Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Cẩm nang về bệnh tiểu đường

Cẩm nang về bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu đã thống kê và chỉ ra rằng tỉ lệ những người bị bệnh tiểu đường mắc bệnh thận cao hơn rất nhiều so với người không bị tiểu đường.

Khái niệm bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường là bệnh sinh ra do rối loạn chuyển hóa không đồng nhất.

Đặc điểm: tăng nồng độ glucose trong máu do khiếm khuyết trong việc tiết insulin hoặc do tác động của insulin hoặc là cả hai.

 

Những bất lợi của bệnh gây ra: Việc tăng glucose trong thời gian dài dẫn đến mãn tính có thể gây ra rối loạn trong việc cơ thể chuyển hóa carbohydrate, lipid, protein gây hại cho nhiều cơ quan đặc biệt là mạch máu, thận, tim, mắt, thần kinh, xương khớp,..

Triệu chứng, biểu hiện

Một số biểu hiện, triệu chứng của tiểu đường cần được biết để nhận biết sớm:

  • Đi tiểu nhiều, thường xuyên
  • Cảm thấy rất khát, rất đói – ngay cả khi đang ăn
  • Mắt nhìn bị mờ
  • Các vết thương chậm lành
  • Người mệt mỏi nhiều
  • Bị sụt cân – ngay cả khi ăn nhiều hơn (tiểu đường type 1)
  • Tê bì, ngứa ran chân tay (tiểu đường type 2)

Ở một số người, tiểu đường type 2 có các triệu chứng nhẹ thường khó nhận biết.

Phân loại bệnh tiểu đường

Tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 là bệnh do tế bào beta ở tuyến tụy bị phá hủy dẫn đến tình trạng sản xuất rất ít  hoặc hoàn toàn không sản xuất insulin.

Tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là bệnh do tế bào beta bị giảm chức năng tiến triển trên nền tảng kháng insulin.

Tiểu đường thai kì

Là bệnh tiểu đường dược chuẩn đoán cho trường hợp người mang thai trong 6 tháng cuối thai kì và không có mắc Tểu đường trước đó.

Tiểu đường trẻ em

Tiểu đường khi sử dụng thuốc, tiểu đường khi điều trị HIV/AIDS, tiểu đường sau cấy ghép mô,…

 

Biến chứng

Những biến chứng có thể xảy ra khi bị bệnh tiểu đường:

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan, hệ cơ quan (răng, thần kinh, xương khớp, tiêu hóa, thận, mắt, tim,…) do mức đường huyết tăng cao lâu dài. Nguyên nhân hàng đầu của các bệnh tim mạch, suy thận, cắt cụt chi dưới, mù lòa,.. tại các nước phát triển là do bệnh tiểu đường.
  • Giảm sút sức khỏe, sức đề kháng, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn tăng cao
  • Tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ lên 2-3 lần
  • Mù lòa, bệnh võng mạc tiểu đường tăng cao, 2,6% nguyên nhân bệnh mù toàn cầu là do bệnh tiểu đường
  • Nguyên nhân gây bệnh suy thận phần lớn là do biến chứng của bệnh tiểu đường
Đọc thêm bài viết:  Sùi mào gà, mụn cóc sinh dục là gì? Nguyên nhân và triệu chứng xuất hiện sùi mào gà.

Biến chứng lên hệ tim mạch

Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường rất dễ gặp những bệnh sau đây: Bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Những biến chứng này là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở người mắc bệnh tiểu đường.

Những nguyên nhân do bệnh tiểu đường gây ra biến chứng: Huyết áp cao, Glucose trong máu cao, Cholesterol cao,…

Biến chứng lên thận

Tiểu đường gây ra nhiều áp lực, tổn thương các mạch máu nhỏ tại thận gây suy thận.

Nhiều nghiên cứu đã thống kê và chỉ ra rằng tỉ lệ những người bị tiểu đường mắc bệnh thận cao hơn rất nhiều so với người không bị tiểu đường.

Biến chứng lên mắt

Mức glucose trong máu cao dẫn đế tình trạng huyết áp cao, cholesterol cao. 3 yếu tố này kết hợp gây nên nhiều bệnh về mắt, võng mạc.

Tỷ lệ cao những người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị mắc các bệnh về mắt, giảm thị lực có thể dẫn đến mù lòa.

Biến chứng lên hệ thần kinh

Do tình trạng Glucose trong máu và huyết áp quá cao, bệnh tiểu đường gây tổn thương đến hệ thần kinh trên khắp cơ thể, biểu hiện như:

  • Xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa
  • Rối loạn cương dương
  • Đau, ngứa, mất cảm giác ở các chi, bàn chân
  • Và nhiều chức năng khác

 

Trong đó khu vực bị nhiều ảnh hưởng và dễ biến chứng nặng nhất là ở vùng các chi, bàn chân. Tại vùng này, khi bị suy giảm chức năng dễ dẫn đến các chấn thương, khi bị tiểu đường khả năng làm lành vết thương giảm đi đáng kể dễ dẫn đến nhiễm trùng có thể dẫn đến cắt cụt chi.

Nhiều nguyên cứu đã chỉ ra rằng, người bị tiểu đường có nguy cơ bị cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người không bị.

Chẩn đoán (các phương pháp chẩn đoán xét nghiệm)

Có 3 phương pháp được sử dụng để chuẩn đoán bệnh tiểu đường bằng cách định lượng glucoso huyết tương:

  • Kiểm tra nồng độ Glucose huyết tương lúc đói (FPG)
  • Định lượng HbA1c
  • Nghiệp pháp dung nạp glucoso đường uống (OGTT)
Kiểm tra nồng độ Glucose huyết tương lúc đói (FPG) Nghiệp pháp dung nạp glucoso đường uống (OGTT) Định lượng HbA1c
Kết quả chỉ ra nồng độ Glucose khi sau khi đói từ 8-12 giờ sau 2 giờ uống dung dịch glucose đậm đặc nồng độ glucose trong 3 tháng trước
Chất lượng vàTần suất được sử dụng
  • Cho kết quả tốt thứ 2
  • Được sử dụng phổ biến
  • Cho kết quả tốt nhất
  • Hơi bất tiện và ít khi được sử dụng
  • Cho kết quả tốt thứ 3
  • Ít được sử dung hơn 2 loại còn lại
Trường hợp hay được sử dụng Thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh Thường được sử dụng với mục đích nghiên cứu Thường được sử dụng để theo dõi kiểm soát lượng đường trong máu
Nơi thường sử dụng Bệnh viện Phòng thí nghiệm

Chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Tại nhà
Kết quả Đơn vị: mg/dL(mmol/L)

Bình thường: <100 (5.6)

Rối loạn: 100-125 (5.6-6.9)

Bệnh tiểu đường: >=126 (>=7)

Đơn vị: mg/dL (mmol/L)

Bình thường: <140 (<7.8)

Rối loạn: 140-199 (7.8-11.0)

Bệnh tiểu đường: >=200 (>11.1)

Đơn vị: %

Bình thường: <5.7

Rối loạn: 5.7-6.4

Bệnh tiểu đường: >=6,5

Rủi ro (Những nguy cơ tăng khả năng bệnh)

Có một số nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh sẽ được đề cập dưới đây

Tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 thường xuất hiện khi còn nhỏ do một số nguyên nhân làm cho tuyến tuy ngừng sản xuất insulin dẫn đến việc mắc tiểu đường cả đời.

Một số nguy cơ có thể xảy ra, mỗi cá nhân cần biết để bảo vệ sức khỏe mình và người thân:

  • Do gene gia đình: Nếu trong gia đình bạn có bố mẹ, anh chị em ruột có người mắc bệnh tiểu đường loại 1 thì bạn cũng có nguy cơ bị mắc. Chính vì vậy nên làm một số xét nghiệm đơn giản để chuẩn đoán.
  • Mắc các bệnh tuyến tụy: Khi bị mắc các bệnh về tuyến tụy cơ thể bạn sẽ giảm khả năng tạo insulin dễ gây nên bệnh tiểu đường
  • Nhiễm trùng hoặc mắc một số bệnh hiếm gặp làm hỏng tuyến tụy của cơ thể

Bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 – tiểu đường do kháng insulin, bệnh sinh ra do cơ thể không sử dụng được insulin mà nó tạo ra. Loại này thường xuất hiện ở người lớn và phần nhiều là do những nguyên nhân sau:

  • Ăn uống mất kiểm soát, ít vận động gây nên thừa cân, béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây nên tiểu đường loại 2
  • Rối loạn dung nạp glucose: là một dạng bệnh nhẹ hơn của tiểu đường có thể đường coi như tiền tiểu đường là sự kết hợp của 2 quá trình rối loạn sản xuất insulin và kháng insulin.
  • Kháng Insulin: là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tiểu đường type 2, khi tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn để tạo đủ insulin cho cơ thể để đáp ứng đủ nhu cầu.
  • Tiểu đường thai kì: là một yếu tố làm tăng khả năng mắc tiểu đường type 2 sau này
  • Gene gia đình: Nếu cha mẹ hoặc chị em ruột trong gia đình có người bị tiểu đường thì khả năng bạn mắc bệnh cũng tăng cao hơn so với người bình thường
  • Đa nang buồng trứng: Phụ nữ bị hội chứng đa nang buồng trứng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
  • Tuổi tác: Tỷ lệ người cao tuổi bị mắc bệnh tiểu đường cũng cao hơn so với thanh niên. Chính vì vậy, nếu bạn trên 40 tuổi thì nên đi xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường định kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ khi mang thai cũng nên tầm soát tiểu đường định kỳ. Bởi vì nếu mắc bệnh, lượng đường trong máu của mẹ tăng cao sẽ khiến lượng đường của thai nhi cũng tăng cao dễ dẫn đến tiểu đường type 1 ở trẻ em. Nguyên nhân trực tiếp xảy ra tình trạng trên là hormone nhau thai tạo ra hoặc quá ít insulin. Một số yếu tố làm tăng cao khả năng mắc bệnh:

  • Béo phì hoặc thừa cân:
  • Cơ thể không dung nạp glucose
  • Đã từng mắc tiểu đường thai kì trong quá khứ
  • Có người thân đã mắc bệnh
  • Tuổi tác mang thai cao

Nguyên nhân

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1 hay xuất hiện từ thời trẻ và thường là do bẩm sinh gây nên. Tuy nhiên đối với tiểu đường tuýp 2 thì ngược lại thông thường sẽ là do lối sống.

Nên trong phần này sẽ đề cập đến nguyên nhân tiểu đường tuýp 2 để mọi người có thể tránh.

 

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường

Vai trò của tuyến tụy là tiết ra insulin, cơ thể sử dụng insulin để chuyển hóa lượng đường từ thực phẩm để sử dụng hoặc dữ trữ. Tuy nhiên, khi mắc tiểu đường, cơ thể sẽ xảy ra một số rối loạn:

  • Tuyến tụy không tạo ra insulin
  • Tuyến tụy tạo ra ít insulin
  • Cơ thể không nhận ra hoặc sử dụng insulin đúng cách (kháng insulin)

Nếu insulin không đủ hoặc không được sử dụng đúng mục đích thì lượng glucose sẽ không thể đi vào tế bào mà tích tụ trong máu. Dẫn đến, tế bào thiếu glucose, còn hệ tuần hoàn lại bị áp lực khi quá dư thừa glucose dẫn đến tổn thương nhiều vùng trong cơ thể.

Nguyên nhân gián tiếp gây bệnh tiểu đường

Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân gián tiếp dẫn đến các tình trạng rối loạn tuyến tụy đã được kể ra bên trên:

  • Huyết áp cao
  • Nồng độ chất béo xấu trong máu cao
  • Cholesterol “tốt” quá thấp
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Tiền tiểu đường
  • Bệnh tim
  • Chế độ ăn mất cân bằng nhiều chất béo, carbohydrate
  • Uống nhiều rượu
  • Ít vận động
  • Thừa cân, béo phì
  • Đa nang buồng trứng

Một thói quen sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao, tránh rượu thuốc lá, ăn uống cân bằng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế các thực phẩm nhanh, đóng gói sẵn, nhiều đường có thể làm giảm nguy cơ bị mắc tiểu đường.

Nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Đối với 2 loại sẽ có thuốc khác nhau

  • Tiểu đường tuýp 1 do tụy không sản xuất insulin thì sử dụng tiêm insulin
  • Tiểu đường tuýp 2 do rối loạn sản xuất insulin sẽ được chỉ định dùng thuốc

Các nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị tiểu đường tuýp 2, kết hợp thêm việc kiểm soát đường huyết qua kế hoặc ăn uống, tập luyện:

  • Nhóm Biguanid
  • Nhóm Sulfonylurea
  • Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase
  • Meglitinides
  • Nhóm thuốc ức chế DPP4 (ức chế men DiPeptidyl Peptidase 4)
  • Nhóm Thiazolidinedione (pioglitazone, rosiglitazone)
  • Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1
  • Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT

Xem thêm các tin tức bổ ích của chothuoctay để trang bị cho mình một cẩm nang sức khỏe tố

Mời bạn đọc xem thêm những bài viết khác về chủ đề bệnh tiểu đường:

Đọc thêm bài viết:  Lời khuyên chuyên gia về quản lý bệnh tiểu đường
Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối