Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com

Tên chung quốc tế: Reserpine.
Mã ATC: C02AA02.
Loại thuốc: Thuốc hủy thần kinh giao cảm (chống tăng huyết áp).

Dạng thuốc và hàm lượng

– Viên nén: 0,1 mg; 0,25 mg; 1 mg. Thuốc tiêm: 1 mg.

Dược lý và cơ chế tác dụng

– Reserpin là một trong những alcaloid chiết xuất từ rễ cây Ba gạc (họ Trúc đào), chủ yếu là từ cây Rauwolfia serpentina và Rauwolfia vomitoria, hoặc từ tổng hợp. Hoạt chất chiết xuất được từ tự nhiên có cấu trúc tương tự alcaloid. Reserpin là một thuốc chống tăng huyết áp do làm cạn kiệt dự trữ noradrenalin tại đầu tận cùng dây thần kinh giao cảm ngoại vi và làm cạn kiệt dự trữ catecholamin và serotonin ở não, tim và nhiều cơ quan khác, dẫn đến giảm huyết áp, tim đập chậm và ức chế hệ TKTW. Tác dụng của reserpin chủ yếu là do làm giảm hiệu suất tim và giảm sự trở kháng ở tuần hoàn ngoại vi. Khi dùng đường uống, chỉ đạt được hiệu quả điều trị tối đa sau vài tuần và tác dụng kéo dài tới sau 6 tuần sau khi ngừng thuốc. Reserpin cũng làm giảm lượng dự trữ serotonin ở não, nên có tác dụng an thần và làm giảm tiết adrenalin ở tủy thượng thận. Trên người tăng huyết áp, huyết áp giảm ở mức độ vừa phải, huyết áp tâm thu giảm nhiều hơn huyết áp tâm trương, ở tư thế đứng giảm nhiều hơn so với tư thế nằm. Tác dụng giảm huyết áp xuất hiện chậm và kéo dài vì cần có thời gian để làm giảm norepinephrin dự trữ; sau khi ngừng thuốc cũng cần một thời gian đủ để phục hồi dự trữ norepinephrin, lúc đó tác dụng của thuốc mới hết. Cần chú ý ở một số người bệnh, nhất là khi dùng thuốc theo đường tĩnh mạch, trước khi giảm huyết áp, có thể có cơn tăng huyết áp, liên quan đến giải phóng norepinephrin từ các hạt dự trữ.
– Reserpin cũng làm chậm nhịp tim nhưng không làm thay đổi hoặc chỉ làm giảm nhẹ cung lượng tim, không làm thay đổi cung lượng thận và độ lọc cầu thận.

Dược động học

– Thuốc được hấp thu qua ruột. Sinh khả dụng khoảng 50%. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được khoảng 2 giờ sau khi uống một liều 0,25 mg reserpin. Tác dụng của thuốc đến chậm, sau 3 – 6 ngày mới xuất hiện và kéo dài khá lâu, tới 14 ngày sau khi ngừng thuốc; có tác giả cho rằng có thể kéo dài hơn nữa.
– Thải trừ của reserpin qua hai pha, nửa đời thải trừ khoảng 4,5 giờ ở pha thứ nhất và khoảng 11,3 ngày ở pha thứ hai; nửa đời thải trừ kéo dài ở người bệnh béo phì.
– Trong vòng 96 giờ sau khi uống, khoảng 8% thuốc được thải trừ qua nước tiểu ở dạng chuyển hóa và 62% qua phân ở dạng ban đầu. Reserpin qua được nhau thai và vào trong sữa mẹ.

Đọc thêm bài viết:  Quế

Chỉ định

– Bệnh tăng huyết áp.
– Reserpin là một thuốc được dùng rất sớm và trong một thời gian dài trước đây để điều trị bệnh tăng huyết áp. Hiện nay do sự xuất hiện nhiều thuốc mới có hiệu lực mà ít tác dụng phụ hơn nên xu hướng chung là ít dùng reserpin. Tuy nhiên do giá thành rất rẻ nên thuốc còn thích hợp cho các nước đang phát triển; một số nước vẫn còn đưa reserpin vào danh sách các thuốc thiết yếu để điều trị bệnh tăng huyết áp.
– Reserpin còn được chỉ định để điều trị triệu chứng trong các giai đoạn tâm thần kích động và vì tác dụng giãn mạch, một chỉ định khác là hội chứng Raynaud. Trên thực tế, hiện nay người ta cũng ít dùng do xuất hiện nhiều thuốc mới có hiệu lực hơn.

Chống chỉ định

– Người quá mẫn với reserpin.
– Không chỉ định reserpin khi có viêm loét dạ dày, tá tràng, loét đại tràng vì thuốc làm tăng tiết dịch vị và tăng nhu động ruột; khi có sỏi đường mật vì có thể làm xuất hiện cơn đau do thuốc làm tăng co bóp; khi có tiền sử trầm cảm vì thuốc càng làm trầm cảm.
– Bệnh nhân Parkinson, u tế bào ưa crom.
– Bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp sốc điện và phải ngừng reserpin tối thiểu 7 – 14 ngày trước khi tiến hành bất cứ liệu pháp sốc điện nào.
– Người mang thai và đang cho con bú.

Thận trọng

– Cũng như các thuốc hạ huyết áp khác tác động theo cơ chế liệt giao cảm, khi dùng lâu dài, reserpin cũng gây ứ nước và natri, do đó làm mất tác dụng hạ huyết áp, nên phải phối hợp với thuốc lợi tiểu. Phối hợp này cho phép giảm liều của mỗi thuốc để hạn chế ADR. Thận trọng với người suy nhược, người cao tuổi, và người đang mắc bệnh loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy thận, sỏi mật, động kinh hoặc các bệnh dị ứng như hen phế quản.
– Không cần thiết phải ngừng reserpin khi gây mê, mặc dù sự ức chế TKTW làm tăng tác dụng của reserpin.

Thời kỳ mang thai

– Reserpin đi qua nhau thai. Không dùng reserpin cho người mang thai. Có báo cáo cho biết có tới 8% trẻ chu sinh bị dị dạng do mẹ dùng thuốc khi mang thai. Reserpin gây sung huyết niêm mạc mũi ở trẻ sơ sinh và nếu mẹ dùng thuốc trước lúc đẻ, trẻ sơ sinh bị ngủ lịm, giảm thân nhiệt và chậm nhịp tim.

Thời kỳ cho con bú

– Reserpin bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây tác hại cho trẻ như sung huyết mũi và tăng tiết dịch khí – phế quản. Vì tiềm năng có hại cho trẻ và tiềm năng gây ung thư trong nghiên cứu trên súc vật, cần quyết định ngừng cho bú hoặc ngừng thuốc.

Đọc thêm bài viết:  Cefoperazone sodium

Tác dụng không mong muốn (ADR)

– Các ADR xuất hiện do tác dụng liệt giao cảm, cường đối giao cảm và/hoặc an thần của thuốc. Liều dùng rất cao có thể gây triệu chứng Parkinson và các triệu chứng ngoại tháp khác. Dùng thuốc lâu dài có thể gây to vú ở nam giới, gây bế kinh và tăng tiết sữa ở phụ nữ do thuốc làm tăng tiết prolactin.
– Thường gặp, ADR > 1/100
– TKTW: Hoa mắt, chóng mặt.
– Tiêu hóa: Chán ăn, ỉa chảy, buồn nôn, nôn, khô miệng. Hô hấp: Sung huyết niêm mạc mũi.
– Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
– TKTW: Buồn ngủ, đau đầu, trạng thái trầm cảm hoặc giảm khả năng tư duy, tình trạng kích động hoặc lo lắng, ác mộng hoặc mất ngủ khi gần sáng, bất lực hoặc giảm tình dục, rối loạn phóng tinh. Tiêu hóa: Phân đen, đau bụng.
– Tuần hoàn: Gây nhịp chậm xoang hoặc các rối loạn nhịp tim khác, phù ngoại vi (sưng bàn chân, cẳng chân).
– Hô hấp: Hơi thở ngắn.
– Hiếm gặp, ADR < 1/1 000
– Tiết niệu: Tiểu tiện khó hoặc đau.
– Da: Ngoại ban hoặc ngứa, ban xuất huyết. Máu: Giảm tiểu cầu.
– Giác quan: Điếc, teo thần kinh thị giác, glôcôm, viêm màng mạch nho. Tuần hoàn: Giữ natri.
– Tiêu hóa: Giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn.
– Liều cao có thể gây nhịp chậm, trầm cảm nặng dẫn đến tự tử, hội chứng ngoại tháp, hạ huyết áp, hôn mê, co giật, ức chế hô hấp, hạ thân nhiệt. Hạ huyết áp hay xảy ra hơn với người bệnh sau chấn thương mạch não.
– Liều cao reserpin gây ung thư trên các loài gặm nhấm. Mặc dù những nghiên cứu ban đầu chỉ ra tỉ lệ ung thư vú ở người bệnh tăng huyết áp điều trị bằng Rauwolfia cao gấp 3 – 4 lần so với nhóm chứng, phân tích cả nghiên cứu tiến cứu và ca lâm sàng cho kết quả có sự liên quan ít giữa Rauwolfia và nguy cơ ung thư.
– Có báo cáo về xảy ra loạn thần cấp sau khi ngừng reserpin. Khi điều trị reserpin lâu dài trên động vật làm tăng nhạy cảm với dopamin ở hạch nền và kích hoạt vùng hóa ứng động ở người và các catecholamin ở hạch nền. Ngừng thuốc có thể gây cảm ứng hồi ứng quá mức của các hệ thống trên với catecholamin nội sinh, gây loạn thần cấp tính.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

– Ngừng dùng thuốc khi xuất hiện dấu hiệu ban đầu của chán ăn, mất ngủ khi gần sáng, bất lực, mặc dù rối loạn tâm thần vẫn còn sau vài tháng hoặc tác dụng hạ huyết áp vẫn duy trì sau vài tuần sau khi ngừng thuốc.
– Uống thuốc với thức ăn hoặc sữa để giảm kích ứng bộ máy tiêu hóa. Ngậm kẹo hoặc kẹo cao su không có đường, kem hoặc chất thay thế nước bọt để đỡ khô miệng. Nếu khô miệng kéo dài quá 2 tuần lễ, phải đến bác sĩ hoặc nha sĩ khám bệnh.
– Điều chỉnh liều dùng theo từng người bệnh dựa trên đáp ứng lâm sàng, tới liều tối thiểu có hiệu lực, để giảm thiểu các trạng thái trầm cảm, hạ huyết áp thế đứng và các ADR khác.

Đọc thêm bài viết:  Milrinon

Liều lượng và cách dùng

– Tăng huyết áp
– Người lớn: Uống 0,25 – 0,5 mg/ngày, trong 1 – 2 tuần, khi huyết áp đã trở về bình thường thì dùng liều duy trì 0,1 – 0,25 mg/ngày, duy trì ở liều thấp nhất có hiệu quả điều trị. Liều thông thường không được vượt quá 0,5 mg/ngày. Để giảm ADR của reserpin nên phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid.
Trẻ em:
– Điều trị tăng huyết áp: Uống 5 – 20 microgam (0,005 – 0,02 mg)/ kg/ngày, chia làm 1 – 2 lần mỗi ngày.
– Điều trị loạn thần mạn tính: 1 mg/ngày.

Tương tác thuốc

– Không dùng reserpin phối hợp với digitalis, vì dễ gây loạn nhịp tim, làm nhịp tim quá chậm; với quinidin, alfentanil, vì dễ gây loạn nhịp tim; với các thuốc barbiturat, vì làm tăng trạng thái trầm cảm; với các thuốc gây mê và với levomepromazin vì càng làm giảm huyết áp; với IMAO, vì có nguy cơ làm tăng huyết áp. Levodopa có tác dụng đối nghịch với reserpin.
– Thuốc tác dụng trực tiếp trên thần kinh giao cảm: Người bệnh dùng reserpin có thể bị mẫn cảm với adrenalin và các thuốc tác dụng trực tiếp trên thần kinh giao cảm, không nên dùng đồng thời trừ các thuốc đối kháng reserpin. Reserpin có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc tác dụng trực tiếp trên thần kinh giao cảm như ephedrin, dopamin, dobutamin, norepinephrin.
– Thuốc lợi tiểu thiazid và các thuốc điều trị hạ huyết áp khác có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của reserpin.
– Thuốc gây mê: Người bệnh dùng reserpin có biểu hiện không ổn định về tim mạch, đa số bị hạ huyết áp khi bị gây mê.

Độ ổn định và bảo quản

– Bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 oC trong bao bì kín.

Quá liều và xử trí

– Triệu chứng: Trầm cảm nặng, nhịp tim chậm, trụy tim mạch, suy hô hấp, giảm thân nhiệt, có thể có co giật, các dấu hiệu ngoại tháp, hôn mê. Xử trí: Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Dùng than hoạt trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc. Rửa dạ dày, thở oxy, nếu cần thì đặt hô hấp hỗ trợ. Chữa triệu chứng: Dùng atropin sulfat hoặc các thuốc kháng cholinergic khác để giải quyết nhịp tim quá chậm và các biểu hiện của cường phế vị; cân bằng nước và điện giải. Nếu huyết áp giảm, hoặc trụy tim mạch, dùng dopamin, hoặc adrenalin, nhưng phải thận trọng. Nếu hạ huyết áp nặng nên đặt bệnh nhân nằm ngửa và nâng chân cao. Người bệnh cần được tiếp tục theo dõi trong ít nhất 72 giờ.

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối