Tên khác
– Mai trắng, Mai thực), Huân mai, Sào yên cửu trợ, Hắc mai, Khô mai nhục, Mơ.
Công dụng
– Theo Y học cổ truyền, cây ô mai được xem là một trong những thảo dược có lợi cho sức khỏe cộng đồng, giúp điều trị các bệnh thường gặp như:
– Ô mai dùng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, chóng khô họng. Ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh có thể dùng ô mai kếp hợp với mật ông hoặc gừng để làm tăng tác dụng điều trị ho.
– Kết hợp ô mai với các thuốc khác để điều trị viêm phế quản, ho lâu ngày.
– Trừ giun đũa hoặc đau bụng do giun đũa.
– Tiêu chảy, đi tiêu lỏng, trị lỵ lâu ngày.
– Chống ung thư cổ tử cung.
– Ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh.
Tiểu đường.
– Ngoài ra có thể chế biến thành dầu hạt mơ làm thuốc chữa nẻ, giúp bóng tóc và rượu ngâm quả mơ giúp ăn ngon, giải khát và giải nhiệt tốt cho sức khỏe vào mùa hè.
Liều dùng – Cách dùng
– Sử dụng ô mai có thể dùng dạng thuốc sắc hoặc ngậm, ăn trực tiếp. Có thể kết hợp việc sử dụng ô mai với một số thành phần thảo dược khác trong quá trình điều trị bệnh để giúp bệnh mau thuyên giảm.
Không sử dụng trong trường hợp sau
– Người bị sốt rét hoặc bị kiết lỵ mới phát không được sử dụng ô mai để điều trị bệnh.
Lưu ý khi sử dụng
– Thận trọng khi sử dụng ô mai với những người bị hen suyễn, có thể gây ra các cơn hen.
– Những người có vấn đề về dạ dày dị ứng ô mai.
– Nếu ăn quá nhiều ô mai có thể dẫn đến tổn thương răng.
Bảo quản
– Bảo quản ô mai ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng nát, khô kín, nên sử dụng gói hút ẩm để sử dụng ô mai trong thời gian dài.
Đặc điểm
– Cây mơ không chỉ là cây ăn quả mà còn là một cây thuốc quý. Cây cao 3 – 4m. Lá đơn, hình bầu dục, mọc so le, lá có cuống, ngọn lá nhọn, mép có khía răng nhọn. Hoa trắng 5 cánh. Quả hạch màu vàng xanh có lông tơ.
– Mơ được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, nhiều nhất ở chùa Hương (Hà Sơn Bình).
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất