Tên khác
– Cây thuốc mọi, Tiếp cốt thảo, Tẩu mã phong, Anh hùng thảo
Công dụng
– Cả cây: nhanh lành vết thương ngoài da
– Rễ: trị bệnh thấp khớp, gãy xương và tổn thương do té ngã.
– Lá và thân: ngứa da, chàm, tổn thương mô mềm, phù thũng và viêm thận.
– Quả và vỏ: lợi tiểu, táo bón và kiết lỵ.
Liều dùng – Cách dùng
– Liều dùng tham khảo: 30 – 60g/ ngày (lá và thân), 10 – 12g/ ngày (quả và vỏ).
– Dùng ngoài không quy định liều lượng.
Không sử dụng trong trường hợp sau
– Dược liệu chứa độc tính có thể gây tổn thương dạ dày, vì vậy cần tránh sử dụng cho người bị viêm loét dạ dày – tá tràng.
Lưu ý khi sử dụng
– Cây Cơm cháy có tính mãnh liệt, không dùng qúa liều trên. Nếu dùng với liều 3g/1kg thể trọng có thể làm tiểu quá nhiều, ỉa lỏng và nôn mửa…
– Cây Cơm cháy có tác dụng tăng cường miễn dịch, vì vậy cần cân nhắc trước khi sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống,…
– Quả tươi của cây Cơm cháy chứa chất độc xyanua, có thể gây nôn ói và tiêu chảy. Vì vậy cần phơi khô, sắc hoặc ngâm rượu để giảm độc tính của thảo dược.
Tác dụng không mong muốn
– Vị thuốc Cơm cháy có thể gây dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm. Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên ngưng áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.
– Cơm cháy có chứa độc tính, sử dụng quá liều có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, tiểu quá nhiều, buồn nôn, chóng mặt,…
Tác dụng thuốc khác
– Tránh sử dụng đồng thời dược liệu với các thuốc tác động đến hệ miễn dịch, Lithium, các thuốc chuyển hóa ở gan như Ketoconazole, Lovastatin, Fexofenadine, Itraconazole,…
Phụ nữ có thai và cho con bú
– Thận trọng khi sử dụng bài thuốc uống cho phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.
Dược lý
– Theo Y học cổ truyền cây có: Vị hơi đắng, tính ấm, hơi độc.
– Thân và lá có tác dụng tiêu phù, lợi tiểu và giảm đau.
– Rễ có tác dụng tiêu phù và chống co thắt.
– Quả có tác dụng thông đại tiểu tiện.
– Chống viêm, tăng cường miễn dịch và ức chế quá trình oxy hóa.
– Toàn cây thuốc mọi đều có tác dụng tăng tốc độ hồi phục và giúp làm liền vết thương nhanh chóng.
– Ở nước ta, vỏ cây được dùng làm thuốc trị lở miệng