Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Mục Lục

Bài viết mới nhất

BÀI VIẾT

Đừng quá tin vào“thuốc giải rượu”! 

Đừng quá tin vào“thuốc giải rượu”! 

Đừng quá tin vào thuốc giải rượu - chothuoctay

Hiện nay có không ít nam giới tin như định đóng cột rằng có thuốc giúp giải độc rượu, (thường gọi gọn hơn là thuốc “giải rượu”). Dùng thuốc “giải rượu” sẽ giúp các đấng mày râu uống rượu tới tới mà không bị xỉn và nhất là sức khỏe được toàn vẹn để trở thành “cao thủ võ lâm” trong làng nhậu. Có phải như thế không? nem Trước hết cần nên biết rượu là thức uống gắn liền với đời sống con người nhưng khi con người lạm dụng nó và sa vào tệ nạn nghiện rượu, gây nhiều tai họa cho cá nhân và xã hội. Nghiện rượu không chỉ là một bệnh mạn tính trầm trọng mà còn là vấn đề xã hội nhức nhối. Rượu, bia dù uống ít hay nhiều, đều là chất độc có khả năng phá hoại hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Nhưng mức độ phá hoại của rượu thuộc vào loại ngấm ngầm nham hiểm, nó không làm cho con người chết ngay (trừ trường hợp ngộ độc cấp, không kịp cấp cứu) mà chỉ gặm nhấm sức khỏe của người uống rượu để đến lúc nào đó gục xuống trong một cơn bệnh không chữa được. Hai cơ quan phải chịu đựng nhiều nhất tác hại của rượu chính là hệ thần kinh trung ương và gan. Khi được uống vào trong cơ thể, rượu xâm nhập vào hệ thần kinh rất nhanh và làm thay đổi chuyển hóa cơ bản (nếu uống nhiều lần sẽ làm thay đổi cả cấu trúc) các tế bào não ở những vùng não chịu trách nhiệm về nhân cách, phán đoán, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác… Vì vậy, sẽ bị sa sút về nhận thức, thể hiện: hung hăng, kích thích, rối loạn hành vi… Nếu uống rượu kéo dài, những tế bào não sau đó hoạt động một cách bất thường tức là chúng cần đến rượu, có rượu thì mới hoạt động được. Đó chính là cơ chế của sự nghiện rượu. Đối với gan, rượu là chất độc và gan phải làm việc cật lực để chuyển hóa rượu nhằm loại trừ chất độc này. Rượu được chuyển hóa qua nhiều giai đoạn, trong đó có acetaldehyd, trước khi thành thần khí (CO,) và hơi nước để được loại ra khỏi cơ thể. Nếu uống rượu kéo dài, gan làm việc giải độc quá mức, chính nó sẽ bị nhiễm độc. Các dấu hiệu cho thấy gan bị nhiễm độc bởi rượu như sau: Rượu làm tăng các men gan như AST, ALT, gamma-GT (các men gan này nếu tăng cao có nghĩa là hoạt động gan bị rối loạn, tế bào gan bị thương tổn). – Làm giảm glutathiaon là chất bảo vệ nhu gan, trong khi lại làm tăng tổng hợp acid béo và triglycerid trong tế bào gan đưa đến gan nhiễm mỡ. Để chữa ngộ độc rượu, đã có một số thuốc được dùng như sau: Clodiazepoxid, diazepam (thuốc an thần gây ngủ), naloxon, naltrexon (thuốc dùng chữa ngộ độc ma túy, thuốc phiện), tiaprid (thuốc an thần kinh dùng trong chuyên khoa tâm thần) được dùng để sửa chữa rối loạn ở hệ thần kinh trung ương như làm giảm sự thèm rượu. Tuy nhiên, thuốc loại này không cải thiện sự nhiễm độc ở gan

Thuốc có tên metadoxin (có một biệt dược là Alcotel) được dùng chữa ngộ độc rượu theo cơ chế tái lập sự cân bằng các chuyển hóa, đặc biệt giảm thiểu sự nhiễm độc ở gan. Metadoxin thực chất là hợp chất kết hợp vitamin B6 và một acid amin là acid glutamic. Đối với gan, thuốc giúp cho đối tượng dùng rượu có sự gia tăng lượng glutathion là chất bảo vệ gan thường bị thiếu trầm trọng khi ngộ độc rượu. Thuốc cũng làm giảm đáng kể lượng AST, ALT, Y–GT là các men gan (tăng lên khi chức năng gan bị rối loạn, tế bào gan bị tổn thương do rượu và giảm trở lại mức bình thường khi gan được phục hồi). Thuốc cũng giúp giảm mỡ ở tế bào gan bị rối loạn do rượu. Xin được nhấn mạnh, thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ trong việc chữa nghiện rượu, bởi vì để chữa nghiện rượu còn phải tác động đến các yếu tố khác (như dùng thuốc cai rượu, hỗ trợ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất chẳng hạn và nhất là đương sự phải có ý chí, quyết tâm bỏ rượu). âu một sa h Ở ta, có một số thuốc mà dân thường nhậu thường mách bảo với nhau nên dùng thường xuyên để “giải rượu”. Đó là RU-21, ME-21, Mewol-21, gần nay nhất là Voskyo-3. Thực chất các thuốc này chứa các loại vitamin như vitamin B1, B6, PP… và các chất như acid glutamic (hoặc glutamine), acid fumaric, acid succinic… là những chất có thể thiếu do cơ thể sử dụng cho chuyển hóa rượu. Đa số các thuốc loại này được đăng ký lưu hành là “thực phẩm chức năng” chứ không phải là thuốc. Xét về mặt tác dụng, các thuốc loại này chỉ có tác dụng hỗ trợ dinh dưỡng chứ chưa có tài liệu y học nào chứng minh chúng có tác dụng thực sự bảo vệ hoặc phục hồi cơ quan dễ bị tổn hại bởi rượu là gan. Trên đây là phần trình bày những thuốc hoặc chế phẩm gọi là thuốc “giải rượu” nhưng thực chất chỉ là thuốc hỗ trợ chữa nghiện

rượu, phụ trợ điều trị nhiễm độc gan do rượu. Chứ không có thuốc “giải rượu” thần sầu nào giúp phòng và triệt tiêu tác hại của rượu đối với hai cơ quan là gan và hệ thần kinh trung ương. Ở đây, cũng cần lưu ý là một số người đã dùng thuốc “giải rượu” rất sai là dùng thuốc giảm đau hạ sốt là aspirin hoặc paracetamol để giảm sự khó chịu đau đầu khi uống rượu, thậm chí để tăng “đổ” nhậu. Từ tác dụng làm giảm sự khó chịu đau đầu rồi suy luận ra rằng dùng aspirin hay paracetamol trước khi uống rượu có thể giúp “giải rượu”, tăng “đổ” rượu, uống như hủ chìm mà không thấy “xi nhê” say sỉn gì cả thì thật là nguy hiểm. Aspirin có tác dụng phụ là làm tổn hại niêm mạc dạ dày – tá tràng, đưa đến viêm loét, nếu uống chung với rượu thì cực kỳ tai hại vì có thể gây đến xuất huyết tiêu hóa. Còn paracetamol là thuốc có vẻ an toàn hơn aspirin nhưng có một độc tính ít người biết đến là paracetamol làm hại gan rất dữ. Dùng paracetamol chung với rượu sẽ làm gan nhiễm độc, làm hoại tử tế bào gan. Tóm lại, người khôn ngoan không bao giờ có ý tưởng dùng bất cứ thuốc gì gọi thuốc “giải rượu” nhằm để tăng “đô” rượu, uống rượu nhiều hơn. Hoàn toàn không có thuốc gì giúp uống rượu như hủ chìm, ngày nào cũng uống mà người ngợm tỉnh như không và sức khỏe được toàn vẹn

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng