Tên khác
– Quỷ kiếm thăng ma; châu thăng ma; kê cốt thăng ma; châu ma; tây và bắc thăng ma.
Công dụng
– Thăng ma được dùng chữa đau nhức răng, loét họng, sốt rét, nhức đầu, ban sởi, đậu mùa, sa tử cung,sa trực tràng, băng huyết, bạch đới.
– Để chữa đau nhức răng, loét họng.
Liều dùng – Cách dùng
– Ngày dùng 4 – 10g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.
Không sử dụng trong trường hợp sau
– Người hen suyễn, ho nấc, nôn ọe hay hỏa bốc nhức đầu không dùng.
Lưu ý khi sử dụng
– Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng Thăng ma:
– Những đối tượng sau không nên sử dụng vị thuốc Thăng ma: Người có âm hư hỏa vượng; chảy máu cam, thổ huyết và ho có đờm; nôn mửa; thận kinh bất túc; thương hàn mới phát ở thái dương; sởi đã mọc hết; hen suyễn.
– Cần chú ý phân biệt với loại Thăng ma họ Cúc (Serratura chinensis). Dược tính của hai loại thực vật này khác nhau, vì vậy khi lựa chọn nguyên liệu cần phải thận trọng.
Dược lý
– Nước sắc từ dược liệu có khả năng ức chế và điều trị một số loại nấm gây bệnh ở da, vi khuẩn lao,…
– Tác dụng hạ huyết áp, ức chế tim, làm chậm nhịp tim và tăng hưng phấn bàng quang, tử cung,…
– Giảm đau, hạ thân nhiệt, chống co giật và thanh giải độc tố.
Bảo quản
– Để nơi thoáng mát và khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm mốc.
Đặc điểm
– Thăng Ma có tên khoa học là Rhizoma Cimifugae.
– Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thăng ma (Cimicifuga dahurica -Maxim), Đại tam diệp thăng ma (Cimicifuga heracleifolia Komar.), Tây thăng ma (Cimicifuga foetida L.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Các loài này được trồng ở vùng khí hậu mát. vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc. Mô tả đặc điểm Cây thảo nhỏ, sống lâu năm. Hoa tự hình chùm. Trục hoa tự mang nhiều hoa màu trắng, có cuống. Lá phía ngọn thường nhỏ hơm, cuống lá cũng ngắn hơn. Mọc ở miền núi thuộc các tỉnh Thiểm Tây, Tứ Xuyên và các vùng đông bắc Trung Quốc.
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất