Giun ký sinh ở người gồm nhiều loại: giun đũa, giun kim, giun móc, giun lươn, giun tóc, giun chỉ… Các loại giun này đều có ở nước ta. Trẻ con thường bị nhiễm giun đũa, giun kim (lãi đũa, lãi kim) – lưu ý người lớn vẫn có thể bị nhiễm. Người nhiễm giun đũa là do ăn phải rau sống hoặc thức ăn không bảo quản tốt có lẫn trứng có phôi của giun, còn trẻ con dễ bị giun kim vì chơi nghịch đất cát có lẫn trứng giun, hoặc gãi vùng hậu môn rồi đưa tay lên miệng để nuốt trứng giun. Người trồng màu, cà phê, trồng rẫy ở vùng không ngập nước và đi chân đất dễ bị nhiễm giun móc (do ấu trùng, tức là dạng chưa trưởng thành của giun chui qua da bàn chân xâm nhập). Ở nước ta, bệnh giun sản là phổ biến vì nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển các loại ký sinh trùng này. Hơn nữa, dân ta chưa được thấm nhuần vấn đề vệ sinh công cộng và môi trường, nhiều người còn đi tiêu bừa bãi ra ngoại cảnh. Tỷ lệ nhiễm giun (đặc biệt giun đũa) khá cao, ở miền Bắc có nơi tỷ lệ nhiễm đến 86-98%, trung bình 70-85%, còn ở miền Nam có ít hơn khoảng 18-35%. Thuốc trị giun là thuốc có tác dụng tẩy sạch hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi đường tiêu hóa hoặc ra khỏi mô, cơ quan nào đó của cơ thể. Hiện nay có một số thuốc có hoạt phổ rộng, có tác dụng cùng lúc với nhiều loại giun khác nhau, nhưng cần lưu ý: Phải dùng đúng liều lượng, đủ thời gian và có khi lặp lại đợt khác để tránh tái nhiễm. Đặc biệt, việc điều trị phải kết hợp với phòng bệnh và cải tạo môi sinh để tránh tái nhiễm bội nhiễm (vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, uống nước nấu chín, không ăn thịt cá sống, không dùng phân tươi mà phải ủ phân thật kỹ để bón rau, không đi tiêu bừa bãi, xây cầu tiêu đặt ống cống theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh). Thuốc chỉ có tác dụng đối với giun trưởng thành, vì vậy nên uống thuốc hai đợt, đợt sau cách đợt trước 2-4 tuần để diệt trứng và ấu trùng còn sót lại. Nên lưu ý, đa số thuốc giun chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và trẻ dưới 2 tuổi. Có một số thuốc trước đây dùng nhiều nhưng nay không dùng nữa, đó là piperazin (sử dụng không tiện vì phải uống trong nhiều ngày liên tiếp), levamisol (không còn dùng trị giun vì có gây tai biến trầm trọng). Thuốc trị giun đang dùng phổ biến hiện nay gồm có: pyrantel pamoat và các thuốc có nhân hóa học chung là benzimidazol (được gọi là các dẫn chất benzimidazol) là mebendazol, albendazol. Thuốc đang được dùng nhiều nhất hiện nay là mebendazol. Mebendazol là thuốc trị giun được ghi trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ năm năm 2005. Đây là thuốc có hoạt phổ rộng, tức là công hiệu trị cùng lúc các loại giun: giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc, tác động bằng cách ức chế, ngăn cản sự tiêu thụ chất dinh dưỡng của các loại giun. Nói một cách chi tiết hơn, mebendazol ức chế sự thành lập các ống tiểu quản trong cơ thể của giun (giun chỉ hoạt động bình thường nhờ có các ống tiểu quản này) nếu không có các ống tiểu quản, giun không tiêu thụ được đường glucose và chết đi. Theo một số tài liệu, mebendazol còn có tác dụng diệt trứng của giun đũa, giun tóc. Mebendazol không độc nên liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là giống nhau, khi dùng thuốc không phải nhịn ăn hoặc uống kèm thuốc tẩy xổ giống như dùng các thuốc trị giun cổ điển trước đây. Thuốc tránh dùng cho phụ nữ có thai, đặc biệt ba tháng đầu thai kỳ. Liều dùng: Uống 100mg 2 lần trong ngày (sáng và chiều), uống trong ba ngày. Hoặc uống một liều duy nhất 500mg để trị các loại giun. Nên uống liều lặp lại 2-4 tuần sau. Albendazol trị hiệu quả các loại giun mà mebendazol trị được, ngoài ra albendazol còn trị được giun tóc và sán dây. Trị các loại giun: người lớn và trẻ trên 2 tuổi uống liều duy nhất 400mg. Nên kiêng uống rượu trong thời gian 24 giờ sau khi dùng hai thuốc kể trên
Tương lai của điều trị bệnh tiểu đường
Tương lai của việc điều trị bệnh tiểu đường, tập trung vào các tiến bộ y học và công nghệ hứa hẹn cải thiện hiệu
Lời khuyên chuyên gia về quản lý bệnh tiểu đường
Lời khuyên chuyên gia về cách quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả, bao gồm: hiểu rõ về các loại tiểu đường và yếu tố
Những hiểu lầm phổ biến về bệnh tiểu đường
5 hiểu lầm phổ biến về bệnh tiểu đường, bao gồm: hiểu sai về nguyên nhân (ăn nhiều đường, di truyền), triệu chứng (không có
Tiểu đường thai kỳ
Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối
Sống khỏe với bệnh tiểu đường
Bạn đã từng cảm thấy choáng ngợp khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường? 😰 Bạn không đơn độc đâu. Hàng triệu người trên
Biến chứng của bệnh tiểu đường
🚨 Bạn có biết rằng bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu? Thực tế, nó có thể gây ra hàng