Tên khác
– Táo tàu, táo đen, hồng táo, Nhẫm táo, Thích táo, Ngưu đầu, Phác lạc tô
Công dụng
– Chữa lo âu, mất ngủ, bổ thiểu khí, giảm độc của vị Ô đầu, dưỡng huyết, bổ can, nhuận tâm phế, chỉ thấu.
Liều dùng – Cách dùng
– Ngày 10 – 30g (3 – 10 quả), thường phối hợp trong các bài thuốc bổ, sắc hoặc ngâm rượu uống.
Không sử dụng trong trường hợp sau
– Tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ bị cam tích, đờm nhiệt, răng đau, bụng đầy chướng.
– Không dùng trong trường hợp đau dạ dày do khí bế, trẻ em bị nhiệt cam, đau bụng do giun, bụng to.
– Không dùng kết hợp với bạch vi hay nguyên sâm.
Lưu ý khi sử dụng
– Không nên dùng khi vùng dưới ngực vó bỉ khối, đầy chướng kèm theo nôn ói.
– Không nên dùng cho trẻ em hay phụ nữ sau sinh bị bệnh ôn nhiệt, hoàng đản, thử thấp, đờm trệ…
– Không nên ăn quá nhiều đại táo xanh.
– Ăn dược liệu chung với cá sẽ dễ gây đau bụng và đau thắt lưng, còn ăn với hành sẽ khiến cho ngũ tạng bất hòa.
Phụ nữ có thai và cho con bú
– Không nên dùng cho phụ nữ sau sinh bị bệnh ôn nhiệt, hoàng đản, thử thấp, đờm trệ…
Dược lý
– Tính vị: vị ngọt, tính bình.
– Quy kinh: quy vào 2 kinh Vị và Tỳ.
– Thực nghiệm đã chứng minh rằng đa phần những bài thuốc có chứa đại táo đều khiến cho chỉ số cAMP trong bạch cầu tăng cao. Dược liệu này có tác dụng chống dị ứng.
– Nước sắc từ dược liệu có thể làm cho Albumin huyết thanh cùng với Protid toàn phần tăng rõ. Từ đó có thể thấy rằng dược liệu này có tác dụng bảo vệ chức năng gan, đồng thời giúp tăng lực cơ.
– Ngoài ra, sử dụng chiết xuất chất đại táo với nước nóng in vitro còn có tác dụng dức chế sự sinh trưởng của tế bào JTC-26.
Bảo quản
– Dược liệu đã qua sơ chế cần bảo quản trong túi kín hoặc hũ có nắp đậy nơi thoáng mát để tránh ẩm mốc, mối mọt, chuột, gián
Đặc điểm
– Đại táo là một cây nhỡ hay cây to, có thể cao đến 10m,
– Lá mọc so le, lá kèm thường có dạng thành gai.
– Cuống lá ngắn 0.5 – 1cm, phiến lá hình trứng, đầu hẹp lại, dài 3 – 7cm, rộng 2 – 3.5cm, mép lá có răng cưa thô, trên mặt rõ 3 gân chính, gân phụ cũng nổi rõ.
– Hoa nhỏ, mọc thành tán ở kẽ lá, mỗi tán gồm 7 – 8 hoa.
– Cánh hoa màu vàng xanh nhạt, đài, tràng và nhị đều 5.
– Quả hạch hình cầu hay hình trứng, khi non có màu nâu hoặc xanh nhạt, khi chín có màu dỏ sẫm.
– Vỏ quả mẫm vị ngọt.
– Mùa hoa tháng 4 – 5, mùa quả tháng 7 – 9.
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất
An Giáp Vương – Giúp hỗ trợ giảm sự tiến triển của bướu cổ lành tính