Tên chung quốc tế: Propylthiouracil.
Mã ATC: H03BA02.
Loại thuốc: Thuốc kháng giáp, dẫn chất thiourê.
Dạng thuốc và hàm lượng
– Viên nén: 50 mg.
Dược lý và cơ chế tác dụng
– Propylthiouracil (PTU) là một thuốc kháng giáp, dẫn chất của thiourê. Thuốc ức chế tổng hợp hormon giáp bằng cách ngăn cản iod gắn vào phần tyrosyl của thyroglobulin. Thuốc cũng ức chế sự ghép đôi các gốc iodotyrosyl này để tạo nên iodothyronin. Ngoài ức chế tổng hợp hormon, thuốc cũng ức chế quá trình khử iod của T4 (thyroxin) thành T3 (tri iodothyronin) ở ngoại vi. Thuốc không ức chế tác dụng của hormon giáp sẵn có trong tuyến giáp hoặc tuần hoàn hoặc hormon giáp ngoại sinh đưa vào cơ thể.
– Người bệnh có nồng độ iod cao trong tuyến giáp (do uống thuốc hoặc sử dụng thuốc có iod trong chẩn đoán) có thể đáp ứng chậm với các thuốc kháng giáp.
– Propylthiouracil (PTU) dùng để điều trị tạm thời trạng thái tăng năng giáp, như một thuốc phụ trợ để chuẩn bị phẫu thuật hoặc liệu pháp iod phóng xạ, và khi có chống chỉ định cắt bỏ tuyến giáp, hoặc để điều trị triệu chứng tăng năng giáp do bệnh Basedow và duy trì trạng thái bình giáp trong một vài năm (thường 1 – 2 năm) cho đến khi bệnh thoái lui tự phát. Thuốc không tác dụng đến nguyên nhân gây tăng năng giáp và thường không được dùng lâu dài để chữa tăng năng giáp.
– Bệnh không tự phát thoái lui ở tất cả người bệnh điều trị bằng propylthiouracil hoặc thuốc kháng giáp khác và đa số cuối cùng phải cần đến liệu pháp cắt bỏ (phẫu thuật, iod phóng xạ). Thời gian tối thiểu dùng propylthiouracil bao nhiêu lâu trước khi đánh giá xem bệnh có tự phát thoái lui không, còn chưa rõ. Propylthiouracil có thể dùng cho trẻ em tăng năng giáp để cố trì hoãn liệu pháp cắt bỏ; nếu bệnh không thoái lui với liệu pháp propylthiouracil, đôi khi thuốc được tiếp tục dùng trong một vài năm để trì hoãn cắt bỏ cho tới khi trẻ lớn.
– Propylthiouracil được dùng để chuyển người tăng năng giáp trở lại trạng thái chuyển hóa bình thường trước khi phẫu thuật và để kiểm soát cơn nhiễm độc giáp có thể đi kèm theo cắt bỏ tuyến giáp. Propylthiouracil cũng được dùng như một thuốc phụ trợ cho liệu pháp iod phóng xạ ở người bệnh cần kiểm soát được các triệu chứng tăng năng giáp trước và trong khi dùng liệu pháp iod phóng xạ cho tới khi có tác dụng.
– Trong xử trí cơn nhiễm độc giáp, iodid (ví dụ, dung dịch kali iodid, dung dịch iod mạnh) được dùng để ức chế tuyến giáp giải phóng hormon nhưng sau đó có thể được dùng làm cơ chất để tổng hợp hormon giáp; do đó, điều trị bằng propylthiouracil thường bắt đầu điều trị trước khi dùng liệu pháp iodid.
– Thuốc chẹn beta giao cảm (ví dụ propranolol) cũng thường được cho đồng thời để xử lý các dấu hiệu và triệu chứng ngoại vi của tăng năng giáp, đặc biệt tác dụng tim mạch (ví dụ, nhịp tim nhanh).
Dược động học
– Hấp thu: Propylthiouracil được hấp thu nhanh và dễ dàng qua đường tiêu hóa (khoảng 75%) sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 6 – 9 microgam/ml, trong vòng 1 – 1,5 giờ sau liều duy nhất 200 – 400 mg. Nồng độ thuốc trong huyết tương có vẻ không tương quan với tác dụng điều trị.
– Phân bố: Mặc dù chưa xác định đầy đủ đặc tính phân bố propylthiouracil trong mô và dịch cơ thể nhưng thuốc tập trung chủ yếu trong tuyến giáp. Propylthiouracil liên kết với protein huyết tương khoảng 80 – 85%. Propylthiouracil qua được hàng rào nhau thai, có thể phân bố vào sữa với tỷ lệ rất nhỏ 0,007 – 0,077% khi dùng liều đơn. Sinh khả dụng đạt khoảng 53 – 88%.
– Thải trừ: Nửa đời thải trừ của propylthiouracil khoảng 1 – 2 giờ. Thuốc được chuyển hóa nhanh lần đầu qua gan. Mặc dù quá trình chuyển hóa của propylthiouracil chưa được xác định một cách đầy đủ nhưng phần lớn thuốc được chuyển hóa thành chất liên hợp glucuronid và chất chuyển hóa thứ yếu khác. Thuốc và các chất chuyển hóa được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu, với khoảng 35% liều được bài tiết trong vòng 24 giờ, trong đó có khoảng 2% propylthiouracil được bài tiết nguyên dạng.
– Nửa đời thải trừ của propylthiouracil có thể tăng đối với bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
Chỉ định
– Tăng năng tuyến giáp (cường giáp trạng) không dung nạp methimazol hoặc thiamazol.
– Điều trị nội khoa để cải thiện hội chứng tăng năng tuyến giáp cho các bệnh nhân trước khi tiến hành thủ thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc điều trị iod phóng xạ.
– Điều trị cơn bão giáp trạng và tình trạng nhiễm độc giáp. Bệnh vảy nến.
Chống chỉ định
– Các bệnh về máu nặng có trước (thí dụ mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản…).
– Viêm gan.
– Dị ứng với propylthiouracil hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng
– Propylthiouracil có thể gây độc trên gan cao hơn các thuốc kháng giáp trạng thiourê khác như carbimazol hay thiamazol. Vì vậy bệnh nhân cần được thông báo về nguy cơ gây tổn thương gan nặng trước khi quyết định điều trị. Khi dùng propylthiouracil cần theo dõi chặt chẽ trong suốt 6 tháng đầu điều trị. Các thông số đánh giá chức năng gan như chỉ số sinh hóa thông thường gồm bilirubin hay alkalin phosphat hoặc đánh giá tế bào gan như ALT, AST có thể không phản ánh đúng tình trạng tổn thương gan do dùng propylthiouracil. Vì các triệu chứng có thể diễn ra nhanh và không có dấu hiệu khởi đầu. Khi thấy các nguy cơ tổn thương gan, cần dừng thuốc và lập tức thông báo ngay cho bác sỹ điều trị khi có các dấu hiệu như mệt mỏi, yếu đi, đau bụng, đau hạ sườn phải, chán ăn, ngứa, ngứa phát ban, dễ bầm tím, phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu, đau khớp, đầy hơi, buồn nôn, đặc biệt là các dấu hiệu này xuất hiện trong vòng 6 tháng điều trị đầu tiên. Ngừng sử dụng propylthiouracil ngay nếu các triệu chứng này tiến triển và cần xác định mức độ gây tổn thương gan nhờ xác định chức năng gan cũng như hình thái cấu trúc tế bào gan.
– Người bệnh dùng propylthiouracil cần theo dõi cẩn thận và liên hệ với bác sỹ điều trị khi có bất kỳ dấu hiệu bị bệnh đặc biệt là đau họng, phát ban ở da, sốt, ớn lạnh, nhức đầu, hoặc khó chịu toàn thân. Theo dõi chặt chẽ các triệu chứng là rất cần thiết vì hiện tượng mất bạch cầu hạt khi dùng propylthiouracil thường xảy ra trong những tháng đầu điều trị. Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và/ hoặc thiếu máu không tái tạo (giảm toàn thể huyết cầu) cũng có thể xảy ra, cần đếm bạch cầu và làm công thức bạch cầu cho những người bệnh sốt hoặc viêm họng hoặc có những dấu hiệu khác của bệnh khi đang dùng thuốc. Nguy cơ mất bạch cầu hạt tăng lên theo tuổi, vì vậy cần thận trọng khi chỉ định thuốc cho người bệnh trên 40 tuổi.
– Dùng propylthiouracil đồng thời với các thuốc khác đã biết là có khả năng gây mất bạch cầu hạt có thể làm tình trạng này nặng hơn. Vì vậy ngừng dùng propylthiouracil khi có các triệu chứng giảm bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo (giảm toàn thể huyết cầu), phản ứng ANCA (antineutrophil cytoplasmic antibody) viêm mạch dương tính, viêm gan, viêm phổi kẽ, sốt, nghi ngờ viêm tróc da và cần xác định chỉ số tủy xương.và bắt đầu áp dụng liệu pháp hỗ trợ và chữa triệu chứng thích hợp. Dùng yếu tố kích thích quần thể bạch cầu hạt người tái tổ hợp có thể thúc đẩy nhanh sự hồi phục khỏi chứng mất bạch cầu hạt.
– Phải ngừng propylthiouracil ngay nếu có bằng chứng lâm sàng rõ ràng về chức năng gan không bình thường (ví dụ, nồng độ transaminase trong huyết thanh vượt quá 3 lần giới hạn trên của mức bình thường).
– Ban xuất huyết, mày đay, ban sần thường tự khỏi mà không phải ngừng thuốc, nhưng đôi khi cần phải dùng thuốc kháng histamin hoặc thay thuốc khác, vì mẫn cảm chéo không phổ biến.
– Điều trị kéo dài với propylthiouracil có thể gây giảm năng tuyến giáp. Cần giảm liều khi có những dấu hiệu đầu tiên giảm năng tuyến giáp; nếu những dấu hiệu này tiến triển nặng, có thể dùng hormon tuyến giáp để làm sớm hồi phục. Có thể cho một liều đầy đủ levothyroxin.
Liều lượng và cách dùng
– Propylthiouracil dùng uống; liều hàng ngày thường chia đều thành 3 liều nhỏ uống cách nhau khoảng 8 giờ. Trong quá trình điều trị cần dựa vào các chỉ số T , T và TSH để điều chỉnh liều nhằm đưa Vì propylthiouracil có thể gây giảm prothrombin huyết và chảy máu, phải xét nghiệm thời gian prothrombin trong khi điều trị với thuốc, đặc biệt trước khi phẫu thuật.
– Phải theo dõi đều đặn chức năng tuyến giáp ở người bệnh đang dùng propylthiouracil. Khi thấy bằng chứng lâm sàng tăng năng tuyến giáp thuyên giảm, và nồng độ thyrotropin (hormon kích thích tuyến giáp, TSH) tăng trong huyết thanh nên dùng liều duy trì propylthiouracil thấp hơn.
Thời kỳ mang thai
– Propylthiouracil qua nhau thai, có thể gây độc cho thai (bướu giáp và suy giáp cho thai). Nếu phải dùng thuốc, cần điều chỉnh liều cẩn thận, đủ nhưng không quá cao. Propylthiouracil được khuyên dùng cho kỳ đầu thai kỳ và để giảm nguy cơ gây độc trên gan, nên dùng thay thế methimazol cho kỳ giữa và kỳ cuối thai kỳ.
– Nếu dùng propylthiouracil trong thời kỳ mang thai hoặc nếu có thai trong khi đang dùng thuốc, phải báo cho người bệnh biết về mối nguy cơ tiềm tàng đối với thai.
Thời kỳ cho con bú
– Propylthiouracil phân bố vào sữa với lượng rất nhỏ nên không gây phản ứng nghiêm trọng trên trẻ.
– Tác dụng không mong muốn (ADR) (chưa xác định được tỷ lệ ADR) Tim mạch: Viêm quanh động mạch, viêm mạch (phản ứng ANCA dương tính, cutaneous, leukocytoclasis).
– TKTW: Ngủ gà, sốt, đau đầu, viêm dây thần kinh, chóng mặt.
– Da: Rụng lông và tóc, ban đỏ, bong tróc da, ngứa, nhiễm sắc tố, ngoại ban, lở loét, mày đay.
– Nội tiết và chuyển hóa: Gây bướu giáp, tăng cân.
– Tiêu hóa: Táo bón, mất vị giác, buồn nôn, tăng tiết nước bọt, đau dạ dày, liệt vị giác, nôn.
– Máu: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo, xuất huyết, giảm bạch cầu hạt, giảm prothrombin huyết, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
– Gan: Hủy tế bào gan cấp, vàng da ứ mật, viêm gan. Thần kinh cơ – khớp: Đau khớp, đau cơ, chứng dị cảm. Thận: Hủy thận cấp, viêm tiểu cầu thận, viêm thận.
– Hô hấp: Xuất huyết phế nang, viêm kẽ thành phế nang.
– Khác: Bệnh hạch bạch huyết, hội chứng giống luput, viêm đa cơ, ban đỏ nốt.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
– Nếu mất bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo (giảm toàn thể huyết cầu), viêm gan, sốt, hoặc viêm da tróc, phải ngừng propylthiouracil các chỉ số này trong giới hạn bình thường. Vì chỉ xác định một chỉ số T3 sẽ không phản ánh đúng yêu cầu điều trị, trong khi đó chỉ xác định nồng độ TSH sẽ dễ làm tăng mức cần thiết của mức liều điều trị của thuốc kháng giáp.
Trẻ em:
– Liều ban đầu thường dùng là 5 – 7 mg/kg/ngày hoặc 150 – 200 mg/m2/ngày chia thành những liều nhỏ, uống cách nhau 8 giờ. Hoặc tính theo lứa tuổi:
– Trẻ sơ sinh: 2,5 – 5 mg/kg, 2 lần/ngày.
– 1 – 5 tuổi: 25 mg/lần, 3 lần/ngày.
– 5 – 12 tuổi: 50 mg/lần, 3 lần/ngày.
– 12 – 18 tuổi: 100 mg/lần, 3 lần/ngày.
– Liều duy trì cho trẻ em: 1/3 đến 2/3 của liều ban đầu, chia thành liều nhỏ uống cách nhau 8 – 12 giờ.
– Điều trị tăng năng tuyến giáp ở người lớn
– Liều ban đầu thường dùng cho người lớn là 300 mg/ngày và chia thành 3 lần, cho 400 mg/ngày đối với người bệnh có tăng năng tuyến giáp nặng và/hoặc bướu giáp rất lớn, có thể dùng mức liều 600 – 900 mg/ngày cho các bệnh nhân gặp đột biến.
– Liều duy trì: 100 – 150 mg/ngày, chia làm 3 lần.
– Điều trị cơn nhiễm độc giáp, bão giáp trạng ở người lớn
– Liều cơ bản khuyên dùng là 800 – 1 200 mg/ngày tương đương mức liều 200 – 300 mg/lần, dùng sau mỗi 4 – 6 giờ. Sau đó có thể giảm và dùng liều duy trì từ 100 – 600 mg/ngày, được chia làm nhiều liều.
Điều trị bệnh vẩy nến:
– Liều: 300 mg/lần/ngày. Dùng trong 8 – 12 tuần.
– Liều khi suy thận:
– Clcr: 10 – 50 ml/phút: Dùng 75% liều thường dùng. Clcr < 10 ml/phút: Dùng 50% liều thường dùng.
– Liệu trình điều trị: Liều tấn công thường từ 1 – 3 tháng sau đó giảm dần liều để tránh bị suy giáp trạng. Ngừng điều trị sau khoảng 12 – 18 tháng.
– Theo dõi chức năng tuyến giáp sau mỗi 2 tháng điều trị, khi tình trạng bệnh đã thuyên giảm thì có thể kiểm tra sau mỗi 6 tháng, tiếp đó là theo dõi hàng năm.
Khoảng tham chiếu các chỉ số:
– Tổng lượng T4: 5 – 12 microgam/dl. T3 huyết thanh: 90 – 185 nanogam/dl. Chỉ số thyroxin tự do (FT4I): 6 – 10,5. TSH: 0,5 – 4,0 micro units/ml.
Tương tác thuốc
– Không dùng propylthiouracil với các thuốc có chứa: Clozapin, natri iod 131I.
– Propylthiouracil làm tăng tác dụng và độc tính của: Thuốc tim nhóm glycosid, clozapin, các dẫn chất của theophylin.
– Propylthiouracil làm giảm tác dụng của: Natri iod 131I, các thuốc chống đông giống vitamin K.
– Dùng cùng thức ăn có thể làm thay đổi nồng độ thuốc trong huyết tương.
– Tương tác với các thuốc gây mất bạch cầu hạt: Gây tăng nguy cơ mất bạch cầu hạt.
– Các thuốc chẹn beta giao cảm: Tăng năng tuyến giáp gây tăng đào thải nhóm thuốc chẹn beta giao cảm. Vì vậy cần giảm liều nhóm thuốc này khi bệnh nhân giảm tình trạng tăng năng tuyến giáp.
Độ ổn định và bảo quản
– Bảo quản trong lọ kín, ở nhiệt độ 15 – 30 oC.
Quá liều và xử trí
– Triệu chứng
– Có thể gây tăng ADR thường gặp như: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nhức đầu, sốt, đau khớp, ngứa, phù và giảm toàn thể huyết cầu. Mất bạch cầu hạt là ADR nghiêm trọng nhất do quá liều propylthiouracil. Cũng xảy ra viêm da tróc và viêm gan.
Xử trí
– Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Khi quá liều cấp tính, cần gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nếu người bệnh hôn mê, có cơn động kinh hoặc mất phản xạ nôn, có thể rửa dạ dày và đặt ống nội khí quản có bóng bơm phồng để tránh hít phải chất nôn.
– Tiến hành liệu pháp thích hợp, có thể bao gồm thuốc chống nhiễm khuẩn và truyền máu tươi toàn bộ nếu có biểu hiện suy tủy. Nếu có viêm gan: Cần có chế độ nghỉ ngơi ăn uống thích hợp. Cũng có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần và truyền dịch tĩnh mạch để điều trị quá liều propylthiouracil.
Thông tin qui chế
– Propylthiouracil có trong Danh mục thuốc thiết yếu tân dược ban hành lần thứ VI, năm 2013 và Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, năm 2015.
Tên thương mại
– Kinzocef; Lothisil; Pharmaproracil; Pitucel; PTU Thepharm; Pyracil; Rieserstat.