Tên khác
– Bàng kỳ, Radix Linderae, Thai ô dược, Thổ mộc hương, Kê cốt hương, Bàng tỵ, Thiên thai ô dược, Ô dược nam, Cây dầu đắng.
Công dụng
– Hành khí, chỉ thống, kiện vị tiêu thực, ôn thận, tán hàn. Chủ trị: Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sản khí, hành kinh đau bụng.
Liều dùng – Cách dùng
– Ngày dùng từ 3 – 9g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Chế biến
– Thu hoạch rễ Ô dược quanh năm tốt nhất vào vụ thu đông hay đầu mùa xuân. Rễ đào về, loại bỏ tạp chất, bỏ rễ con, rửa sạch, phân loại to nhỏ, ngâm nước khoảng 1 ngày rồi ủ mềm, thái lát dày 2mm đến 3mm, phơi hoặc sấy khô gọi là ô dược phiến.
Bào chế
– Phiên Ô dược sao vàng: Ô dược phiến được sao cho đến khi có màu vàng.
– Ô dược sao cảm: Rang cám đến khi có mùi thơm thì cho Ô dược đã thái phiến vào sao cho đến khi phiên ô dược có màu vàng nhạt. Hoặc có thể tẩm mật ong vào Ô dược phiến rồi đem sao với cám đến khi có màu vàng, mùi thơm, rây bỏ cám.
– Ô dược chích rượu (Ô dược 10kg, rượu 2kg): Tẩm rượu vào Ô dược đã được thái phiến, để yên 30 phút cho hút hết rượu rồi sao với cám đến khi bề mặt phiến thuốc có màu vàng, rây bỏ cám.
– Ô dược chích muối (Ô dược 10kg, muối ăn 160g): Ô dược đã thái phiến, tẩm dung dịch nước muối 5%, để 30 phút cho hút hết nước muối rồi sao với cám đến khi bề mặt phiến thuốc có màu vàng nhạt, rây bỏ cám.
Lưu ý khi sử dụng
– Khí hư, nội nhiệt không nên dùng.
Bảo quản
– Để nơi khô, mát, tránh mọt.
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất
Thuốc Tiềm Long – Thuốc điều trị viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa.