Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Trị chứng đái dầm

Trị chứng đái dầm

Trị chứng đái dầm - chothuoctay

Theo thống kê của các tác giả Mỹ, có khoảng 5 đến 7 triệu trẻ con và thanh thiếu niên Mỹ bị mắc chứng đái dầm. Chứng này đã được đề cập trong tài liệu cổ từ năm 1550 trước Công nguyên. Không những trẻ bị xấu hổ mà nhiều bậc phụ huynh không rõ, cứ cho con em mình hư đốn đưa đến tình trạng có đến 25-36% cha mẹ đã trừng phạt, đánh đập con chỉ vì hằng đêm chúng tè ra quần trong khi đang ngủ. Đái dầm được định nghĩa là sự tiểu tiện không chủ tâm của trẻ ở tuổi đáng lẽ ra có thể kiểm soát được sự tiểu tiện này (tuổi kiểm soát là 5 ở trẻ gái và 6 ở trẻ trai). Nếu đái dầm vào ban ngày được gọi là đái dầm ban ngày (diurnal enuresis), còn nếu vào đêm khi ngủ gọi là đái dầm ban do dầm vinal enuresis). Có trẻ đái dầm cả ngày lẫn đêm gọi là đái hỗn hợp (mixed enure sis). Người ta ghi nhận trẻ trai thường đái dầm ban đêm hơn trẻ gái, còn trẻ gái thì ngược lại. Nếu trẻ có khoảng thời gian không đái dầm ít nhất từ 3 đến 6 tháng rồi bị đái dầm được gọi là đái dầm thứ phát (secondary enuresis), còn trẻ bị đái dầm mà không có khoảng thời gian nào kéo dài không bị đái dầm gọi là đái dầm tiên phát (primary enuresis). Mặc dù 97% các trường hợp đái dầm ban đêm không liên quan đến bệnh lý thực thể nhưng đối với các nhà điều trị khi thăm khám trẻ bị đái dầm phải khám thật kỹ để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý gây ra đái dầm (thường là đái dầm ban đêm thứ phát). Các nguyên nhân bệnh lý có thể kể: đáo tháo đường, đái tháo nhạt, nhiễm trùng đường tiểu, niệu đạo lạc chỗ (ectopic ureter, đối với trẻ gái), viêm âm đạo, rối loạn hoạt động bàng quang do thần kinh (neurogenic bladder), thậm chỉ do bị táo bón. Nếu do các nguyên nhân bệnh lý đương nhiên phải chữa trị các bệnh lý đó. Bài viết này chỉ xin đề cập đến việc trị chứng đái dầm ban đêm tiên phát ở trẻ. Nguyên nhân của chứng đái dầm Nguyên nhân dẫn đến chứng đái dầm ban đêm thường phức tạp. Trẻ bị chứng này hiếm khi cần đến sự chữa trị về mặt tâm thần thần kinh hoặc về mặt giải phẫu học, trái lại có thể khỏe mạnh. Nguyên nhân có thể do yếu tố động học về đường niệu như hoạt động bàng quang chậm trưởng thành, thường xuyên có sự co thắt không ức chế được. Hoặc có thể do sự chậm phát triển của hệ thần kinh kiểm soát sự tiểu tiện. Hoặc có thể do yếu tố di truyền (người ta ghi nhận nếu cha mẹ trước đây mắc chứng đái dầm thì 77% con của họ cũng mắc chứng này). Không có bằng chứng nào cho rằng đa số các trường hợp đái dầm ban đêm tiên pháp là do chứng loạn thần kinh tâm lý (psychoneurosis), tỷ lệ bị rối loạn tâm lý ở trẻ đái dầm và không đái dầm được ghi nhận là ngang nhau. Vì đa số không do rối loạn tâm lý nên phương thức trị liệu bằng tâm lý (psychotherapy) nhiều khi không có hiệu quả. Tuy nhiên, nên lưu ý khi bị rối loạn về mặt tình cảm nặng nề có thể dẫn đến đái dầm nhưng là đái dầm thứ phát hơn là tiên phát. Năm 1950, Strom-Olson tiến hành một cuộc nghiên cứu chứng minh rằng đái dầm ban đêm có liên quan đến rối loạn giấc ngủ, khi ngủ quá sâu sẽ bị đái dầm. Nhưng nghiên cứu của Kales và cộng sự vào năm 1977 và sau đó, nghiên cứu của Mickkelson và cộng sự vào năm 1980 phản bác kết quả nghiên cứu của Strom-Olson cho rằng đái dầm chẳng liên quan gì đến giấc ngủ sâu hoặc giấc ngủ chập chờn. Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy ở trẻ đái dầm, chức năng bàng quang và giấc ngủ bình thường nhưng có thể do hoạt động bài tiết nội tiết tố chống bài niệu (antidiuratic hormone, ADH) có sự thay đổi. Một số trẻ đái dầm được xét nghiệm cho thấy lượng ADH được bài tiết không tăng vào ban đêm như những trẻ không đái dầm. Chính lượng ADH được cơ thể bài tiết không đủ khi trẻ ngủ để chống lại sự bài tiết nước tiểu nên trẻ sinh ra đái dầm. su bai Điều trị chứng đái dầm Về điều trị chứng đái dầm, có hai phương thức: Phương thức không dùng thuốc và phương thức dùng thuốc. Như trên đã trình bày, đa số các trường hợp đái dầm không do có bệnh lý thực thể hoặc không do có rối loạn tâm lý, cho nên không cần phải điều trị gì cả. Nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng chờ đợi sự tự khỏi sẽ đến đối với trẻ. Một số tác giả Mỹ có làm thống kê, hằng năm có khoảng 15% trẻ, thanh thiếu niên Mỹ đái dầm tuổi từ 5 đến 19 tự khỏi, hết chứng đái dầm mà không cần chữa trị. Phương thức điều trị đái dầm không dùng thuốc việt hay lỗi Về phương thức không dùng thuốc trị chứng đái dầm ban đêm, có 3 phương pháp: điều chỉnh thái độ, tập giữ nước tiểu trong bàng quang, liệu pháp khuyến khích. 1. Phương pháp điều chỉnh thái độ (behavior modification): đây có thể xem là liệu pháp dùng phản xạ có điều kiện. Sẽ dùng một dụng cụ là đồng hồ báo thức đặc biệt, dụng cụ sẽ reo chuông inh ỏi khi trẻ đái dầm, trẻ bắt buộc phải thức dậy để tắt tiếng chuông reo của dụng cụ báo thức đó. Bất tiện của phương pháp này là thời gian thực hiện phương pháp phải kéo dài và gây ồn ào vào đêm khuya. Trong mấy tuần lễ đầu, trẻ thức giấc sau khi đã đái dầm xong. Từ từ, phán xạ có điều kiện được thành lập, trẻ thức giấc ngay khi bàng quang bắt đầu co thắt và sự tiểu tiện chưa xảy ra. Ở Mỹ, có cuộc nghiên cứu cho thấy có đến 70% trẻ dùng phương pháp này đạt được kết quả (thời gian thực hiện phải 1-2 tháng). 2. Phương pháp tập giữ nước tiểu trong bàng quang (bladder pretention) (hay gọi tắt là tập nín tiểu): Đây là cách tập làm cho bàng quang của trẻ dãn ra và phần nào trị được chứng đái dầm ban đêm. Sẽ khuyến khích trẻ tập nín không đi tiểu dù mắc tiểu vào ban ngày, nín ở mức có thể chịu đựng được. Và khi đang tiểu, tập ngưng không tiểu nữa để rồi sau đó tiểu lại. Tập nín tiểu là để gia tăng khả năng giữ nước tiểu của bàng quang, còn tập ngưng tiểu giữa chừng là để gia tăng sức co đóng của cơ vòng chống lại sự co thắt của bàng quang. Trong một nghiên cứu áp dụng phương pháp này trên 83 trẻ trong vòng 6 tháng, các nhà nghiên cứu báo cáo có đến 66% trẻ chứng tỏ tình trạng có cải thiện, trong đó có 30% trẻ được chữa khỏi. arb died 3. Phương pháp dùng liệu pháp khuyến khích (motivational therapy): Trong phương pháp này thường xuyên có sự tham vấn của nhà điều trị. Trẻ sẽ không bị rầy mắng hay bị trừng phạt về tội đái dầm, trái lại được hỗ trợ về mặt tình cảm của cha mẹ và nhà điều trị. Chúng được khuyên không uống nước hai đến ba giờ trước khi đi ngủ và phải đi tiểu trước khi ngủ. . Chúng sẽ chủ động ghi lại thành tích những đêm không đái dầm như cắm cờ hay ghi ngôi sao vào tấm lịch làm sẵn. Sẽ đặt mục tiêu phấn đấu như trong 1 tuần lúc đầu có 2, 3 đêm không đái dầm, sau đó mức phấn đấu sẽ được nâng dần lên và có phần thưởng thích đáng. Tỷ lệ chữa khỏi theo phương pháp này chưa rõ, chỉ ước chừng khoảng 25% có khoảng 70%

Đọc thêm bài viết:  Nizatidin

trẻ tham gia vào phương pháp này có dấu hiệu cải thiện, tức số lần đái dầm có giảm đi. Trên đây là phần giới thiệu 3 phương pháp không dùng thuốc để chữa chứng đái dầm ban đêm tiên phát ở trẻ. Các phương pháp không dùng thuốc không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả và đòi hỏi một số điều kiện. Trước hết phải có sự cộng tác kiên trì giữa nhà điều trị, các bậc cha mẹ và trẻ đái dầm (trẻ phải đến tuổi có sự nhận biết và hiểu những yêu cầu đặt ra đối với chúng). Thông thường cần phải phối hợp cả 3 phương pháp để mong tỷ lệ y thành công cao hơn. Như trong một báo cáo đăng trong tạp chí Journal of Pediatrics, Obstertric and Gynaecology (Tạp chí khoa, Sản khoa và Phụ khoa) xuất bản ở Hồng Kông (số tháng 9-10 năm 1994), nhà tâm lý học New Zealand Glen Stenhouse đã kể lại quá trình rất nhiêu khê áp dụng phối hợp ba phương pháp trên chữa khỏi chứng đái dầm ở một bé gái mới 6 tuổi rưỡi. Trước khi đề cập đến các loại thuốc dùng trị chứng đái dầm, xin tóm tắt các điểm chính của ba phương pháp đã kể mà các bậc cha mẹ có thể tham gia khuyến khích trẻ thực hiện: – Dùng lịch hoặc vẽ một tấm bảng ghi ngày để trẻ cắm cờ hoặc gắn sao vào những ngày mà chúng nỗ lực không đái dầm ban đêm (càng được nhiều ngày càng khen ngợi, tưởng thưởng). – Khuyến khích trẻ kéo dài thời gian giữa 2 lần tiểu tức là tập nín tiểu. Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ. – Không cho trẻ uống các loại nước có chứa chất lợi tiểu như cà phê, nước “rễ tranh mía lau” vào chiều tối. – Không đánh thức trẻ dậy giữa giấc ngủ, bởi vì cách này không giúp cho việc tăng cường kiểm soát bàng quang. – Không đánh mắng trẻ khi trẻ đái dầm mà nên yêu cầu chúng tự thay quần áo, chăn mền để chúng nhận thức vấn đề. Thuốc trị chứng đái dầm Về thuốc, có các loại thuốc sau đây được dùng trị chứng đái dầm ban đêm tiên phát: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc chống co thắt và một thuốc mới được dùng vào đầu những năm 1990 dưới dạng bơm vào mũi là Desmopressin Acetate. 1. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng như: Desipramine, amitriptyline, Imipramine đã được dùng trị chứng đái dầm hơn 30 năm nay. Thuốc có tác dụng chống trầm cảm, chống co thắt, chống tiết cholin, ảnh hưởng đến giấc ngủ nhưng cơ chế tác động đối với đái dầm hiện nay vẫn chưa rõ, ở Mỹ, thuốc thường được kê toa là Imipramine (25mg cho trẻ 7 tuổi uống 1,2 giờ trước khi ngủ; 50mg đến 75mg cho trẻ từ 10 đến thanh niên 18 tuổi). Thuốc chỉ dùng cho trẻ 7 tuổi trở lên và phải dùng cả tháng hay hơn, đặc biệt có hiện tượng chữa khỏi một thời gian, ngưng thuốc lại bị tái phát. Thuốc có một tác dụng phụ nguy hiểm là dùng lâu có thể bị mất bạch cầu hạt. Vì thế, có một số nhà y học khuyên, nếu cho trẻ dùng Imipramine lâu dài cứ 2 đến 4 tuần nên xét nghiệm máu để xem có nguy cơ bị tác dụng phụ tuy hiếm nhưng nguy hiểm ấy không. Ngoài ra, thuốc còn gây các tác dụng phụ khác: khô miệng, rối loạn điều tiết ở mắt, rối loạn giấc ngủ… Chú ý không được dùng quá liều (ở Mỹ đã xảy ra ngộ độc do quá liều). Chúc tinh of 2. Thuốc chống co thắt loại chống tiết cholin (anticholinergic): Thuốc thường được dùng là Oxybutynin. Thuốc có tác dụng chống co thắt do đó làm giảm sự co thắt cơ bàng quang. Đối với chứng đi tiểu nhiều lần vào ban ngày thuốc cho tác dụng tốt hơn so với chứng đái dầm ban đêm. Thuốc chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi (6 đến 9 tuổi: 5mg x 2lần/ngày) và có thể có tác dụng phụ:

Đọc thêm bài viết:  Thực hư về các thuốc giảm béo 

Khô miệng, đỏ bừng mặt, rối loạn điều tiết mắt, táo bón… Gần đây, hiệu quả của thuốc đối với chứng đái dầm ban đêm đang bị xét lại vì có một nghiên cứu trên 30 trẻ đái dầm chẳng thấy thuốc không hơn placebo (tức giả dược hay thuốc vờ). 3. Thuốc Desmopressin acetate Ngay vào những năm 1950 người ta đã phát hiện đối với người khỏe mạnh, lượng nước tiểu bài tiết sẽ giảm đi khi ngủ. Sau đó, khi đến phát hiện sự liên quan giữa bài tiết nước tiểu và nội tiết tố chống bài niệu ADH (antidiuretic hormone) hay còn gọi Vasopressin. Vào năm 1989, Norgaard và Rittig nhận thấy ở người bị đái dầm lượng ADH được bài tiết vào ban đêm khi ngủ không bằng người bình thường. Vì thế, người ta bắt đầu nghĩ đến dùng thuốc là ADH để trị chứng đái dầm. Vào năm 1990, một thuốc tổng hợp tương tự ADH ở người là Desmopressin acetate được tìm ra và được dùng dạng bơm xịt vào mũi (biệt dược DDAVP Nasal Spray). Thuốc này được dùng để chữa chứng đái dầm cũng như dùng chữa bệnh đái tháo nhạt (diabetes insipidus). Cơ chế của thuốc là làm giảm lượng bài tiết nước tiểu vào ban đêm. Chỉ cần xịt liều đầu tiên 20mcg cho trẻ từ 6 tuổi trở lên (mỗi lỗ mũi 10mcg), sau đó điều chỉnh liều, nếu đáp ứng liều 20mcg có thể giảm xuống 10mcg, còn không đáp ứng có thể tăng liều đến 40mcg. Các nghiên cứu cho thấy liệu trình dùng thuốc từ 4 đến 6 tuần chứng tỏ an toàn và có hiệu quả. Liệu trình dài hơn còn đang được nghiên cứu. Thuốc có thể cho tác dụng phụ: nhức đầu thoáng qua, đau lỗ mũi, xung huyết niêm mạc mũi, chảy máu cam, viêm mũi, buồn nôn, đau bụng… Khi đang dùng thuốc nên điều chỉnh lượng nước uống vào ban đêm, đặc biệt đối với trẻ còn nhỏ tuổi và người già, vì có trình trạng giữ nước trong cơ thể và làm giảm natri huyết (hyponatremia). Các nhà điều trị ở Mỹ còn cẩn thận cho xét nghiệm các chất điện giải có trong máu ít nhất 1 lần khi đã cho trẻ dùng thuốc quá 7 ngày. Với các thuốc dùng để trị chứng đái dầm đầu phải dùng trong thời gian dài, có nguy cơ gây tác dụng phụ, cho nên tốt nhất là để cho thầy thuốc chỉ định thuốc và theo dõi một khi các bậc cha mẹ quyết định cho trẻ dùng thuốc trị chứng đái dầm, không nên tự ý dùng tùy tiện

Đọc thêm bài viết:  Sử dụng thuốc cho tác dụng tại chỗ 
Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối