giả mạc gây tử vong. Điều trị bằng kháng sinh bao gồm cả cefdinir có thể làm mắt cân bằng hệ vi sinh ở đại tràng, làm cho Clostridium difficile phát triển quá mức. Các siêu độc tố do Clostridium difficile tiết ra gây tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do kháng sinh và phải cắt bỏ đại tràng. Cần theo dõi biêu hiện này trong quá trình điều trị.
• Giống như các kháng sinh phổ rộng khác, dùng cefdinir dài ngày có thể làm phát triển quá mức các chủng đề kháng.
• Thận trọng khi sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử viêm đại tràng.
• Có thể cần phải giảm liều đối với bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút). Phải theo dõi chức năng thận và máu trong khi điều trị, nhất là khi dùng thuốc trong thời gian dài với liều cao.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc, thiết bị.
Thời kỳ mang thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai
Chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát ở phụ nữ mang thai. Vì các nghiên cứu trên động vật không luôn luôn tiên đoán phản ứng trên người, thuốc này chỉ nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Không phát hiện cefdinir trong sữa mẹ khi sử dụng liều duy nhất 600mg.
Tương tác thuốc
• Thuốc kháng acid (chứa nhôm hoặc magnesi).
• Dùng đồng thời cefdinir với thuốc kháng acid làm giảm tỉ lệ hấp thu cefdinir khoảng 40% và kéo dài thời gian để đạt được nồng độ tối đa của cefdinir khoảng 1 giờ. Nên sử dụng cefdinir ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc kháng acid.
Probenecid:
• Probenecid làm giảm sự bài tiết của cefdinir qua ống thận, do đó làm tăng nồng độ cefdinir trong máu và kéo dài thời gian bán thải cefdinir.
• Thuốc bổ sung sắt và thực phẩm giàu chất sắt:
• Dùng đồng thời cefdinir với thuốc thuốc bổ sung chat sắt và thực phẩm giàu chất sắt làm giảm mức độ hấp thu cefdinir. Nên sử dụng cefdinir ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc thuốc bổ sung sắt và thực phẩm giàu chất sắt..
Bảo quản
Nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng.