Tên khác
– Cỏ đĩ, Cây cứt lợn, Hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa
Công dụng
– Bán thân bất toại.
– Phong thấp. tê mỏi, đau nhức xương.
– Chữa u nhọt, ong đốt, rắn cắn.
– Đau đầu cảm mạo.
Liều dùng – Cách dùng
– Ngày dùng từ 9 g đến 12 g, dạng thuốc sắc.
Không sử dụng trong trường hợp sau
– Người không có phong thấp thuộc âm hư không được sử dụng.
Tác dụng thuốc khác
– Tương kỵ
– Hy thiêm thảo kỵ sắt.
Dược lý
– Tính vị: tính hàn, vị đắng, cay, chứa một lượng độc nhỏ.
– Quy kinh: vào kinh Can và Thận.
– Chiết xuất cồn thô cho thấy các hoạt động chống tăng axit uric và chống viêm trong thực nghiệm. Các thành phần hoạt động chịu trách nhiệm cho hoạt động sinh học được xác định là các hợp chất phenolic. Phát hiện này chỉ ra ứng dụng của cây Hy thiêm trong điều trị bệnh gút.
– Một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng chiết xuất cồn của Hy thiêm là nguyên liệu thuốc có khả năng ngăn ngừa viêm, kể cả viêm cấp và viêm mạn.
– Chiết xuất cồn còn thể hiện các hoạt động chống viêm và chống tăng sinh mạnh mẽ. Đây có thể là một tác nhân bổ sung lý tưởng để điều trị cho bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung.
– Hàm lượng kirenol trong rễ cây Hy thiêm cao. Kirenol có hiệu quả chống lại vi khuẩn gram dương, bao gồm Staphylococcus cholermidis, Staphylococcus aureus và Acinetobacter baumannii.
Bảo quản
– Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, không ráo, tránh độ ẩm cao và nước trực tiếp. Thỉnh thoảng có thể mang dược liệu ra phơi nắng để tránh gây biến chất dược liệu.
Đặc điểm
– Cây thuốc nam quý dạng cây thảo sống hàng năm, cao chừng 30 – 40cm, có nhiểu cành, có lông tuyến.
– Lá mọc đối cuống ngắn, hình 3 cạnh hay thuôn hình quả trám, đầu lá nhọn, phía cuống cũng thót lại, mép có răng cưa, mặt dưới hơi có lông.
– Cụm hoa hình đầu, màu vàng, cuống có lông tuyến dính.
– Quả bế đen hình trứng, 4 – 5 cạnh dài 3mm, rộng 1mm.
– Mùa hoa: tháng 4 – 5 đến tháng 8-9, mùa quả: tháng 6 – 10.
– Cây sinh trưởng, phát triển mạnh về mùa hè xuân và thường tàn lụi vào mùa thu đông.