Hotline: 1800-0027 | Contact@Chothuoctay.com

Tên khác

– Thu mộc qua, Toan Mộc qua, Tra tử.

Công dụng

– Mộc qua có tác dụng chữa phù nề, chân tay đau nhức, ho lâu ngày.
– Hiện nay mộc qua thường được dùng phối hợp với xương hổ trong đơn thuốc chữa đau nhức, thấp khớp, ho lâu ngày, phù nề.

Liều dùng – Cách dùng

– Mộc qua được dùng ở dạng sắc uống, tán bột, làm hoàn, cao lỏng, ngâm rượu,…. Ngày dùng từ 6 – 12g (khô) và 50 – 100g/ ngày (tươi). Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với nhiều dược liệu khác – tùy vào mục đích sử dụng.
– Một số bài thuốc sử dụng Mộc qua
Trị hoắc loạn chuyển gân:
– Mộc qua 30g, rượu 1 lít, sắc uống. Nếu không uông được rượu thì sắc với nước uống. Ngoài ra nấu Mộc qua lấy nước ngâm chân (Thánh Huệ Phương).
Trị tạng Thận hư hàn, khí công lên bụng, sườn, chướng đầy, đau:
– Mộc qua to 30 trái, bóc bỏ vỏ và hạt (rỗng ruột). Lấy bột Cam cúc hoa, bột Thanh diêm đều 480g. nấu chung cho nhừ thành cao. Cho vào 480g Ngải nhung, trộn thành cao, làm thành viên, to như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên, ngày 2 lần (Thánh Tế Tổng Lục).
Trị gáy cứng, gân co rút không thể cử động được, đó là do tạng Thận và Can bị phong vậy:
– Mộc qua 2 quả, khoét bỏ lõi, hột, lấy 60g Một dược, 7,5g Nhũ hương, trộn đều, cho vào trong quả Mộc qua, buộc chặt, hấp trong nồi cơm 3-4 lần, rồi nghiền nát thành cao. Mỗi lần dùng 9g, sắc với 100ml nước Sinh địa và 400ml rượu, uống nóng (Bản Sự Phương).
Trị cước khí:
– Mộc qua, cắt vụn, cho vào túi, lấy chân đạp lên. Có người bị cước khí, gân co, chân sưng, nhân khi đi thuyền, lấy chân gác lên một bao tải, tự nhiên thấy nhẹ đai, đau giảm, liền hỏi lái đò trong bao tải đựng cái gì? Lái đò trả lời rằng đó là Mộc qua của vùng Tuyên châu. Khi về nhà, người này bắt chước cho Mộc qua vào bao, thay dùng liên tục thì khỏi bệnh (Danh Y Lục Phương).
Trị trĩ hoa sen:
– Mộc qua tán nhuyễn, hoà với nhớt trên thân con Lươn, bôi vào, lấy giấy băng lại (Y Lâm Tập Yếu).
Trị gân chân co rút gây đau:
– Mộc qua vài quả, lấy rượu và nước đều một nửa, nấu nhừ thành cao. Lúc còn âm ấm, đắp lên chỗ đau, buộc lại, khi nguội lại thay miếng khác.mỗi ngày 3-5 lần (Thực Liệu Bản Thảo).
Trị thổ tả không cầm, chân tay co rút, ngực bứt rứt khó chịu:
– Mộc qua, Hồi hương, Ngô thù du, Cam thảo. Tán bột. Lấy Sinh khương, Tử tô, sắc lấy nước uống với thuốc bột (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Trị tê thấp cước khí, chân đau do chấn thương:
– Mộc qua , Ngũ gia bì đều 40g, Uy linh tiên 20g, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 10g, với rượu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị viêm ruột cấp, nôn mửa, cẳng chân co giật, ngực đầy tức:
– Mộc qua, Ngô thù, Hồi hương, Sinh khương, Tía tô đều 6g. Sắc uống (Mộc Qua Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị viêm gan cấp, vàng da:
– Mộc qua chế thành dạng trà hãm nước sôi uống. Mỗi lần 1~2 bao, (mỗi bao có 5g thuốc sống tương đương), ngày 3 lần. Đặng Trí Mẫn trị 70 ca có kết quả tốt (Phúc Kiến Trung Y Dược 1987, 2 : 14).
Trị lỵ trực khuẩn cấp:
– Mộc qua chế thành viên, mỗi lần uống 5 viên (mỗi viên 0,25g tương đương 1,13g thuốc sống, ngày 3 lần. 5~7 ngày là một liệu trình. Quách Thành Lập và cộng sự đã dùng trị 107 ca, tỉ lệ khỏi là 85,8%, tỉ lệ có kết quả 96,28% (Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1984, 11 : 689).
Mộc qua thang trị đau dạ dày:
– Mộc qua 20g, ngô thù 8g, hồi hương 8g, gừng tươi 8g, tía tô 8g. Sắc uống. Trị viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, nôn mửa, tiêu chảy, co thắt cơ ruột gây nôn.
Món ăn thuốc có mộc qua:
– Lươn hầm mộc qua: mộc qua 12g, lươn 200g, rau bí ngô 50g; hành, gừng tươi và gia vị thích hợp. Lươn làm sạch cắt đoạn, mộc qua rau bí dùng vải xô gói lại, thêm gừng hành tươi; hầm chín, cho gia vị vừa ăn, ăn khi nóng. Ngày 1 lần. Dùng 5 – 7 ngày là một liệu trình. Thích hợp cho người bị chảy mủ tai, đầy bụng tiêu chảy.
– Cháo mộc qua: mộc qua 20g, gạo 50g. Nấu mộc qua với 200ml nước còn 100ml, cho gạo và thêm 300ml nước nấu thành cháo loãng, thêm đường trắng vừa ăn, ăn nóng; ngày 2 – 3 lần. Dùng cho người bị tiêu chảy do nắng nóng ẩm thấp, co giật tay chân phù chân, các chứng phong hàn thấp tý.

Không sử dụng trong trường hợp sau

– Thương thực mà Tỳ Vị chưa hư, trường vị có tích trệ không nên dùng dược liệu.

Tác dụng không mong muốn

– Ăn nhiều mộc qua sẽ gây bí tiểu và làm hại răng do dược liệu có vị chua.

Phụ nữ có thai và cho con bú

– Một số bài thuốc từ mộc qua chứa dược liệu gây hư thai, do đó phụ nữ mang thai không tự ý áp dụng các bài thuốc nói trên.

Dược lý

– Tính vị: Vị chua, tính mát, khí ôn, không độc.
– Quy kinh: Kinh Tỳ, Can, Phế, Thận và Vị.
– Dược liệu có tác dụng bảo vệ tế bào gan và hạ men gan SGPT, SGOT.
– Nước sắc từ mộc qua có tác dụng giảm viêm ở chuột nhắt bị viêm khớp do chích protein.

Bảo quản

– Để nơi thoáng gió và khô ráo để tránh mốc mọt. Thường xuyên sấy hơi diêm sinh để tránh hư hại.

Đặc điểm

– Mộc qua có tên khoa học là Fructus Chaenomelis speciosae.
– Tính vị, quy kinh: chua, ấm . Vào các kinh tỳ, vị, can, phế.
– Bộ phận dùng: quả chín
– Đặc điểm sản phẩm: Quả thuôn dài, bổ dọc thành hai nửa đối nhau. Mặt ngoài màu đỏ tía hoặc nâu đỏ, có nếp nhăn sâu, không đều; mép mặt bổ cong vào phía trong, cùi quả màu nâu đỏ, phần giữa lõm xuống, màu vàng nâu. Hạt dẹt hình tam giác dài, thường rơi ra ngoài; mặt ngoài hạt nhẵn bóng. Chất cứng, mùi thơm nhẹ, vị chua, hơi chát.
Phân bố vùng miền:
– Thế giới: Trung Quốc như Hà Nam, Giang Tô, An Huy, Sơn Đông, Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Tứ Xuyên.
– Việt Nam: chưa có
– Thời gian thu hoạch: mùa hạ và mùa thu.

Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất

Dưỡng khớp Long Phụng – Hỗ trợ lưu thông khí huyết, mạnh gân cốt

Organization: https://chothuoctay.com/
Mô tả: Giúp người bệnh mua thuốc online chính hãng