Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Coi chừng nhầm tên thuốc 

Coi chừng nhầm tên thuốc 

Coi chừng nhầm tên thuốc - chothuoctay

Mua thuốc “Coi chừng nhầm tên thuốc”, tác hại khó lường. Ký hiệu khác nhau có cơ chế tác dụng khác nhau.

Nhầm tên thuốc đưa đến bị tai biến rất đáng tiếc

Trong sử dụng thuốc đã có nhiều trường hợp do nhầm tên thuốc đưa đến bị tai biến rất đáng tiếc có thể kể ra như sau. Một người đến nhà thuốc hỏi mua loại thuốc bán không cần toa là Anacin. Thật ra, thuốc cần mua là Anacin 3 (có số 3 ở sau chữ Anacin) bởi vì người này có tiền sử bị viêm loét dạ dày không thể dùng Anacin là tên biệt dược của aspirin và aspirin không thể dùng ở người đã bị viêm loét (hoặc nói theo một số người là yếu bao tử). Người này phải dùng Anacin 3 là biệt dược của paracetamol (paracetamol được xem không gây hại dạ dày giống như aspirin). Nếu dùng Anacin người đó sẽ có nguy cơ rất lớn bị tai biến ở hệ tiêu hóa, thậm chí là xuất huyết tiêu hóa. Do không rõ, có sự nhầm lẫn giữa Anacin 3 và Anacin trong sử dụng thuốc, chỉ nhầm lẫn số 3 sau tên thuốc, mà đã có nhiều trường hợp tai biến của thuốc đã được báo cáo ở nhiều nước trên thế giới.

Tên thuốc na ná giống nhau, nguy cơ dễ đưa đến sự nhầm lẫn

Trường hợp thứ hai là bác sĩ điều trị đã ghi đơn thuốc không rõ tên như ghi tên Voltarène (là tên biệt dược của diclofenac là thuốc chống viêm không steroid trị viêm xương khớp) khi đưa đến nhà thuốc đã bị đọc nhầm là Vogalène (là tên biệt dược của metopimazin là thuốc chống nôn). Chữ Voltarène nếu viết tháu, nhanh rất dễ đọc nhầm Vogalène. Nếu người được chỉ định thuốc bị nhầm như thế thì có thể nguy hiểm vì không chỉ dùng không dùng thuốc để trị hết bệnh mà còn bị tai biến doi thuốc bị mua nhầm. Trong tình hình thuốc được lưu hành rất nhiều, được xem như Từng thuốc với những tên thuốc na ná giống nhau như hiện nay. ta thấy kiên có nguy cơ rất dễ đưa đến sự nhầm lẫn, dùng nhằm thuốc này sang thuốc kia. Vì vậy, một công tác hết sức quan trọng trong ngành được là chống nhầm lẫn, đặc biệt là chống nhằm lẫn về tên thuốc. Người chịu trách nhiệm về phân phối thuốc phải đọc thật kỹ đơn thuốc không được suy diễn nếu chữ viết tên thuốc không rõ ràng để đưa đến sự nhầm lẫn.

Đọc thêm bài viết:  Nếu bị huyết áp cao hãy cẩn thận với những loại thuốc sau

Bác sĩ ghi tên thuốc đọc không ra

Bác sĩ phải viết đơn thuốc, đặc biệt tên thuốc, phải rõ ràng, dễ dọc. Ngay người sử dụng thuốc phải nghi ngờ, hỏi lại khi thấy tên thuốc muốn mua và thuốc được phân phối không tương hợp. Bởi vì chữ viết không rõ ràng như Kilon là tên biệt được của kháng sinh metronidazol có thể rất dễ hiểu nhầm là Kallon là tên biệt dược của kali clorid là thuốc bổ sung kali và hai thuốc này là hoàn toàn khác nhau. Không chỉ chống nhầm lẫn về tên thuốc mà còn phải chống nhầm lẫn về dạng thuốc hay còn gọi là dạng bào chế. Bởi vì hiện nay ngoài thuốc dạng cổ điển là viên nén, viên nang (còn gọi là capsule, viên nhộng) cho tác dụng nhanh và phải uống nhiều lần trong ngày, còn có dạng thuốc gọi là thuốc phóng thích được chất kéo dài hay thuốc cho tác dụng kéo dài (TDKD). Dạng thuốc mới này cũng có dạng viên nén, viên nang nhưng thường chỉ uống một lần trong ngày chứ không nhiều lần trong ngày và một viên chứa dược chất tương đương với ba hoặc bốn viên dạng thuốc có điển thông thường. Ta cần lưu ý thuốc TDKD thường có tên thuốc kèm với chữ viết tắt có nghĩa “có tác dụng kéo dài” hoặc “tác dụng lặp lại, tác dụng chậm” như: Adalate LP (LP là viết tắt của Libération Prolongée). Adalat LA (LA: Long Acting), Adalat Re tard, Procan SR (SR: Sustained Released), Polaramine, Repetabs (Repetabs: Repeat-Action Tablets)…

Đọc thêm bài viết:  Nelfinavir Mesilat

Thuốc cổ điển và thuốc có tác dụng kéo dài

Tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa dạng thuốc cổ điển và dạng thuốc TDKD. Do dạng thuốc tác dụng kéo dài có liều cao hơn dạng thuốc thông thường cho nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo quy định, nếu uống sai có thể bị quá liều nguy hiểm. Thí dụ, một người bị dị ứng thức ăn, nổi mề đay cần uống thuốc kháng histamin trị dị ứng, nếu dùng thuốc Polaramine (tên biệt dược của dexclorpheniramin) và chọn thuốc Polaramine thường (sau tên thuốc không có chữ repetabs) để uống sẽ uống mỗi lần 1 viên, 4 lần trong ngày vì mỗi viên chỉ chứa 2mg dược chất dexeclorpheniramin (liều dùng 24 giờ là 8mg). Còn nếu chọn Polaramine repetabs thì sẽ uống 1 viên, 1 hay 2 lần trong ngày vì đây là thuốc có tác dụng lặp lại, mỗi viên chứa đến 6 mg dược chất. Ở đây tuyệt đối không có sự nhầm lẫn giữa Polaramine thường (không có kèm chữ repetabs) và Polaramine repetabs. Nếu người sử dụng thuốc dùng nhầm Polaramine repetabs uống 4 lần trong ngày thay cho Polaramine thường sẽ đưa đến quá liều (liều dùng 24 giờ sẽ lên đến 24mg thay vì 8mg theo đúng chỉ định). Hoặc lấy một trường hợp khác, người bị bệnh tăng huyết áp được bác sĩ điều trị chỉ định thuốc Adalate thường (không có chữ viết tắt sau tên thuốc) phải uống 3 lần trong ngày mà dùng nhầm Adalate LP hoặc Adalat LA là thuốc TDKD chỉ uống 1 lần trong ngày và uống giống như Adalat thường, tức uống nhiều lần trong ngày là rất nguy hiểm vì sẽ quá liều. Để chống nhầm lẫn về tên thuốc và dạng thuốc đã kể ở trên, nên lưu ý những điểm sau: Cần viết và đọc kỹ tên thuốc để tránh nhầm lần tên thuốc và để biết dạng thuốc dùng có phải là dạng thuốc TDKD đã kể ở trên. Sau tên thuốc lưu ý chữ viết tắt cho biết thuốc TDKD, thí dụ: LP, LA, SR, CR, XL, XR, Retard, Repetabs..

Đọc thêm bài viết:  Nói thêm về thuốc dùng ngoài da 

– Nên hỏi kỹ bác sĩ điều trị và dược sĩ ở nhà thuốc về cách dùng thuốc và dùng đúng theo chỉ định về số viên cho mỗi lần, số lần dùng thuốc trong ngày và số ngày dùng trong đợt điều trị.

– Đối với người cao tuổi dễ nhầm lẫn nên có người thân trẻ tuổi giữ thuốc và đưa thuốc khi dùng để tránh sự nhầm lẫn

Tham khảo các sản phẩm tại https://Chothuoctay.com

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối