Tên khác
– Bạch đàn, Bạch đàn xanh, cây Dầu gió, An thụ
Công dụng
– Bệnh đường hô hấp, viêm phế quản cấp và mạn, cảm cúm, hen suyễn, ho…
– Làm ấm ngực và long đờm.
– Tinh dầu xoa bóp giảm đau cơ, đau khớp.
– Đau nửa đầu, suy nhược.
– Dùng ngoài, đắp lên vết thương, bỏng.
– Xua đuổi muỗi và côn trùng.
Liều dùng – Cách dùng
– Lá Bạch đàn dùng dưới dạng thuốc hãm 20g trong 1 lít nước.
– Sirô: làm thuốc bổ (do tanin) chữa ho, giúp sự tiêu hoá (do tinh dầu).
– Cồn thuốc còn dùng để xông mũi, chữa cảm sốt (nhỏ 2ml đến 10ml cồn thuốc vào nước sôi).
– Tinh dầu dùng bôi xoa ngoài da hay pha với dầu làm thuốc nhỏ mũi.
Không sử dụng trong trường hợp sau
– Cảm nắng và sốt nóng thì không dùng.
Dược lý
– Tính vị: Tính hàn, vị đắng
– Lá và cành non sắc hoặc ngâm rượu pha uống có tác dụng trợ tiêu hóa, chữa cảm cúm, hạ nhiệt, trừ đờm, trị ho, giảm đau, chống viêm, sát trùng.
– Dùng ngoài da, nước sắc lá Khuynh diệp để rửa vết thương lên mủ, vết loét, làm liền sẹo kết quả tốt. Hoặc dùng để xoa bóp chữa đau nhức cơ xương khớp, tê thấp do lạnh.
– Bên cạnh đó, một số cây Bạch đàn cho chất gôm màu đỏ gọi là Red-gum hay Kino do chứa tanin nên dùng trong công nghệ thuộc da trắng.
– Tinh dầu còn được dùng trong sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác.
Bảo quản
– Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Đặc điểm
– Cây: Cây Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis Dehn.) là cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu. Hoa mọc ở nách lá. Quả hình chén
– Dược liêu: Lá hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống ngắn và hơi vặn, phiến lá dài và hẹp (ở loài E. exserta) giòn và rộng hơn (ở loài E. camaldulensis), rộng 1 – 5 cm, dài 8 – 18 cm. Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt, lác đác có nhiều chấm nhỏ màu vàng. Khi soi lá trước ánh sáng thấy rất nhiều túi tiết tinh dầu nhỏ li ti. Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa, gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá có mùi thơm mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài E. camaldulensis. Vị thơm nóng, hơi đắng chát, sau có cảm giác mát và dễ chịu.
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất