Chúng tôi nhận được nhiều thư của bạn đọc hỏi về tác dụng trị chán ăn của thuốc cyproheptadin. Đặc biệt, một số đối tượng dễ bị chán ăn là: phụ nữ có thai (bị ói mửa trong ba tháng đầu thai kỳ), trẻ con, người cao tuổi rất được quan tâm trong vấn đề kích thích sự thèm ăn, muốn được dùng cyproheptadin không rõ có bị tác hại gì hay không? Trước hết, ta cần biết cyproheptadin (trước đây có biệt dược: Periactin, Périactine, Peritol nay có Cipladin, Ciprodin) là thuốc kháng histamin ở thụ thể H.. Ở người bị dị ứng, có sự phóng thích histamin tự do gắn vào các thụ thể H nằm ở da, hệ hô hấp, mắt. gây các biểu hiện dị ứng như: nổi mề đay, ngứa, sổ mũi, co thắt phế quản, viêm kết mạc mắt…, cho nên chỉ định chính của cyproheptadin (do đối kháng histamin tại thụ thể Hạ) là trị, cải thiên các biểu hiện dị ứng vừa kể. Tuy nhiên, cyproheptadin còn có thêm tác dụng kích thích sự thèm ăn do có tính chất kháng serotonin. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến cảm giác no, đói của chúng ta, nếu chất sinh học này bị cyproheptadin đối kháng sẽ gây cho chúng ta cảm giác đói, muốn ăn. Vì vậy, từ khá lâu, cyproheptadin được dùng trị chứng chán ăn nhiều hơn là dùng trị dị ứng. Một số người kém ăn lại thêm khó ngủ sinh ra gầy ốm, thường chuộng sử cyproheptadin, uống thuốc vào ban đêm để dễ ngủ (như nhiều thuốc kháng histamin thuộc loại cổ điển khác, cyproheptadin có tác dụng phụ là gây buồn ngủ) và vào ban ngày cảm thấy thêm ăn, ăn uống nhiều hơn. Ăn được (đương nhiên phải ăn uống nhiều dưỡng chất hơn), ngủ được trong một thời gian giúp lên cân. Tuy nhiên, dùng cyproheptadin có thể bị “lợi bất cập hại vì có một số điều về cyproheptadin ít được lưu ý như sau: dung – Thuốc không được dùng cho phụ nữ có thai (do thuốc ảnh hưởng đến thai), phụ nữ đang cho con bú (vì thuốc ức chế sự tiết sữa, dùng thuốc tuy có thèm ăn, ăn thêm nhiều đấy nhưng bị mất sữa), trẻ con dưới 2 tuổi. Trẻ con dưới 2 tuổi tránh dùng vì cyproheptadin ngoài tác dụng kháng histamin, kháng serotonin còn có tác dụng kháng tiết cholin (gây khô miệng, táo bón, nhìn mờ, khó tiểu tiện…) và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (thuốc gây buồn ngủ bởi xâm nhập được vào hệ thần kinh trung ương và gây tình trạng ngầy ngật trong thời gian dài). Một đối tượng nữa, ngoài 3 đối tượng dễ bị chán ăn nêu trên, là người cao tuổi, cũng cần đặc biệt thận trọng, tốt nhất là nên tránh dùng. – Tác dụng gây thèm ăn của cyproheptadin chỉ xuất hiện trong thời gian dùng thuốc, một khi ngừng thuốc có thể bị tác dụng ngược lại là ăn mất ngon như trước và bị sụt cân trở lại. – Nên lưu ý, chứng chán ăn do nhiều nguyên nhân gây ra (như bị bệnh lao phổi, bị bệnh ở đường tiêu hóa, bị rối loạn tâm thần…). Đặc biệt, có thể do nguyên nhân tâm lý (có trẻ không chịu ăn chỉ vì muốn bố mẹ quan tâm, chú ý đến nó nhiều hơn). Vì vậy, cần phải xác định nguyên nhân để chữa trị. Theo thông tin nước ngoài, hiện nay ở một số nước, cyproheptadin không còn được khuyến khích dùng như thuốc kích thích sự thèm ăn. Cách nay khá lâu, theo tạp chí thông tin về thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (Drug Information, Vol.8, N2, 1994), một chế phẩm dạng sirô có chứa cyproheptadin đã được một hãng sản xuất dược phẩm ở Anh tự ý rút ra khỏi thị trường. Hơn nữa, hãng này còn xóa bỏ chỉ định dùng nhiều chế phẩm khác có chứa cyproheptadin như thuốc kích thích sự thèm ăn ra khỏi danh mục thuốc của hãng trên khắp thế giới. Chỉ định dùng các chế phẩm chứa cyproheptadin như thuốc kháng histamin ở thụ thể H vẫn duy trì, không bị ảnh hưởng của quyết định vừa kể. Theo tin của tạp chí trên, cyproheptadin trước đây được ghi nhận có tác dụng kích thích sự thèm ăn dựa vào vài kết quả thất thường thu được từ việc điều trị chứng chán ăn do tâm thần (anorexia nervosa), dùng thuốc lâu dài có tăng trọng một ít. Hiện nay có ý kiến được chấp nhận cho rằng liệu pháp tác động đến thái độ (behavioural therapy) tức liệu pháp tâm lý và chế độ dinh dưỡng thích hợp là cách tốt nhất trị chứng chán ăn (các bậc phụ huynh nên ghi nhận điều này về trường hợp trẻ bị biếng ăn). Có điều đáng quan tâm là hiện nay ở một vài nước đang phát triển, cyproheptadin được quảng cáo và dùng không thỏa đáng làm thuốc kích thích sự thèm ăn. Những điều trình bày ở trên cho thấy tốt nhất là không dùng cyproheptadin làm thuốc trị chán ăn. Tuy nhiên, hiện nay ở ta vẫn còn tình trạng sử dụng chỉ định này. Nếu có dùng, xin xem đây là phương thức dùng thuốc bất đắc dĩ, là biện pháp sau cùng liên quan đến một thứ thuốc có khá nhiều tác dụng phụ và dùng phải thật thận trọng
BÀI VIẾT
Tác dụng trị chán ăn của cyproheptadin
Tác dụng trị chán ăn của cyproheptadin
- Tháng Mười Hai 31, 2022
- 1:15 sáng
Tương lai của điều trị bệnh tiểu đường
Tương lai của việc điều trị bệnh tiểu đường, tập trung vào các tiến bộ y học và công nghệ hứa hẹn cải thiện hiệu
Lời khuyên chuyên gia về quản lý bệnh tiểu đường
Lời khuyên chuyên gia về cách quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả, bao gồm: hiểu rõ về các loại tiểu đường và yếu tố
Những hiểu lầm phổ biến về bệnh tiểu đường
5 hiểu lầm phổ biến về bệnh tiểu đường, bao gồm: hiểu sai về nguyên nhân (ăn nhiều đường, di truyền), triệu chứng (không có
Tiểu đường thai kỳ
Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối
Sống khỏe với bệnh tiểu đường
Bạn đã từng cảm thấy choáng ngợp khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường? 😰 Bạn không đơn độc đâu. Hàng triệu người trên
Biến chứng của bệnh tiểu đường
🚨 Bạn có biết rằng bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu? Thực tế, nó có thể gây ra hàng