Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com

Thông tin chung Camphor

Tên thường gọi: Camphor
Tên khác: 2-bornanon, 2-camphanon, bornan-2-on, Long não
Công thức: C10H16O
ID CAS: [76-22-2] (không chỉ rõ), [464-49-3] (Long não-(1R)), [464-48-2] (Long não-(1S)
Điểm sôi: 204 °C (477 K)
Khối lượng phân tử: 152,23 g/mol

Chỉ định của Camphor

– Thuốc Camphor được chỉ định trong các trường hợp sau:
– Dung dịch xông: Giảm tạm thời cơn ho do cảm lạnh.
– Kem bôi ngoài da: Giảm tạm thời cơn đau nhức cơ khớp nhẹ liên quan đến tình trạng viêm khớp, đau lưng đơn thuần, bong gân, căng cơ và các vết bầm tím.
– Gel bôi ngoài da: Giảm đau và ngứa tạm thời do bỏng nhẹ, cháy nắng, vết cắt nhỏ, vết xước, côn trùng cắn, kích ứng da nhẹ và phát ban do cây cỏ có độc (ví dụ: Cây thường xuân, cây sồi và cây sơn).

Chống chỉ định Camphor

– Không dùng Camphor cho các đối tượng:
– Da đang bị kích ứng hoặc tổn thương.
– Kích ứng da tiến triển nghiêm trọng.
– Bệnh nhân dưới 12 tuổi đối với dạng kem bôi, dưới 2 tuổi đối với dạng dung dịch xông và gel bôi.

Thận trọng khi dùng Camphor

– Trước khi dùng Camphor dạng bôi ngoài da, cần rửa sạch và lau khô vùng da bôi thuốc. Sau khi bôi thuốc vào các cơ hoặc khớp bị đau, xoa bóp nhẹ nhàng để thuốc thấm vào da.
– Không thoa thuốc lên miệng vết thương hở, vùng da bị tổn thương trên diện rộng (do xây xát hoặc bỏng) hoặc đang bị kích ứng. Không băng chặt hoặc dùng miếng dán nóng ở vị trí bôi thuốc. Ngưng sử dụng nếu triệu chứng kéo dài trên 7 ngày, tái phát sau khi ngưng thuốc hoặc xuất hiện mẩn đỏ.
– Tránh để Camphor tiếp xúc với mắt và niêm mạc. Nếu bị thuốc dính vào những vùng này, nên rửa nhiều lần bằng nước sạch.
– Thận trọng khi sử dụng dung dịch xông Camphor cho bệnh nhân bị ho dai dẳng, ho mãn tính (ví dụ: Ho do hút thuốc, khí phế thũng, hen suyễn) hoặc ho có đờm. Ngưng sử dụng nếu tình trạng ho kéo dài trên 7 ngày, tái phát hoặc kèm them sốt, phát ban, đau đầu dai dẳng.
– Camphor rất dễ cháy, vì vậy nên để tráng xa ngọn lửa và nguồn nhiệt. Sử dụng nước nóng để xông hơi có thể làm hỗn hợp bắn ra và gây bỏng.
– Da trẻ em thường nhạy cảm nên dễ gặp phải tác dụng phụ, vì vậy cần thận trọng và theo dõi thường xuyên trẻ khi dùng dạng bôi ngoài da.
– Camphor có thể làm bệnh gan trở nên trầm trọng. Không bôi Camphor khi đang sử dụng thuốc có thể gây hại cho gan.

Đọc thêm bài viết:  Gonadotropin

Thai kỳ

– Thời kỳ mang thai
– Chưa có nghiên cứu về an toàn và độc tính của camphor khi dùng cho phụ nữ có thai. Vì vậy không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ này.
– Thời kỳ cho con bú
– Chưa có nghiên cứu về an toàn và độc tính của Camphor khi dùng cho phụ nữ cho con bú. Vì vậy không nên sử dụng thuốc cho đối tượng này.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

– Thường gặp
– Chưa có thông tin.
– Ít gặp
– Chưa có thông tin.
– Hiếm gặp
– Chưa có thông tin.
– Không xác định tần suất
– Phản ứng dị ứng: Phát ban, nổi mề đay, ngứa, da mẩn đỏ, sưng, phồng rộp hoặc bong tróc có thể kèm theo sốt, thở khò khè, tức ngực, co thắt cổ họng, khó thở, khó nuốt hoặc nói chuyện, khàn giọng bất thường, sưng miệng, mặt, môi, lưỡi, hoặc cổ họng.
Liều lượng và cách dùng Camphor
– Liều dùng Camphor
– Dung dịch xông điều trị ho:
– Pha loãng mỗi 15 ml dung dịch với 946 ml nước lạnh hoặc mỗi 7,5 mL dung dịch với 473 mL nước lạnh, cho vào máy xông hơi nóng và hít hơi nước.
– Sử dụng tối đa 3 lần/ngày.
– Chỉ dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
– Kem bôi ngoài da giảm đau:
– Bôi kem vào vùng bị đau tối đa 4 lần/ngày.
– Sử dụng hàng ngày trong ít nhất 2 tuần.
– Chỉ dùng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
– Gel bôi ngoài da giảm ngứa và giảm đau:
– Bôi gel vào vùng bị ảnh hưởng từ 3 – 4 lần/ngày.
– Chỉ dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

Đọc thêm bài viết:  Dextran 1

Cách dùng

– Dung dịch xông điều trị ho: Pha loãng cho vào máy xông hơi nóng và hít hơi nước.
– Thuốc bôi ngoài da: Thoa kem lên vùng bị đau đã được vệ sinh sạch sẽ.

Dược lý

Dược lực học
– Camphor là một hoạt chất được chiết từ vỏ và gỗ của cây Cinnamomum camphora (cây long não).
– Tác dụng giảm đau và giảm ngứa của Camphor có thể do sự kích thích các đầu tận cùng của dây thần kinh. Ngoài ra, camphor còn có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp và diệt nấm gây nhiễm trùng ở móng chân.

Dược động học

– Hấp thu
– Camphor được hấp thu chậm qua da và đạt nồng độ đỉnh trong máu sau 3 giờ kể từ khi sử dụng.
– Phân bố
– Thể tích phân bố của Camphor (Vd) khoảng 2 – 4 L/kg. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương là 61 %.
– Chuyển hóa
– Tại gan, Camphor được chuyển hoá thành những chất không có hoạt tính.
– Thải trừ
– Camphor được bài tiết qua nước tiểu ở dạng chất chuyển hoá. Thời gian bán thải khoảng 1,5 giờ.

Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất

Xịt mũi, họng Thái Dương – Giảm hắt hơi liên tục nhiều lần không dứt dẫn đến đỏ mũi, ngứa họng, viêm tắc.

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối