Tên khác
– Trầu, Thược tương, Trầu lương, Trầu cay, Thổ lâu đằng
Công dụng
– Phòng sốt rét và bệnh lỵ.
– Các bệnh về phổi, đau đầu, suy nhược thần kinh, viêm nhiễm.
– Đau nhức lưng.
– Giảm mẩn ngứa do côn trùng cắn, chàm,…
– Tắc sữa.
Liều dùng – Cách dùng
– Liều thông thường là 8–16g lá trầu không một ngày, dưới dạng thuốc sắc.
– Có thể dùng ngoài, đắp lá tươi giã nát hoặc ngâm lá với nước để rửa vết loét, mẩn ngứa… với liều lượng tùy ý.
Không sử dụng trong trường hợp sau
– Không nên sử dụng dược liệu này cho phụ nữ có thai. Những đối tượng đặc biệt khác (trẻ em, người cao tuổi…) nếu muốn sử dụng hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.
Tác dụng thuốc khác
– Dùng đồng thời với hạt tiêu đen có nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
– Trầu không có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.
Dược lý
– Tính vị: Vị cay, nồng, tính ấm.
– Qui kinh: Vào kinh Phế, Vị, Tỳ.
– Tác dụng kháng khuẩn và diệt virus tốt.
– Chiết xuất từ lá trầu có khả năng tiêu diệt khối u trong thực nghiệm trên động vật.
– Tác dụng kháng sinh mạnh đối với trực trùng coli, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và vi khuẩn subtillis.
– Thành phần Chavicol (một dạng phenol) có tác dụng khử trùng tốt.
Bảo quản
– Nơi khô thoáng, tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp.
Đặc điểm
– Trầu không là một loại cây mọc leo, thân nhẵn.
– Lá mọc so le, cuống có bẹ, dài 1,5 – 3,5cm, phiến lá hình trái xoan, dài 10 – 13cm, rộng 4,5 – 9cm, phía cuống hình tim (đối với những lá phía gốc) đầu lá nhọn, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu rất nhỏ.
– Hoa khác gốc mọc thành bông.
– Quả mọng không có vòi sót lại.
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất
Răng miệng Dạ Thảo Liên 5ml – Hỗ trợ điều trị sâu răng, nhiệt miệng, sún răng