Phan tả diệp, còn được gọi là Phan tả lá hẹp, Hiệp diệp, Tiêm diệp, là một loại cây ưa sáng, thường mọc ở vùng nhiệt đới như châu Phi và Ấn Độ. Cây có lá chét được sử dụng trong y học truyền thống để chữa táo bón, ăn không tiêu, và tích trễ đầy bụng. Liều dùng thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu: từ 1-2g/ngày để cải thiện tiêu hóa đến 5-7g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm để tẩy xổ. Tuy nhiên, cần thận trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú, và không nên sử dụng trong trường hợp táo bón do cơ thất hoặc viêm đại tràng
Tên khác
– Phan tả diệp lá hẹp, phan tả diệp Ấn Độ, Hiệp diệp, Tiêm diệp.
Công dụng
– Phan tả diệp được dùng chữa đại tiện táo bón. ăn không tiêu, tích trễ đầy bụng.
– Liều 1 – 2 g/ngày là thuốc giúp tiêu hoá; 3 – 4 g/ngày dễ nhuận tràng: 5 – 7g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm để tẩy xổ.
– Sách Có tài liệu cho rằng quả già phan tả diệp có tác dụng như lá.
– Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng phan tả diệp để chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ bằng cách lấy phan tả diệp 6g đun sôi với 150ml nước trong 3-5 phút, bỏ bã cho uống làm một lần. Nếu táo bón lâu ngày, thì sau đó 10 phút lấy ba hãm với nước sôi một lần nữa để uống. Đã điều trị cho 100 sản phu, thông thường sau khi uống một lần là có kết quả, chỉ có một số ít người đau bụng nhẹ Dùng phan là diệp không làm giảm tiết sữa và giúp tử cung co hồi tốt, sau khi đại tiện thông.
Liều dùng – Cách dùng
– Sử dụng nhuận tràng, thông tiện, làm mềm phần, phòng chống táo bón: Mỗi lần hãm 3 – 4 g, ngày uống một lần vào buổi sáng, trước bữa ăn.
– Sử dụng gây xổ mạnh, điều trị đại tràng thực nhiệt, táo bón mãn tính, phân táo kết nhiều: Dùng 5 – 7 g, hãm nước uống, mỗi ngày một lần, trước bữa ăn sáng.
– Dùng tăng nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, phòng chống đầy hơi chướng bụng, khó tiêu: Dùng 1 – 2 g, hãm nước uống một lần trong ngày. Sau 6 – 7 tiếng sẽ có tác dụng điều trị.
Không sử dụng trong trường hợp sau
– Trường hợp táo bón do cơ thất hoặc viêm đại tràng và phụ nữ có mang không được dùng.
Lưu ý khi sử dụng
– Phụ trong chu kỳ kinh nguyệt, đang cho con bú thận trọng khi sử dụng. Trao đổi với thầy thuốc về độ an toàn và rủi ro trước khi sử dụng.
Tác dụng không mong muốn
– Lá Phan tả diệp được cho là có một lượng độc tính nhẹ. Do đó, sử dụng quá liều có thể gây buồn nôn, đau bụng, chóng mặt và gây ra rối loạn tiêu hóa hoặc viêm ruột.
– Một số người sau khi uống nước hãm Phan tả diệp có thể có cảm giác tê mặt, chóng mặt, có cảm giác ngứa và đau khi đi tiểu.
Phụ nữ có thai và cho con bú
– Phụ nữ mang thai không dùng.
Dược lý
– Tính vị, công năng
– Phan tả diệp có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào kinh đại tràng, có tác dụng tả nhiệt, tiêu tích trẻ, lợi tràng phủ, thông đại tiên.
Tác dụng dược lý
– Tác dụng gây tẩy xổ: Phan tả diệp với liều thấp có tác dụng nhuận tràng. với liều cao có tác dụng tẩy xổ, nếu dùng với liều cao hơn nữa có thể đau bụng dữ dãi, nôn mửa trong 3-4 giờ. Dịch ngâm phan tả diệp cho thẳng vào da dày chuột thí nghiệm không ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và ruột non mà chỉ làm tang nhu động của ruột già gây tiêu chảy. Thành phần có tác dung gay tẩy xổ chủ yếu là 2 chất sennosid A và B. Anthraglucosid được bài tiết qua nước tiểu và sữa, do đó con bú mẹ đang dùng phan tà diệp vẫn có thể bị ỉa lỏng.
– Tác dụng kháng khuẩn: Phan tả diệp có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Bacillus dysenteriae, Streptococcus typ A, Enterococcus. Đối với một số nấm gây bệnh ngoài da, phan ta diệp cũng có tác dụng ức chế
– Tác dụng cầm máu: Theo dõi trên người, bột phan tả diệp uống với liều 1g/lần, ngày 3 lần, có tác dụng làm tăng số lượng hữu cầu, fibrinogen. rút ngắn thời gian đông máu, thời gian hình thành huyết cục, do đó có tác dụng cảm máu.
Bảo quản
– Bảo quản vị thuốc Phan tả diệp trong bao bì kín, lưu trữ ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao và có nhiều côn trùng.
Đặc điểm
Tên khoa học:
– Senna angustifolia Vahl. (Phan tả lá hẹp) hoặc dài.
– Senna acutifolia Del. (Phan tả lá nhọn).
– Tên nước ngoài: Senna, Tinnevelly senna (Anh); Séné, folioles de Séné (Pháp).
– Ho: Vang (Caesalpiniaceae).
Mô tà
– Cây nhỏ, cao 40-60cm, mọc thành bụi. Thân đứng, nhãn. Lá kép lông chùn chân, mọc so le, có 10-16 lá chét, hình mác hẹp, dài 3 – 5cm, rộng 0,7 – 0,8cm, gốc thuôn, có khi lệch, đầu nhọn, mặt trên nhân, mặt dưới hơi có lông.
– Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm; hoa màu vàng có vân nâu; đài có 5 răng thuôn; tràng có 5 cánh gần bằng nhau; nhị 10, không đều, trong đó có 3 nhị lép, bầu thuôn dẹt, có nhiều noãn.
– Quả đậu dẹt, hình trứng, hơi cong, dài 4 – 6cm, rộng 1 – 1,7cm, có lông trắng mềm, màu lục nâu khi còn non, sau nhẫn màu vàng nâu đỏ; hat 6 – 8, hình trứng dẹt, màu lục nâu.
– Mùa hoa : tháng 10 – 12; mùa quả : tháng 1 – 4.
– Loài Cassia acutifolia Del. (Phan tả diệp lá nhọn) cũng được dùng với công dụng tương tự.
– Phân bố, sinh thái
– Phan tả diệp phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ và vùng Nam đến Tây-Nam Trung Quốc. Cây đã từng được nhập vào Việt Nam và được trồng ở Trại thuốc Sa Pa và Văn Điển thuộc Viện Dược liệu, hiện nay giống đã bị mất.
– Phan tả diệp là cây ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, nhất là thời kỳ cây còn nhỏ. Ở nơi phân bố tự nhiên của chúng, cây thường mọc tương đối tập trung thành từng đám nhỏ hoặc rải rác, ở các vùng đối thấp và trên nương rẫy mới bỏ hoang. Cây ra hoa quả nhiều; tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.
Bộ phận dùng
– Lá chét đã được phơi hay sấy khô. Quả phơi khô.
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất
Eurobe – Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giảm triệu chủng của táo bón, trĩ.