Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Thuốc trị bệnh nhiễm ngoài da thường gặp 

Thuốc trị bệnh nhiễm ngoài da thường gặp 

Thuốc trị bệnh nhiễm ngoài da thường gặp - chothuoctay

Bệnh nhiễm ngoài da có nhiều loại, có thể do nhiễm ký sinh trùng hoặc do nhiễm vi nấm. Bệnh do ký sinh trùng thường gặp là bệnh ghẻ ngứa. Còn bệnh do nhiễm vi nấm tương đối phổ biến là hắc lào, lang ben. Bài viết này xin được đề cập đến việc sử dụng thuốc mà cách sử dụng không đúng hoặc không tuân theo một số nguyên tắc điều trị đưa đến việc chữa trị trở thành khó khăn, bệnh cứ nhiễm đi, nhiễm lại trị không dứt được! Bệnh ghẻ ngứa Bệnh này không gây nguy hiểm trầm trọng nếu người mắc bệnh biết giữ vệ sinh tối thiểu, chỉ gây sự khó chịu vì ngứa ngáy hay sự xấu hổ vì lý do thẩm mỹ (bàn tay mà bị ghẻ thì thật không đẹp chút nào).

Tuy nhiên, trước đây đã có trường hợp người bệnh ngộ độc phải đi vào bệnh viện vì dùng “thuốc rầy” thậm chí dùng “thuốc súng” để xức ghẻ! Bệnh ghẻ ngứa không phải do gan yếu sinh ra phong độc làm cho ngứa ngáy, ngồi đầu gãi đó, như một số người lầm tưởng mà do một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Scarcoptes scabiei hominis gây ra, ta thường gọi là con “cái ghẻ”. Cái ghẻ hình tròn, đường kính khoảng 1/4mm, mắt tinh có thể thấy được.

Nhìn vào kính hiển vi, trông nó giống con rùa có 8 chân.

Tổn thương đặc hiệu của ghẻ ngứa là các luống ghế và mụn nước thường định vị ở kẻ ngón tay, lòng bàn tay, phần dưới bụng, hàng, dưới bàn tọa, kẻ đít, bộ phận sinh dục, không bao giờ xuất hiện ở đầu, cổ. Triệu chứng chính là bị ngứa, nhất là về ban đêm khi đắp chăn ấm để ngủ (do cơ thể ấm lên, con cái ghẻ hoạt động mạnh hơn làm cho ngứa nhiều hơn).

Lúc đầu chỉ ngứa một hai chỗ, sau đó lan khắp người (trừ mặt và lưng) và nên lưu ý, sự ngứa này có thể lây lan cho cả nhà hay tập thể. Người bệnh bị ngứa, gãi nhiều gây nhiễm khuẩn thứ phát (mưng mủ) hoặc bị viêm da, chàm hóa, thậm chí do gãi nhiều hay bôi thuốc bừa bãi sinh ra tổ địa.

Đã có trường hợp bị ngứa nổi mụn khắp người, đám mụn lở loét, viêm nhiễm mưng mủ, người bệnh cứ tưởng bị một bệnh dị ứng ngoài da nào đó chữa trị đủ cách không hết, cuối cùng mới phát hiện chỉ bị ghẻ ngứa bội nhiễm và chàm hóa. Hiện nay bệnh ghẻ ngứa được xem là một trong hơn 22 bệnh lây qua đường tình dục và thường trong gia đình một người bị sẽ lây cho nhiều người khác.

Riêng đối với nam giới, thương tổn ở bộ phận sinh dục nam thường là những sẩn mủ hay sẵn đóng mày khiến cho nhận lầm là bị một bệnh hoa liễu nào khác (chẩn đoán sai sẽ đưa đến điều trị sai, tốn tiền của mà không hết). Muốn trị dứt bệnh ghẻ ngứa phải dùng thuốc có tác dụng diệt con cái ghẻ và phải xức thuốc đúng cách.

Thuốc thường có dạng kem, dung dịch, thuốc mỡ và chứa một trong những hoạt chất sau:

  • Lưu huỳnh, trước đây có sử dụng thuốc mỡ lưu huỳnh hoặc dung dịch Polysulfur calcium nhưng nay ít dùng vì có mùi hôi diêm sinh gây khó chịu cho người bôi thuốc.
  • Benzyl benzoat (biệt dược Asxabiol). DẸP (tức Distyl phtalat); dùng dụng thuốc mỡ
  • Gamma hexaclorocyclohexan (Lindana Crème, Elénol, Scabecid)
  • Crotamiton 10% (Eurax): có thêm tác dụng chống ngứa.

Muốn chữa dứt bệnh ghẻ ngứa cần thực hiện các nguyên tắc sau:

Tắm sạch (nên xát mạnh xà phòng vào nốt ghẻ và rửa sạch) – và lau khô trước khi bôi thuốc.

Tốt nhất là bôi thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

– Phải chuẩn bị bộ quần áo giặt thật sạch, có nhúng nước sôi, ủi nóng hoặc phơi qua một, hai cơn nắng để thay. Mùng, màn, chiếu, gối nên giặt tẩy phơi nắng (để diệt con cái ghẻ và trứng rơi rớt có thể gây bệnh trở lại hoặc lây lan).

Phải để thuốc tiếp xúc đủ thời gian, đa số thuốc được yêu cầu để tiếp xúc 24 giờ đối với người lớn, 12 giờ đối với trẻ em và phụ nữ mang thai.

Sau đó, tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng. Có thể xức thuốc 2, 3 lần hoặc khi bị tái phát (sau 15-20 ngày do trứng sống sót nở) nên xức thuốc lại.

– Phải trị đồng thời cho tất cả mọi người trong gia đình, nếu để sót người còn bị bệnh, người khác sẽ bị tái nhiễm. Xin nhắc lại, không được dùng “thuốc trừ sâu rầy” để trị bệnh ghẻ ngứa! Tóm lại, bệnh ghẻ ngứa là một bệnh nhiễm ngoài da thường gặp do một loại ký sinh trùng gây ra.

Việc điều trị thật ra không khó khăn

Nhưng vì người bệnh không biết và không thực hiện đúng các nguyên tắc điều trị và đặc biệt, không ý thức về việc phòng ngừa nên khiến bệnh không chữa dứt được, cứ tái đi tái lại.

Việc điều trị không dứt điểm hoặc bừa bãi đưa đến biến chứng như bị nhiễm trùng viêm da, chàm hóa khiến việc chữa trị sẽ trở nên khó khăn

Bệnh hắc lào, lang ben Sau đây chúng ta đề cập một loại bệnh nhiễm ngoài da thường hay gặp nhưng không phải do ký sinh trùng mà do các loại vi nấm gây ra.

Như tên gọi, vì nấm là loài nấm cực nhỏ phải nhìn bằng kính hiển vi mới thấy các tế bào hạt men hoặc các sợi tơ của chúng. Nên lưu ý là rất nhiều kháng sinh dùng hiệu quả hiện nay đều được ly trích ra từ các loại vi nấm, hay rượu bia, bánh mì chỉ có được phải nhờ đến một loại vi nấm gọi là vi nấm hạt men gây hiện tượng “lên men”.

Nhưng bên cạnh khá nhiều vị nấm có ích, có khoảng 100 loại vi nấm gây bệnh cho người, từ các loại bệnh vi nấm ngoại biên, ngoài da, chỉ gây khổ sở có giới hạn cho đến các bệnh vi nấm nội tạng làm chết người (khá nhiều bệnh nhân AIDS đã chết do nhiễm bệnh vi nấm nội tạng).

Nước ta có khí hậu vừa nóng vừa ẩm rất thích hợp cho sự phát triển của vi nấm.

Vì vậy, đừng lấy làm lạ khi biết các bệnh nhiễm vi nấm ngoài da ở nước ta được xếp hàng thứ nhì trong các cơ sở điều trị chuyên khoa da liễu, chỉ sau bệnh chàm (eczema).

Nhưng người bị nhiễm không chỉ do ăn ở kém vệ sinh mà có khi do lạm dụng thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc corticoid đưa đến nhiễm bệnh nấm “cơ hội” (do kháng sinh chỉ trị được vi khuẩn, thuốc corticoid làm giảm sự đề kháng, các vi nấm có điều kiện tăng sinh).

Vì các bệnh ở da do nhiễm vi nấm có nhiều loại nên người bệnh phải đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định bệnh mới trị dứt bệnh. Ở đây chỉ xin đề cập đến việc sử dụng thuốc ngoài da trị hai loại nhiễm vi nấm thông thường rất hay xảy ra là hắc lào (còn gọi là lác) và lang ben.

Hắc lào là danh từ dân gian gọi để chỉ một bệnh vi nấm ngoài da với tổn thương là sẩn đỏ, ngứa, có bóng nước, lan rộng ra tạo thành hình vòng, thường xuất hiện ở vùng da là bẹn, quanh thắt lưng, mông, nách, nếp dưới vú… Hắc lào là do nhiễm vi nấm có tên Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum. Còn lang ben là do nhiễm Mallassezia furfur với mảng da bị nhiễm màu trắng hơi bong vẩy, nổi bật trên nền da màu nâu của mặt, cổ, cánh tay, ngực… khi đổ mồ hôi có thể bị ngứa.

Thuốc cổ điển dùng để trị hắc lào, lang ben

Là dung dịch cồn BSI (acid benzoic + acid salicylic + lod), Antimycose (acid benzoic + acid salicylic + acid boric), dung dịch ASA (aspirin, natri salicylat). Hiện nay có nhiều thuốc dùng tại chỗ (tức là thuốc thoa) với các hoạt chất là dẫn chất imidazol rất có hiệu quả như: miconazol (Daktarin), ketoconazol (Nizoral), econazol (Pévarye), Jadid, Asterol, Selsun v.v… Về kinh nghiệm dân gian, đối với lang ben có thể dùng củ riềng: 20 gram giã nát, ngâm trong 200 ml dấm thanh, dùng để thoa. Còn đối với hắc lào có thể dùng lá hoặc rễ cây kiến cò: 300 gram ngâm trong 100ml rượu 70 độ trong một tuần, gạn lấy phần rượu dùng để làm thuốc thoa.

Cũng như điều trị bệnh ghẻ ngứa, việc điều trị hắc lào, lang ben cũng cần tuân thủ các nguyên tắc để tránh sự tái nhiễm và bảo đảm kết quả điều trị như:

– Điều trị liên tục (ngày bôi thuốc 2-3 lần) đến khi da lành và cần tiếp tục thoa ít nhất 2 tuần lễ nữa để tránh tái phát.

Nếu điều trị sau 4 tuần không thấy cải thiện nên đi bác sĩ khám để được chẩn đoán kỹ hơn.

Riêng với lang ben, bác sĩ sẽ chẩn đoán phân biệt với triệu chứng da của giang mai thời kỳ 2, bệnh bạch biến, bệnh Chloasma…

– Khi tổn thương quá rộng, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc uống trị vi nấm như griseofulvin, ketoconazol..

– Kết hợp điều trị với vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường giống như phần đã đề cập điều trị bệnh ghẻ ngứa, tức là: giặt luộc quần áo, chăn màn, phơi chiếu ra nắng để tránh tái nhiễm.

– Ta có thể phòng các bệnh nhiễm vi nấm ngoài da nói chung, trong đó có lang ben, hắc lào bằng cách: không dùng chung khăn lau, quần áo với người khác, tránh gần gũi chung đụng với thú nuôi trong nhà (nếu chó, mèo bị rụng lông bất thường nên cho đi khám thú y)

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng