Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com
BÀI VIẾT

Eathosuximid

Eathosuximid

Tên chung quốc tế: Ethosuximide.
Mã ATC: N03AD01.
Loại thuốc: Thuốc chống động kinh nhóm sucinimid.

Dạng thuốc và hàm lượng

– Nang 250 mg.
– Sirô: Lọ 10 g/200 ml (250 mg/5 ml).

Dược lý và cơ chế tác dụng

– Ethosuximid là một sucinimid có tác dụng chống động kinh đặc hiệu đối với động kinh cơn nhỏ. Cơ chế tác dụng là do ức chế kênh calci trong các tế bào thần kinh vùng đồi thị, vì vậy cản trở chức năng tế bào thần kinh tại một trong các đường vòng thần kinh liên quan đến động kinh cơn vắng ý thức.
– Tác dụng làm giảm tần số cơn động kinh của thuốc là do ức chế vùng vỏ não vận động và nâng ngưỡng của hệ thần kinh trung ương với các kích thích gây co giật. So sánh với các sucinimid chống co giật khác, ethosuximid có tác dụng đặc hiệu hơn đối với các cơn vắng đơn thuần. Do khả năng gây độc thấp trong trường hợp dùng kéo dài và vì hiệu lực của thuốc, nên thuốc được chọn dùng đối với động kinh cơn vắng.
– Những người bệnh có cơn vắng thường có hoặc sẽ có các cơn co giật toàn bộ (động kinh cơn lớn), thì ethosuximid không phòng được. Do vậy, trong trường hợp này, nên cho người bệnh dùng loại thuốc có tác dụng đối với cơn toàn bộ như phenytoin, carbamazepin, hoặc barbiturat và dùng thêm ethosuximid.
– Trường hợp đồng thời có cả động kinh cơn nhỏ và cơn lớn thì có thể dùng ethosuximid phối hợp với phenobarbital và phenytoin.

Dược động học

– Ethosuximid được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh huyết tương đạt được sau 3 – 7 giờ ở trẻ em và người lớn. Thuốc phân bố rộng khắp cơ thể, khoảng 0,69 lít/kg, nhưng liên kết với protein huyết tương không đáng kể (dưới 10%). Ethosuximid chuyển hóa trong gan thành 3 chất chuyển hóa không có tác dụng. Thuốc bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng chuyển hóa, ở dạng tự do và kết hợp, nhưng cũng có khoảng 20% dưới dạng không đổi. Nửa đời của thuốc khoảng 60 giờ ở người lớn và 30 giờ ở trẻ em. Thuốc qua hàng rào nhau thai và được bài tiết qua sữa.
– Thuốc có tác dụng khi nồng độ trong huyết tương đạt khoảng 280 – 700 micromol/lít. Nồng độ thuốc trong huyết tương thường ổn định sau 7 – 10 ngày điều trị, và có liên quan đến liều dùng, nhưng khác nhau rất nhiều giữa các cá thể. Nói chung, khi tăng liều thì nồng độ thuốc trong huyết tương ở trẻ nhỏ tăng ít hơn ở trẻ lớn và người lớn. Theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương sẽ giúp cho việc xác định khoảng điều trị, nhưng cần kết hợp xem xét toàn bộ tình trạng lâm sàng để làm sao kiểm soát được bệnh và hạn chế phản ứng phụ ở mức thấp nhất.

Đọc thêm bài viết:  Econazol

Chỉ định

– Động kinh cơn vắng đơn thuần, cơn vắng kèm mất trương lực và cơn vắng giật cơ.
– Phối hợp với các thuốc chống động kinh khác như phenobarbital, phenytoin, primidon hoặc natri valproat khi có động kinh cơn lớn hoặc các thể khác của động kinh.

Chống chỉ định

– Quá mẫn với sucinimid.

Thận trọng

– Phụ nữ mang thai và cho con bú. Người bệnh có bệnh gan hoặc thận.
– Cơn động kinh co giật toàn bộ có thể xảy ra ở những người bệnh có cơn động kinh phức hợp mà chỉ điều trị bằng ethosuximid đơn độc. Ngừng thuốc đột ngột có thể gây động kinh cơn vắng liên tục.
– Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Tăng nguy cơ tự tử.
– Có thể xuất hiện lupus ban đỏ hệ thống.

Thời kỳ mang thai

– Có một số bằng chứng về nguy cơ dị tật bẩm sinh tăng lên sau khi dùng các thuốc chống động kinh cho phụ nữ mang thai, đặc biệt ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Phối hợp các thuốc chống động kinh càng tăng nguy cơ này.
– Nhưng nếu các cơn động kinh không được kiểm soát tốt, cũng có thể gây tăng nguy cơ khuyết tật thậm chí gây chết bào thai. Chính nguy cơ này còn cao hơn cả nguy cơ do thuốc.
– Thuốc chống động kinh thường vẫn được chỉ định trong thời kỳ mang thai, nhưng cần phải hết sức thận trọng để tránh và hạn chế các nguy cơ. Nên cho người bệnh dùng bổ sung acid folic.

Đọc thêm bài viết:  Bạch Quả

Thời kỳ cho con bú

– Ethosuximid được bài tiết qua sữa và nồng độ ethosuximid trong huyết tương của trẻ bú có thể đạt đến gần khoảng điều trị, một số trẻ nhỏ có thể biểu hiện dấu hiệu ngủ gà hoặc hốt hoảng. Cần thận trọng với bà mẹ cho con bú. Nồng độ thuốc trong huyết tương người mẹ cần phải giữ càng thấp càng tốt mà vẫn duy trì ở khoảng điều trị. Cần theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương của trẻ bú mẹ.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

– Các ADR thường gặp trong khi điều trị với ethosuximid là giảm tập trung và ngủ gà, ADR thường gặp nhất phụ thuộc vào liều dùng. Thường gặp, ADR >1/100
– Toàn thân: Chán ăn, buồn ngủ. Tiêu hóa: Buồn nôn.
– Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
– Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt.
– TKTW: Mất điều hòa, trầm cảm, sảng khoái, nấc.
– Hiếm gặp, ADR <1/1 000
– Máu: Mất bạch cầu hạt, suy tủy, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu, tăng bạch cầu đơn nhân.
– TKTW: Rối loạn tâm thần, thường gặp ở người bệnh có tiền sử về tâm thần.
– Da: Ngoại ban, lupus ban đỏ rải rác.
– Chú ý: Hiện tượng buồn nôn xảy ra ở tuần điều trị đầu tiên, thường chỉ thoáng qua.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

– Cần theo dõi chức năng gan, thận, công thức máu khi dùng ethosuximid.
– Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần được hướng dẫn cách nhận biết những dấu hiệu độc tính trên huyết học và cần đến gặp thầy thuốc ngay khi có những dấu hiệu như sốt, viêm họng, loét miệng, bầm tím hoặc tăng xuất huyết.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng:
– Liều lượng phải cho theo từng người bệnh vì có nhiều thay đổi lớn về dược động học giữa các người bệnh.
– Thuốc được nuốt nguyên cả viên nang và dùng cùng thức ăn hoặc sữa để giảm kích ứng dạ dày.
– Khi muốn ngừng điều trị, phải giảm liều dần.
– Điều trị cần dựa theo kết quả phân tích nồng độ thuốc trong máu định kỳ (7 – 12 ngày) để giúp đánh giá hiệu quả điều trị hoặc khả năng gây tác dụng không mong muốn. Nồng độ trong huyết thanh có tác dụng điều trị: 280 – 700 micromol/lít.
– Cần định kỳ xét nghiệm công thức máu, nước tiểu và chức năng gan trong suốt quá trình điều trị.
Liều lượng:
– Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi:
– Ban đầu: Dùng 250 mg/lần, 2 lần/ngày; sau đó nếu cần cứ 4 – 7 ngày lại tăng mỗi ngày 250 mg, có thể tới liều tối đa 1,5 g/ngày, chia 2 lần.
– Liều duy trì thông thường: 20 – 40 mg/kg/ngày, chia 2 lần. Trẻ em 3 – 6 tuổi:
– Ban đầu: 250 mg/ngày (hoặc 15 mg/kg/ngày) chia 2 lần, sau đó cứ 4 – 7 ngày lại tăng 250 mg/ngày đến liều có tác dụng, tối đa 1 g mỗi ngày.
– Liều duy trì: 15 – 40 mg/kg/ngày chia 2 lần. Liều người cao tuổi: giống liều người lớn.

Đọc thêm bài viết:  Tacrolimus

Tương tác thuốc

– Tăng tác dụng/độc tính
– Nồng độ và tác dụng/ độc tính của ethosuximid có thể tăng lên khi dùng đồng thời với acid valproic, isoniazid và ritonavir.
– Ethosuximid có thể làm tăng độc tính của fosphenytoin.
Giảm tác dụng
– Nồng độ huyết tương của ethosuximid có thể giảm đi khi dùng đồng thời với nevirapin, phenytoin, phenobarbital, carbamazepin, ginkgo biloba, evening primprose.

Độ ổn định và bảo quản

– Bảo quản viên nang ở nhiệt độ phòng, không quá 30 oC.
– Sirô: Bảo quản ở nhiệt độ không quá 25 oC. Với các sirô cần pha loãng, chỉ nên dùng trong vòng 14 ngày sau khi pha loãng,

Quá liều và xử trí

– Ngộ độc cấp có thể gây buồn nôn, nôn, ức chế thần kinh trung ương bao gồm hôn mê kèm theo suy hô hấp. Mối liên quan giữa độc tính của ethosuximid và nồng độ của thuốc trong huyết tương chưa được xác định.
– Khi uống quá 2 g, phải rửa dạ dày hoặc cho dùng than hoạt nếu thời gian uống chưa quá 4 giờ.
– Duy trì hô hấp và điều trị triệu chứng. Có thể cho thẩm tách huyết, nhưng truyền thay máu và bài niệu cưỡng bức thì không có hiệu quả.

Thông tin qui chế

– Ethosuximid có trong Danh mục thuốc thiết yếu tân dược ban hành lần thứ VI, năm 2013.

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng
Tiểu đường thai kỳ Chothuoctay

Tiểu đường thai kỳ

Bạn đã từng nghe về tiểu đường thai kỳ? Đây là một tình trạng đáng lo ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối