Tên khác
– Khôi nhung, khôi tía, Ardisia silvestris, Cây Khôi, Cây Xăng Sê, Khôi.
Công dụng
– Công dụng chính mà người ta hay sử dụng nhất trên lá Khôi là làm giảm các triệu chứng trong bệnh viêm loét dạ dày.
– Ngoài ra, lá Khôi còn một số công dụng khác:
– Trị mụn nhọt ở trẻ em
– Chữa kiết lỵ.
Liều dùng – Cách dùng
– Chữa đau dạ dày
– Lá Khôi thường được dùng bởi người dân miền ngược vùng Lang Chánh, Ngọc Lặc tỉnh Thanh hoá chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh Hoá đã kết hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống để chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g) nếu cần. Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ An cũng dùng lá Khôi để chữa đau dạ dày.
– Trị nhọt ở trẻ em
– Lá Khôi cùng với lá Vối, lá Hoè dùng để nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp lên nhọt cho trẻ.
– Chữa kiết lỵ
– Rễ cây Khôi được đồng bào Dao dùng thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.
Dược lý
– Y học hiện đại đã chỉ ra được những thành phần có lợi cho sức khỏe con người có chứa trong dược liệu lá khôi. Nổi bật trong đó có tannin, glycoside:
– Glycoside: Lá khôi có chứa hàm lượng glycoside dồi dào, giúp hệ tim mạch khỏe hơn. Hoạt chất kích thích cơ chế co bóp của hệ tim mạch trong việc bơm máu đi vào các cơ quan khác. Từ đó tránh được những cơ đột quỵ bất ngờ. Ngoài ra, glycoside còn giúp cải thiện chức năng thần kinh, tăng cường trí nhớ và hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh.
– Tannin: Đây là hoạt chất được tìm kiếm trong nhiều loại thực vật, trong đó có lá khôi. Hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa tế bào, ức chế các tế bào ung thư lây lan, tăng cường miễn dịch và sức khỏe. Ngoài ra, hoạt chất tanin cũng xuất hiện nhiều trong một số loại thuốc chữa tim mạch, có tác dụng loại bỏ các cholesterol xấu, ngăn chặn nguy cơ bị xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu và đông máu.
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất
Cumin nghệ đen Nano – Hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày