Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Huyền Sâm

Huyền Sâm

Huyền sâm, hay còn gọi là Đại nguyên sâm, Nguyên sâm, có tác dụng trị các bệnh liên quan đến huyết nhiệt như chảy máu cam, thổ huyết, sốt, miệng khô, và một số bệnh về họng và ruột. Dược liệu này không nên dùng cho người có Tỳ hư, âm hư, và một số trạng thái huyết hư khác. Huyền sâm có thể gây ra nôn mửa, tiêu chảy, giảm nhịp tim, và một số tác dụng phụ khác. Về mặt dược lý, nó có vị đắng, mặn, tính hàn và vào kinh Phế, Thận, Tỳ, Vị, với tác dụng cường tim, giãn mạch, và hạ huyết áp.

Tên khác

– Đại nguyên sâm, Hắc sâm, Huyền đài, Trục mã, Phức thảo, Dã chi ma, Nguyên sâm, Huyền vũ tinh, Lăng tiêu thảo

Công dụng

– Trị các chứng nhiệt, chảy máu cam, thổ huyết, tiêu tiểu ra máu, sốt, miệng khô, lưỡi tím đỏ do huyết nhiệt
– Trị viêm họng do ngoại cảm phong nhiệt.
– Viêm họng do nội nhiệt thịnh.
– Tràng nhạc, bướu cổ và hạch dưới da.
– Khát, sốt, mất ngủ, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi ít.
– Sốt cao, mê sảng và phát ban.
– Táo bón do khô háo trong ruột.

Liều dùng – Cách dùng

– Dược liệu được dùng ở dạng sắc, ngâm rượu và tán bột với liều lượng 10 – 12g/ ngày. Ngoài ra huyền sâm cũng được sử dụng ở ngoài da.

Không sử dụng trong trường hợp sau

– Không dùng dược liệu cho người Tỳ hư, Tỳ vị có thấp, tiêu chảy, âm hư kèm tiêu chảy, âm hư không có nhiệt.
– Người huyết hư, đình ẩm, huyết thiếu, hàn nhiệt, mắt mờ và chi mãn không được dùng.

Tác dụng không mong muốn

– Dược liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng như nôn mửa, tiêu chảy, giảm nhịp tim, chán ăn, buồn nôn,…

Tác dụng thuốc khác

– Huyền sâm kỵ Sơn thù, Can khương, Đại táo, Hoàng kỳ và phản Lê lô. Vì vậy không dùng chung với dược liệu lê lô.
– Tránh sử dụng đồng thời huyền sâm với thuốc trị tiểu đường, thuốc ức chế beta, thuốc chống loạn nhịp,…

Dược lý

– Tính vị: Vị đắng, mặn, tính hàn.
– Quy kinh: vào kinh Phế, Thận, Tỳ và Vị.
– Nước sắc dược liệu có tác dụng cường tim nhẹ, giãn mạch, hạ huyết áp, chống co giật, an thần và giải nhiệt.
– Huyền sâm có tác dụng ức chế vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa.
– Cồn chiết xuất từ dược liệu có tác dụng tăng sức chịu đựng của tim ở trạng thái thiếu oxy và tăng lưu lượng máu ở mạch vành.
– Nước sắc từ dược liệu có tác dụng hạ nhiệt.
– Thực nghiệm trên thỏ cho thấy huyền sâm có tác dụng giảm đường huyết.

Bảo quản

– Dược liệu dễ bị mốc nên cần bảo quản ở bình kín, khô ráo và có lót vôi sống ở dưới. Thỉnh thoảng nên đem phơi nắng để chống mốc.

Đặc điểm

– Cây bắc huyền sâm là một loại cỏ cao 1.5m đến 2m. Thân vuông, màu xanh có rãnh dọc, 4 góc hơi phồng lồi ra.
– Lá hình trứng, đầu nhọn, mọc đối chữ thập, cuống ngắn, phiến lá dài 3 – 8cm, rộng 1.8 – 6cm, mép có răng cưa nhỏ và đều. Lá phía dưới to hơn, cuống dài hơn (2 – 3cm), lá phía trên nhỏ hơn, cuống ngắn (chừng 5mm).
– Hoa mọc thành chùm với cuống ngắn trông như bông ở đầu ngọn hoặc đầu cành. Hoa hình ống hơi phình ở giữa, thắt ở phía trên, dài 18mm, rộng 3 – 4mm, trên mép có 5 cánh 1 cánh cao hơn. Hoa màu trắng vàng nhạt.
– Cây huyền sâm Scrophularia ningpoensis khác cây bắc huyền sâm ở hoa mọc thành tán, màu tím.

Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất

An Nhiệt Yoocool – Hỗ trợ thanh nhiệt, giúp giảm các biểu hiện nóng trong do nóng nhiệt.

Cốm uống kích thích mọc tóc Thik&Fix – Bổ huyết, giảm rụng tóc, dưỡng tóc chắc khỏe

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng