Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Polymyxin b

Polymyxin b

Tên chung quốc tế: Polymyxin B.
Mã ATC: A07AA05, J01XB02, S01AA18, S02AA11, S03AA03.
Loại thuốc: Kháng sinh.

Dạng thuốc và hàm lượng

– Dạng thuốc thường dùng là polymyxin B sulfat, là muối sulfat của một hoặc hỗn hợp của hai hay nhiều các polymyxin. Liều dùng được biểu thị dưới dạng polymyxin B base; 100 mg polymyxin B tương đương với 1 triệu đơn vị.
– Dạng thuốc dùng tại chỗ: Dung dịch polymyxin B 1% hoặc thuốc mỡ, hỗn dịch được kết hợp cùng với các thuốc khác.
Polymyxin B sulfat:
– Bột để pha dung dịch nhỏ mắt: Nồng độ 0,10 – 0,25% polymyxin B và neomycin sulfat:
– Dung dịch nồng độ cao vô khuẩn để rửa đường niệu – sinh dục: Polymyxin B sulfat 200 000 đơn vị (polymyxin B) và 57 mg neosporin sulfat (40 mg neomycin) trong 1 ml.
Thuốc mỡ tra mắt:
– Polymyxin B (10 000 đơn vị) và oxytetracyclin (30 mg) trong 1 g thuốc mỡ;
– Polymyxin B (10 000 đơn vị), oxytetracyclin (5 mg) và hydrocortison (15 mg) trong 1 g thuốc mỡ; Polymyxin B sulfat (10 000 đơn vị) và kẽm bacitracin (500 đơn vị) trong 1 g thuốc mỡ.
– Polymyxin B sulfat 10 000 đơn vị/g thuốc mỡ, neomycin sulfat 0,35% (tính theo neomycin), kẽm bacitracin 400 đơn vị/g thuốc mỡ, hydrocortison 1%.
– Polymyxin B sulfat 10 000 đơn vị/g thuốc mỡ, neomycin sulfat 0,35% (tính theo neomycin) và dexamethason 1%.
– Dung dịch, hỗn dịch tra mắt:
– Polymyxin B sulfat 10 000 đơn vị/ml hỗn dịch, neomycin sulfat 0,35% (tính theo neomycin) và dexamethason 1%.
– Polymyxin B sulfat 10 000 đơn vị/ml dung dịch, neomycin sulfat 0,35% (tính theo neomycin) và gramicidin 0,0025%.
– Polymyxin B sulfat 10 000 đơn vị/ml hỗn dịch, neomycin sulfat 0,35% (tính theo neomycin) và hydrocortison 1%.
– Polymyxin B sulfat 10 000 đơn vị/ml hỗn dịch, neomycin sulfat 0,35% (tính theo neomycin) và prednisolon acetat 0,5%.
– Polymyxin B sulfat 10 000 đơn vị/ml dung dịch và trimethoprin sulfat 0,1% (tính theo trimethoprim).
– Thuốc tiêm tĩnh mạch: Lọ 500 000 đơn vị (dạng polymyxin B sulfat dùng để tiêm).

Dược lý và cơ chế tác dụng

– Polymyxin B và các polymyxin khác là nhóm những chất kháng sinh có mối liên quan chặt chẽ do các chủng Bacillus polymyxa tạo nên. Polymyxin B có tác dụng diệt khuẩn. Thuốc gắn vào phospholipid làm thay đổi tính thấm và thay đổi cấu trúc màng bào tương vi khuẩn, gây rò rỉ các thành phần bên trong.
– Polymyxin B có tác dụng trên đa số các vi khuẩn Gram âm, trừ Proteus spp.. Thuốc đặc biệt hiệu quả đối với Pseudomonas aeruginosa. Những chủng vi khuẩn Gram âm nhạy cảm khác bao gồm Acinetobaccter spp., Enterobacter, E.coli, Klebsiella spp., Haemophilus influenzae, Salmonella, Bordetella pertussis, Shigella. Loại Vibrio cholerea 01 còn nhạy cảm nhưng hai typ El Tor và O139 đã kháng thuốc. Các vi khuẩn như Serratia, Burkhoderia, Providencia spp. và Bacteroides fragilis thường kháng thuốc. Polymyxin B không có tác dụng đối với Neisseria spp., vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn Gram dương. Một số nấm như Coccidioides immitis còn nhạy cảm, nhưng hầu hết đã kháng thuốc. Vi khuẩn phát triển kháng thuốc chậm và ít xảy ra với polymyxin B. Có sự kháng chéo hoàn toàn giữa các dẫn chất của colistin (polymyxin E) và polymyxin B, nhưng không thấy có tư liệu về sự kháng chéo giữa các polymyxin và các kháng sinh khác. Hoạt tính kháng khuẩn của polymyxin B tăng lên khi kết hợp với cloramphenicol, tetracyclin, sulfonamid và trimethoprim. Tác dụng của thuốc giảm đi khi có mặt các ion kim loại kiềm thổ hóa trị 2 như calci, magnesi. Tác dụng này ít rõ trên in vivo so với in vitro. Polymyxin B được dùng tại chỗ, thường phối hợp với các thuốc khác để điều trị nhiễm khuẩn da, mắt, tai và một số nhiễm khuẩn khác do vi khuẩn nhạy cảm.
– Thuốc nhỏ mắt có chứa polymyxin B kết hợp với neomycin sulfat và gramicidin đã được sử dụng để dự phòng nhiễm khuẩn cho người bệnh sau phẫu thuật mắt, kết hợp với propamidin isetionat để điều trị viêm giác mạc do acanthamoeba.
– Polymyxin B đã được dùng đường uống cùng với các thuốc khác trong phác đồ khử khuẩn chọn lọc đường tiêu hoá.
– Mặc dù vẫn còn có chế phẩm thuốc tiêm để điều trị nhiễm khuẩn Gram âm nhạy cảm và đặc biệt là Pseudomonas aeruginosa nhưng nhiều thuốc khác được ưa dùng vì polymyxin B rất độc với thận. Polymyxin B đã được đưa vào dưới mãng não để điều trị viêm màng não, hoặc tiêm vào dưới kết mạc để điều trị nhiễm khuẩn mắt.

Đọc thêm bài viết:  Piracetam

Dược động học

– Polymyxin B sulfat hấp thu tốt qua phúc mạc; không hấp thu qua đường tiêu hóa, trừ ở trẻ nhỏ có thể hấp thu tới 10% liều; không hấp thu đáng kể qua niêm mạc và da nguyên vẹn hoặc bị tróc lớp phủ ngoài như trong trường hợp bị bỏng nặng.
– Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 2 giờ khi tiêm bắp nhưng không ổn định, một phần polymyxin B sulfat bị bất hoạt bởi huyết thanh.
– Polymyxin B phân bố rộng rãi đến màng tế bào trong mô cơ thể, polymyxin B không gắn nhiều với protein huyết tương. Thuốc không phân bố trong dịch não tủy (kể cả khi màng não bị viêm) và không qua nhau thai. Có sự tích lũy thuốc sau khi dùng liều nhắc lại.
– Nửa đời huyết thanh của thuốc trên người lớn có chức năng thận bình thường khoảng 4,5 – 6 giờ và kéo dài ở người suy thận, kéo dài 2 – 3 ngày ở người bệnh có Clcr < 10 ml/phút.
– Thải trừ chính qua lọc cầu thận. Khoảng 60% lượng thuốc hấp thu được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng không đổi. Ở người lớn, trong khoảng thời gian giữa 12 – 24 giờ sau liều ban đầu, thấy rất ít polymyxin B trong nước tiểu, có thể do thuốc gắn với phospholipid của màng tế bào thận. Thuốc còn tiếp tục bài tiết trong 24 – 72 giờ sau liều cuối cùng. Trẻ nhỏ, bài tiết polymyxin B nhanh hơn người lớn; 40 – 60% lượng thuốc hấp thu được bài tiết trong vòng 8 giờ trong nước tiểu. Lọc máu hay lọc màng bụng không loại trừ đáng kể polymyxin B.

Chỉ định

Điều trị tại chỗ:
– Nhiễm khuẩn mắt do các chủng nhạy cảm Pseudomonas aeruginosa (viêm, loét giác mạc, viêm kết mạc, bờ mi).
– Nhiễm khuẩn nông ở mắt do vi khuẩn nhạy cảm (thường kết hợp với các kháng sinh khác).
– Viêm tai ngoài do vi khuẩn nhạy cảm (thường kết hợp với các kháng sinh khác và corticosteroid).
– Tưới các vết thương, bàng quang do nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa.
– Cho uống cùng các kháng sinh khác trong phác đồ khử nhiễm chọn lọc đường tiêu hóa ở người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm nội sinh. Dự phòng nhiễm khuẩn mắt ở người phẫu thuật mắt (nhỏ mắt polymyxin, neomycin cùng gramiciclin).
– Điều trị toàn thân: Hiện nay, việc sử dụng polymyxin B toàn thân được thay thế bằng các kháng sinh khác ít độc hơn. Polymyxin B chỉ dành cho các nhiễm khuẩn đe doạ tính mạng do các vi khuẩn kháng thuốc được lựa chọn; được dùng trong liệu pháp hít để điều trị nhiễm khuẩn Gram âm kháng các thuốc được lựa chọn.
– Tiêm vào khoang dưới màng nhện trong nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn nhạy cảm đã kháng các kháng sinh ít độc.

Đọc thêm bài viết:  Mefloquin

Chống chỉ định

– Người có tiền sử quá mẫn với bất cứ polymyxin nào hoặc các thành phần khác của thuốc.
– Sử dụng đồng thời với thuốc phong bế thần kinh – cơ.
– Dùng chế phẩm kết hợp với corticosteroid trong nhiễm nấm, nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn có mủ ở mắt, tai và nhiễm Mycobacterium.

Thận trọng

– Vì polymyxin B có thể gây độc thận và thần kinh nghiêm trọng, chỉ dùng đường toàn thân ở bệnh viện có trang bị đầy đủ, dưới sự giám sát thường xuyên của thầy thuốc có kinh nghiệm. Chỉ dùng polymyxin B tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm vào ống tủy sống cho người bệnh nội trú đã được làm đầy đủ xét nghiệm chức năng thận.
– Tránh dùng kết hợp polymyxin B tại chỗ với polymyxin B toàn thân vì có khả năng gây ngộ độc do tích lũy.

Thời kỳ mang thai

– Độ an toàn của polymyxin B chưa được xác định ở phụ nữ mang thai. Tránh dùng polymyxin cho người mang thai, trừ khi thật cần thiết và không có thuốc khác thay thế.

Thời kỳ cho con bú

– Không biết polymyxin B có bài tiết trong sữa người hay không. Vì có nhiều thuốc bài tiết trong sữa người, không cho con bú trong khi điều trị với polymyxin B.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

– Dùng tại chỗ, polymyxin B có độc tính thấp, dạng thuốc mỡ có thể gây kích ứng mắt. Các phản ứng dị ứng với polymyxin B hiếm gặp, tuy nhiên các chế phẩm có kết hợp với các thuốc khác như neomycin hoặc chất bảo quản có thể gây dị ứng khi bôi ngoài da. Độc hại thận, thần kinh, tai và tiền đình là những ADR nghiêm trọng nhất của liệu pháp tiêm polymyxin B sulfat, rất hay xảy ra ở những người bệnh dùng liều cao, hoặc ở người có suy thận không được giảm liều sử dụng.
– Ít gặp, 1/1 000 < ADR <1/100
– Tim mạch: Đỏ bừng mặt.
– TKTW: Độc hại thần kinh (kích thích, ngủ lơ mơ, mất điều hòa, dị cảm quanh miệng, tê các chi, nhìn mờ).
– Nội tiết và chuyển hóa: Giảm calci huyết, giảm natri huyết, giảm kali huyết, giảm clorid huyết.
– Tại chỗ: Đau chỗ tiêm.
– Thần kinh – cơ và xương: Phong bế thần kinh – cơ, yếu ớt. Thận: Độc hại thận.
– Hô hấp: Ngừng hô hấp.
– Khác: Kích thích màng não khi tiêm vào ống tủy sống.
– Hiếm gặp, ADR <1/1 000
– TKTW: Sốt do thuốc. Da: Mày đay, ngoại ban.
– Huyết học: Tăng bạch cầu ưa eosin.
– Khác: Phản ứng phản vệ với khó thở và nhịp tim nhanh.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

– Sự phong bế thần kinh – cơ, do thuốc, không dễ phục hồi và kháng lại tác dụng của neostigmin và edrophonium; calci clorid có tác dụng tốt trong một số trường hợp.
– Nếu bài niệu giảm, creatinin huyết thanh tăng, hoặc xuất hiện dấu hiệu liệt hô hấp trong khi điều trị với polymyxin B, phải ngừng thuốc. Nếu bội nhiễm xảy ra do phát triển quá mức những vi sinh vật không nhạy cảm (gồm cả nấm) trong khi điều trị với polymyxin B, cần áp dụng liệu pháp thích hợp. Nếu có mẫn cảm với polymyxin B tại chỗ, phải ngừng thuốc.

Đọc thêm bài viết:  Interferon Beta

Liều lượng và cách dùng

– Rửa bàng quang: Rửa liên tục 10 ngày với dung dịch polymyxin B được chuẩn bị bằng cách hòa tan 20 mg (tương đương với 200 000 đơn vị) vào 1 lít dung dịch muối đẳng trương; thường dùng không quá 1 lít dịch rửa mỗi ngày trừ khi hiệu suất bài niệu cao; hiệu chỉnh tốc độ rửa thuốc theo hiệu suất bài niệu của người bệnh.
– Dung dịch tưới tại chỗ: Dùng dung dịch 0,1 – 0,3% để tưới vết thương nhiễm khuẩn. Không được dùng quá 2 triệu đơn vị mỗi ngày ở người lớn.
– Khử khuẩn ruột. Uống 100 000 – 200 000 đơn vị/kg/24 giờ, chia 3 – 4 lần (6 – 8 giờ uống một lần).
– Mắt: Dung dịch nhỏ mắt 0,10 – 0,25% nhỏ vào kết mạc mỗi mắt 1 – 3 giọt, mỗi giờ một lần, sau đó tùy theo mức độ hiệu quả, giảm xuống 1 – 2 giọt, ngày 4 – 6 lần.
– Dung dịch tiêm vào dưới kết mạc: Người lớn và trẻ em, tiêm 100 000 đơn vị/ngày. Tối đa 25 000 đơn vị/kg/ngày.
– Tai: Dung dịch hoặc hỗn dịch dùng cho tai được nhỏ lượng rất ít vào tai ngoài sạch và khô để dự phòng sự tích lại của kết tủa thuốc quá thừa trong ống tai và thường nhỏ 3 – 4 lần mỗi ngày.
– Tiêm trong ống sống: Người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên, tiêm liều 50 000 đơn vị/lần/ngày trong 3 – 4 ngày, sau đó cách ngày 1 lần trong ít nhất 2 tuần sau khi cấy dịch não tủy âm tính.
– Trẻ em dưới 2 tuổi: Tiêm liều 20 000 đơn vị/lần/ngày trong 3 – 4 ngày, hoặc 25 000 đơn vị cách ngày 1 lần; sau đó cách ngày 1 lần, dùng liều 25 000 đơn vị trong ít nhất 2 tuần sau khi cấy dịch não tủy âm tính.
– Nhiễm khuẩn do Pseudomonas aeruginosa:
– Tránh dùng đường toàn thân khi có thể.
– Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi: Liều 15 000 – 25 000 đơn vị/kg/ngày (tối đa 25 000 đơn vị/kg/ngày), chia 2 lần, tiêm tĩnh mạch.
– Trẻ em dưới 1 tuổi: Liều tới 40 000 đơn vị/kg/ngày, chia 2 lần, tiêm tĩnh mạch.
– Người lớn và trẻ em suy thận: Phải giảm liều tiêm tĩnh mạch, liều tối đa được khuyến cáo là 15 000 đơn vị/kg/ngày.
– Khí dung (người lớn và trẻ em trên 2 tuổi): Liều 2 – 2,5 mg/kg/ngày, mỗi 6 giờ một lần, nồng độ thuốc trong dung dịch khí dung không được vượt quá 10 mg/ml.

Độ ổn định và bảo quản

– Bảo quản bột vô khuẩn polymyxin B sulfat tránh ánh sáng và ở nhiệt độ dưới 30 oC. Dung dịch nước polymyxin B sulfat bảo quản ở 2 – 8 oC. Phải bỏ phần dung dịch đã pha để tiêm không dùng đến sau 72 giờ. Không bảo quản thuốc trong dung dịch kiềm vì kém ổn định.

Tương kỵ

– Polymyxin B sulfat tương kỵ với dung dịch acid hoặc kiềm mạnh, amphotericin B, cephalothin natri, cloramphenicol natri succinat, clorothiazid natri, heparin natri, nitrofurantoin natri, penicilin, prednisolon natri phosphat, tetracyclin; muối calci và magnesi, cobalt, mangan, sắt.

Quá liều và xử trí

– Những triệu chứng quá liều gồm liệt hô hấp, độc với tai, độc với thận. Tiến hành điều trị hỗ trợ; có thể cần hỗ trợ hô hấp.

Thông tin quy chế

– Polymyxin B sulfat có trong Danh mục thuốc thiết yếu tân dược ban hành lần thứ VI, năm 2013 và Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, năm 2015.

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối