Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com

Rau má, còn được gọi là Tích tuyết thảo hoặc Lôi công thảo, có nhiều ứng dụng trong y học và sức khỏe. Nó được sử dụng để điều trị bỏng, ngăn ngừa sẹo lồi, hỗ trợ lành vết thương, và điều trị loét dạ dàytá tràng. Tuy nhiên, cần tuân thủ liều dùng và không nên sử dụng trong trường hợp riêng biệt như bệnh hàn hư, thai kỳ, bệnh gan, tiểu đường, ung thư, và vấn đề về da. Ngoài ra, cần cẩn trọng với tác dụng phụ và tương tác thuốc.

Tên khác

– Tích tuyết thảo, Lôi công thảo.

Công dụng

– Y học hiện đại sử dụng rau má và Saponin toàn phần trong Rau má để điều trị bỏng độ II và III, vết thương và các tổn thương ngoài da.
– Nó cùng được dùng để ngăn ngừa sự sừng hóa tạo sẹo lồi.
– Dịch chiết được dùng ngoài để tăng cường sự lành vết thương, đặc biệt trong hậu sang thương hay hậu phẫu.
– Sử dụng đường uống Rau má có tác dụng điều trị loét dạ dày – tá tràng do stress.
– Các sản phẩm của Rau má còn được dùng trong bệnh tĩnh mạch mạn tính.
– Ngoài ra, Rau má con được sử dụng trong điều trị các vết loét do bệnh phong, eczema, các rối loạn tĩnh mạch. Rau má cũng có tác dụng giảm viêm ứ ở bệnh nhân xơ gan.

Đọc thêm bài viết:  Kẽm Gluconate

Liều dùng – Cách dùng

– Rau má có thể dùng tươi, khô hoặc sử dụng dạng bột. Liều lượng dùng được khuyến cáo khoảng 40 gram rau má mỗi ngày. Còn đối với các vấn đề về suy tĩnh mạch (tuần hoàn máu ở chân) chỉ nên dùng 60 – 180 mg/ ngày. Nhìn chung, liều dùng rau má ở mỗi người có thể khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi.

Không sử dụng trong trường hợp sau

– Người bệnh mắc các chứng bệnh thuộc thể hư hàn
– Phụ nữ mang thai
– Người có tiền sử bệnh gan
– Bệnh nhân tiểu đường
– Người bệnh ung thư
– Bệnh nhân có vấn đề về da

Tác dụng không mong muốn

– Rau má có tính hàn, do đó, nếu lạm dụng rau má có thể gây lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, việc sử dụng rau má sống có thể gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc. Nguyên nhân là do vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm như dư thừa thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm ký sinh trùng,…
– Bên cạnh các tác dụng phụ kể tên, người bệnh cũng có thể gặp phải các phản ứng phụ khác như:
– Giảm khả năng thụ thai và làm tăng nguy cơ sẩy thai.
– Tổn thương gan.
– Gây buồn ngủ nếu dùng chung với thuốc phẫu thuật.
– Viêm da.

Đọc thêm bài viết:  Nitrofurantoin

Tác dụng thuốc khác

– Rau má có tác dụng an thần, vì vậy khi tiêu thụ lượng lớn có thể gây buồn ngủ. Nếu dùng chung rau má với thuốc an thần sẽ làm tăng cảm giác buôn ngủ. Do đó, bệnh nhân không nên dùng rau má chung với các loại thuốc an thần sau:
– Clonazepam (Klonopin®)
– Phenobarbital (Donnatal®)
– Zolpidem (Ambien®)
– Lorazepam (Ativan®)
– Ngoài ra, không nên dùng rau má chung với các loại thuốc gây hại gan, tránh nguy cơ làm tổn thương gan nặng. Một số thuốc gây độc hại cho gan như
– Amiodaron(Cordarone®)
– Fluconazole (Diflucan®)
– Pravastatin (Pravachol®)
– Lovastatin (Mevacor®)
– Acetaminophen (Tylenol®)
– Itraconazole(Sporanox®)
– Simvastatin (Zocor®)
– Erythromycin (Ilosone® và Erythrocin®)
– Carbamazepine (Tegretol®)
– Phenytoin (Dilantin®)

Dược lý

– Công dụng kháng khuẩn
– Hoạt chất asiaticoside đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh phong, do làm tan bao bằng chất giống sáp của trực khuẩn phong, làm cho nó trở nên mỏng manh và dễ bị phá hủy.
– Nước rau má sắc có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu khuẩn vàng.
– Ngoài ra, trong một nghiên cứu còn cho thấy, dịch chiết rau má có khả năng ức chế một số vi sinh vật gây bệnh trên da như vi khuẩn P. acnes, S. aureus, S. epidermidis, vi nấm C. Albicans.
– Kích thích tái tổ chức tế bào
– Thuốc mỡ rau má có tác dụng kích thích tái tạo tổ chức tế bào và điều chỉnh quá trình lên sẹo của vết thương do gây bỏng thực nghiệm. Tại vết bỏng sẽ phát triển tổ chức hạt, lên da non và liền sẹo tốt.
– Đối với vết thương do loét, viêm mô tế bào, rau má cũng có tác dụng kích thích sự tổng hợp collagen I và fibronectin, góp phần làm lành vết thương.
– Tác dụng lên hệ thần kinh, mạch máu
– Dịch chiết rau má có hoạt tính chống co thắt, hạ sốt, ức chế hệ thần kinh trung ương, an thần và hạ áp.
– Rau má có tác dụng gây ngủ, giảm đau trung gian qua các thụ thể đáp ứng với thuốc phiện. Cao cồn ethylic có hoạt tính chống stress, trong đó có stress gây ra loét dạ dày ở vật thí nghiệm.
– Đối với mạch máu, rau má có thể tăng cường sức bền thành mạch.

Đọc thêm bài viết:  Tolbutamid

Đặc điểm

– Rau má thuộc dạng loài cỏ mọc bò với thân gầy, phân nhánh. Rễ mọc ở các mấu của thân.
– Lá cuống lá dài khoảng 2 – 4cm, phiến hình thận hay tròn.
– Hoa mọc đơn ở kẽ lá, mọc khoảng từ 1 – 5 hoa nhỏ, màu trắng.

Xem thêm bài viết có chứa hoạt chất

An Nhiệt Yoocool – Hỗ trợ thanh nhiệt, giúp giảm các biểu hiện nóng trong do nóng nhiệt.

Bongmakup Clearseo DC – Giúp làm mờ vết sẹo thâm, sẹo.

Gambsine new – Giúp bổ gan, thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ tế bào gan.

Burnova Gel – Gel trị bỏng tái tạo da tổn thương

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối